Giáo án Hóa 10 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ i

Giáo án Hóa 10 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ i

I – Mục đích của đề kiểm tra:

 Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức ,kĩ năng của học sinh qua các chương “Nguyên tử”, “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, “Liên kết hóa học”, “ Phản ứng oxi hóa khử” để thu nhận thông tin phản hồi về kết quả học tập , những sai lầm, vướng mắc của học sinh.

II – Hình thức đề kiểm tra:

 - Hình thức TNKQ (100%)

 - Thời gian làm bài kiểm tra : 45 phút, 25 câu

 

docx 6 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa 10 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ i", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Ngày dạy : Kiểm tra tập trung
	Tiết 36:	KIỂM TRA HỌC KỲ I 
I – Mục đích của đề kiểm tra:
 Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức ,kĩ năng của học sinh qua các chương “Nguyên tử”, “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, “Liên kết hóa học”, “ Phản ứng oxi hóa khử” để thu nhận thông tin phản hồi về kết quả học tập , những sai lầm, vướng mắc của học sinh.
II – Hình thức đề kiểm tra:
	 - Hình thức TNKQ (100%) 
 - Thời gian làm bài kiểm tra : 45 phút, 25 câu
III – Ma trận đề kiểm tra.
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức cao hơn
1. Chương I: Nguyên tử
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử. 
- Biết được kí hiệu của nguyên tử 
- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học.
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố tương ứng.
- Tính được phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị, số khối của đồng vị và phần trăm khối lượng của một đồng vị trong hợp chất
- Xác định được khối lượng bán kính, khối lượng riêng của nguyên tử
Số câu 
Số điểm
2 
0,8 điểm
2 
0,8 điểm
1 
0,4 điểm
1 
0,4 điểm
6 
2,4 điểm
2. Chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Biết được định luật tuần hoàn
- Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, chu kỳ, nhóm) suy ra cấu hình electron và ngược lại
- Hiểu được qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A 
- Toán % khối lượng của nguyên tố trong hợp chất oxit và trong hợp chất hidro.
- Toán xác định cấu hình electron của hai nguyên tố ở hai nhóm chính kế tiếp nhau
Số câu 
Số điểm
3
1,2 điểm
2
0,8 điểm
1
0,4 điểm
1
0,4 điểm
7
2,8 điểm
3. Chương III: Liên kết hóa học
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
- Định nghĩa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
- Khái niệm và qui tắc xác định điện hóa trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
- Xác định cộng hóa trị thông qua số liên kết xung quanh nguyên tử hay số cặp electron chung 
- Dự đoán được kiểu liên kết hóa học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết cấu hình electron
- Xác định số oxi hóa của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất hay ion cụ thể.
Số câu
Số điểm
2
0,8 điểm
2
0,8 điểm
2
0,8 điểm
6
2,4 điểm
4. Chương IV: Phản ứng oxi hóa khử
- Định nghĩa: chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa và phản ứng oxi hóa-khử.
 - Thế nào là phản ứng hóa hợp, phân hủy, thế và trao đổi
- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hóa và sự khử.
- Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
- Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử theo phương pháp thăng bằng electron.
Số câu 
Số điểm
3
1,2 điểm
1
0,4 điểm
1
0,4 điểm
1
0,4 điểm
6
2,4 điểm
Tổng số câu 
Tổng số điểm
10
4,0 điểm
7
2,8 điểm
5
2,0 điểm
3
1,2 điểm
25
10,0 điểm
IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Câu 1:Cho các phát biểu sau: 
(1) Nguyên tử nào cũng được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron 
(2) Trong nguyên tử, số proton trong hạt nhân bằng số electron ngoài lớp vỏ và bằng điện tích hạt nhân 
(3) Nguyên tử khối coi như bằng số khối (khi không cần độ chính xác cao) 
(4) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton 
(5) Chỉ có hạt nhân nguyên tử mới có tỉ lệ giữa số proton và số nơtron là 1 : 1
Số phát biểu luôn đúng là : 
A. 3 
B. 5 
C. 4
D. 2
Câu 2: Ký hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết
A. số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân 
B. số hiệu nguyên tử Z
C. nguyên tử khối của nguyên tử 
D. số khối A 
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố hoá học A có Z = 20 có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là:
A. 3s2 3p2	
B. 3s2 3p6
C. 3s2 3p4
D. 4s2
Câu 4: Cho các nguyên tử có số hiệu tương ứng: X (Z = 11), Y (Z = 4), T (Z = 24), A (Z = 2), R (Z = 16), Q (Z = 5). Số nguyên tố kim loại là : 
A.5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 5: Nguyên tố gali (Ga) có hai đồng vị. Đồng vị I có số hạt mang điện là 62 và có số hạt không mang điện chiếm 38% tổng số hạt (p, n, e). Số nơtron của đồng vị II nhiều hơn số nơtron của đồng vị I là 2 hạt. Khối lượng nguyên tử trung bình của Ga là 69,8u. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị I và II lần lượt là 
A. 40% và 60%
B. 30% và 70%
C. 60% và 40%
D. 70% và 30%
Câu 6: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiểm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lý thuyết.
A. 0,155nm	
B. 0,185nm	
C. 0,196nm	
D. 0,168nm
Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào? Chọn đáp án đúng nhất 
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột
D. Cả A, B và C
Câu 8: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong nhóm A, thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước (trừ chu kỳ 1) là do:
A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố 
B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố 
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố 
D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố 
Câu 9:	Biến thiên tính bazơ các hiđroxit của các nguyên tố trong chu kì 3 theo chiều tăng của số đơn vị điện tích hạt nhân là:
A. tăng dần	
B. giảm dần	
C. không thay đổi 	
D. giảm sau đó tăng
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp s là 5e. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là 
A. Chu kì 3, nhóm IA
B. Chu kì 4, nhóm IIIA 
C. Chu kì 5, nhóm IIA 
D. Chu kì 3, nhóm IVA
Câu 11: Cho nguyên tố X có Z =12 và nguyên tố Y có Z =20. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau?
A. Tính kim loại của X > Y 
B. Bán kính nguyên tử của X < Y
C. Độ âm điện của X < Y
D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng
Câu 12: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với hiđrô và công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M cho hợp chất có công thức M2Y, trong đó M chiếm 58,98% về khối lượng. M là:
A. Cu 
B. Na 
C. Fe 
D. Mg 
Câu 13:X và Y là hai nguyên tố ở hai nhóm A kế tiếp nhau có tổng điện tích dương bằng 23. Ở điều kiện thường chúng tác dụng được với nhau. Cấu hình electron của X và Y lần lượt là:
A. và 
B. và 
C. và 
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Các nguyên tử liên kết với nhau để :
A. Tạo thành hợp chất	
B. Đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
C. Tạo thành mạng tinh thể	
D. Tạo thành chất khí
Câu 15: Câu phát biểu nào sau đây sai?
A. Cộng hóa trị thường có trong hợp chất cộng hóa trị
B. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung
C. Điện hóa trị chỉ có trong hợp chất ion
D. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung
Câu 16: Trong các chất sau đây : H3PO4, NH4NO3, KCl, K2SO4, NH4Cl, Ca(OH)2 . Chất nào chứa ion đa 
nguyên tử ?
A. H3PO4 , NH4NO3, KCl 
B. KCl, K2SO4, Ca(OH)2
 C. KCl, NH4Cl, H3PO4
D. H3PO4, NH4NO3, K2SO4
Câu 17: Số cặp electron chung trong phân tử HNO2 là
A. 3	
B. 4	
C. 5	
D. 6
Câu 18:Cho hai nguyên tố X (Z=13) và Y (Z=8). Công thức hợp chất tạo thành từ X, Y và liên kết trong phân tử lần lượt là:
A. X2Y, liên kết ion	
B. X2Y3, liên kết cộng hóa trị
C. X2Y3, liên kết ion	
D. XY2, liên kết ion
Câu 19 : Số oxi hóa của nitơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là :
A. NO < N2O < NH3< NO3-< NO2< N2
B. NH3< N2< NO2< NO < NO3-< N2O 
C. NH3< NO < N2O< NO2< N2O5< NO3-
D. NH3< N2< N2O < NO < NO2< NO3-
Câu 20: Phản ứng oxi hóa - khử là:
A. phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển proton.
B. phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa.
C. phản ứng hóa học trong đó phải có sự biến đổi hợp chất thành đơn chất. 
D. phản ứng hóa học trong đó sự chuyển electron từ đơn chất sang hợp chất. 
Câu 21:Trong phản ứng oxi hoá khử, sự oxi hoá là
A. Quá trình làm giảm số oxi hoá của nguyên tố 
B. Quá trình nhận electron của một chất
C. Quá trình kết hợp một chất với hiđro 
D. Quá trình làm tăng số oxi hoá của nguyên tố
Câu 22: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Phản ứng hóa hợp là sự kết hợp hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành các chất mới
B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
C. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất thành một hợp chất
D. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất và hợp chất thành các hợp chất mới
Câu 23: Cho amoniac NH3 tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao có xúc tác thích hợp sinh ra nitơ oxit NO và nước. Phương trình hoá học : 4NH3 + 5O2® 4NO + 6H2O
Trong phản ứng trên, NH3 đóng vai trò
A. là chất oxi hoá	
B. là chất khử	
C. là một bazơ	
D. là một axit
Câu 24: Cho các phản ứng sau đây:
a) Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
b) C + O2CO2
c) NH3 + HCl NH4Cl
d) AgNO3 + HCl AgCl + HNO3
g) Fe + 2HCl FeCl2 + H2
h) 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2
Dãy gồm các phản ứng phản ứng oxi hóa khử là:
A. a, b, c, h	
B. b, c, d, h	
C. a, b, g, h	
D. a, b, h
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng : Zn + HNO3 (loãng) Zn(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số nguyên tối giản của các chất trong phản ứng là :
A. 22	
B. 18	
C. 16	
D. 20

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_10_tiet_36_kiem_tra_hoc_ky_i.docx