Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên tỉnh Điện Biên năm học 2010 – 2011 môn thi: Ngữ Văn

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên tỉnh Điện Biên năm học 2010 – 2011 môn thi: Ngữ Văn

ĐỀ BÀI

A. Phần bắt buộc

Câu 1 (2.0 điểm)

 Chỉ ra liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn sau:

 “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, có gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chéo, lưu truyền lại”.

(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)

Câu 2. (3.0 điểm)

 Viết một bài văn luận dài khoảng 300 từ bàn về Đức tính trung thực.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên tỉnh Điện Biên năm học 2010 – 2011 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi có 01 trang
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2010 – 2011
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 15 phút, không kể thời gian giao đề
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ BÀI
A. Phần bắt buộc
Câu 1 (2.0 điểm)
	Chỉ ra liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn sau:
	“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, có gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chéo, lưu truyền lại”.
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
Câu 2. (3.0 điểm)
	Viết một bài văn luận dài khoảng 300 từ bàn về Đức tính trung thực.
B. Phần tự chọn
Thí sinh chọn một trong hai câu: 3a hoặc 3b.
Câu 3a. (5.0 điểm)
	Cảm nhận và suy nghĩ của em về những điều cha nói với con trong bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.
Câu 3b. (5.0 điểm)
	Tình yêu quê hương đất nước qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng (Kim Lân) và nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
------------HẾT------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐIỆN BIÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2010 – 2011
Môn thi: Ngữ văn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
1
Chỉ ra liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn sau:
	“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, có gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chéo, lưu truyền lại”.
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
2.0
* Liên kết nội dung:
- Liên kết chủ đề: các câu trong đoạn văn đều hướng đến chủ đề đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa học vấn và việc đọc sách.
0.5
- Liên kết lô gic: các câu trong đoạn văn được sắp xếp hợp lí theo trình tự nêu chủ đề trước, lí giải ý chủ đề sau.
0.5
* Liên kết hình thức:
- Phép lặp từ: học vấn, toàn nhân loại, thành quả.
0.5
- Phép thế: các thành quả đó.
0.25
- Phép nối: bởi vì.
0.25
2
Viết một bài văn luận dài khoảng 300 từ bàn về Đức tính trung thực.
3.0
a. Yêu cầu về hình thức:
Viết một bài văn nghị luận theo đúng yêu cầu; diễn đạt trong sáng, mạch lạc,lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:
- (Dẫn dắt vấn đề cần bàn bạc): trung thực trong cuộc sống là đức tính không thể thiếu.
0.25
- (Giải thích thế nào là đức tính trung thực): Trung thực có nghĩa là ngay thẳng, thật thà luôn đảm bảo đúng sự thật.
0.25
- (Những biểu hiện của tính trung thực): trung thực được biểu hiện qua hành động, ngôn ngữ, tình cảm khi sống, làm việc và học tậpví dụ như(dẫn chứng).
0.5
- (Ý nghĩa của tính trung thực): Trung thực là một tiêu chuẩn của xã hội văn minh hiện đại, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng phải cần đến tính trung thựccó dẫn chứng.
0.75
* Học sinh cần chỉ ra được hai trong ba lí do sau vẫn cho điểm tối đa:
+ Trong gia đình tính trung thực là cầu nối giữa các thành viên để tạo nên một gia đình yên ấm.
0.25
+ Trong xã hội tính trung thực sẽ mang lại niềm tin, sự tôn trọng đối với những người xung quanh.
0.25
+ Trong học tập, tính trung thực là tiền đề không thể thiếu để tích lũy tri thức
0.25
- Tính trung thực phải có cơ sở từ sự nhận thức đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh sống hiện tại
0.25
* Mở rộng bàn bạc vấn đề:
0.5
+ Phê phán những quan niệm sai lầm và những biểu hiện sai trái thiếu trung thực trong xã hội.
0.25
+ Có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục để phát huy tính trung thực trong cộng đồng xã hội
0.25
* Khái quát vấn đề và liên hệ bản thân: trung thực là một đức tính cần thiết trong cuộc sống. Mỗi cá nhân phải có ý thức rèn luyện cho mình đức tính trung thực.
0.5
3a
Cảm nhận và suy nghĩ của em về những điều cha nói với con trong bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.
5.0
a. Yêu cầu về kĩ năng: bài viết đủ kết cấu ba phần; nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học; bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể cảm nhận và suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ, những nét chính về tác giả.
0.5
- Mượn lời nói với con, nhà thơ Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình:
+ Cha nói với con, con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương.
1.0
+ Cha nói với con về đức tính của người đồng mình: những con người cần cù, khéo léo, tài hoa trong lao động, yêu thiên nhiên, lạc quan và nhân hậu.
1.0
+ Cha nói với con về những tình cảm cha dành cho người đồng mình, từ đó con phải biết gìn giữ và phát huy vẻ đẹp tâm hồn, ý chí, nghị lực sống của người đồng mình để sống xứng đáng với truyền thống của quê hương.
1.0
- Giọng điệu tâm tình, trìu mến; những hình ảnh thơ sáng tạo vừa cụ thể vừa khái quát; ngôn ngữ mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
1.0
- Suy nghĩ về lời tâm sự của người cha trong bài thơ về ý nghĩa giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
0.5
3b
Tình yêu quê hương đất nước qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng (Kim Lân) và nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
5.0
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
Bài viết đủ kết cấu.
Nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
Bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể cảm nhận và suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- “Tình yêu quê hương đất nước trong chiến tranh” là đề tài chủ đạo trong văn học Việt Nam. Tình yêu ấy đã được biểu hiện ở nhiều cung bậc cảm xúc và hành động khác nhau.
0.5
- Giới thiệu về hai tác phẩm: Làng của Kim Lân được sáng tác năm 1948; nhân vật chính trong tác phẩm là ông Hai. Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970; nhân vật chính của tác phẩm là anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.
0.5
- Luận đề: Hình ảnh các thể hệ Việt Nam yêu nước được ghi lại trong tác phẩm đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam những gương mặt tiêu biểu về truyền thống yêu nước của dân tộc.
0.5
* Biểu hiện:
- Tình yêu quê hương đất nước của ông Hai trong truyện ngắn Làng: vẻ đẹp của hình tượng người nông dân yêu nước trong hoàn cảnh chiến tranh.
- Biểu hiện tình yêu Làng của ông Hai:
+ Trước khi nghe tin làng theo giặc: ông Hai rất yêu làng nhưng lại vẫn xa làng đi tản cư âu cũng là kháng chiến.
+ Sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng kháng chiến: thoạt đầu nghe tin làng theo giặc ông lão bàng hoàng sững sờ, nghi ngờ không thể tin được, sau đó ông buộc phải tin và sống trong mặc cảm phản bội. Ông luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, nhục nhã, tủi thân thương dân làng, thương mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian. Ông tâm sự với con để củng cố niềm tin vào cách mạng, kháng chiến.
+ Khi biết chắc chắn làng mình không theo giặc ông đã vui mừng nhảy múa, khoe khắp làng trong tâm trạng tự hào sung sướng.
+ Cả nỗi đau xót nhục nhã và niềm vui sướng của ông Hai đều xuất phát từ tình yêu làng yêu nước sâu sắc của người nông dân hiền lành cả một đời gắn bó với làng quê.
(Học sinh lựa chọn lấy dẫn chứng)
1.5
- Tình yêu quê hương đất nước của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa:vẻ đẹp hình tượng con người thầm lặng quên mình vì Tổ quốc.
+ Giới thiệu về hoàn cảnh sống và nghề nghiệp: sẵn sàng chấp nhận cuộc sống khó khăn, buồn tẻ để làm công việc khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.
+ Suy nghĩ, hành động: yêu công việc, say mê và có trách nhiệm với công việc. Sẵn sàng hy sinh cuộc sống riêng tư,vượt qua mọi khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác có kết quả. Ngoài ra anh còn là một người có lối sống đẹp,chân thành, cởi mở,quan tâm đến mọi người.
(Học sinh lựa chọn lấy dẫn chứng)
+ Tình yêu quê hương, đất nước của anh thanh niên là biểu tượng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình cho Tổ quốc.
1.5
- Đánh giá chung: Yêu nước đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Tinh thần yêu nước ấy đã cung cấp cho các nhà văn những nguyên mẫu đẹp, tạo nên những hình tượng nhân vật làm xúc động lòng người.
0.5
-----------Hết ------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn chuyên.doc