Đề thi thử tốt nghiệp số 44

Đề thi thử tốt nghiệp số 44

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)

Câu 1: Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc ở máy quang phổ lăng kính là

A. buồng tối. B. lăng kính.

C. ống chuẩn trực. D. các thấu kính hội tụ.

Câu 2: Một con lắc lò xo dao động với chu kì 0,2 s. Sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi nó chịu tác dùng lực tuần hoàn với tần số

A. 0,2 Hz. B. 10π Hz. C. 0,4π Hz. D. 5 Hz.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang sau đây là sai?

A. Trong quá trình dao động, chiều dài của lò xo thay đổi.

B. Trong quá trình dao động, có có thời điểm lò xo không dãn không nén.

C. Trong quá trình dao động, có thời điểm vận tốc và gia tốc đồng thời bằng không.

D. Trong quá trình dao động có thời điểm li độ và gia tốc đồng thời bằng không.

Câu 4: Chu kỳ bán rã của Pôlôni (210P) là 138 ngày đêm có độ phóng xạ ban đầu là 1,67.1014Bq (NA=6,022.1023 hạt/mol). Khối lượng ban đầu của Pôlôni là:

A. 1,4g B. 1,5g. C. 1mg. D. 1g.

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1835Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp số 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP SỐ 44
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc ở máy quang phổ lăng kính là
A. buồng tối.	B. lăng kính.
C. ống chuẩn trực.	D. các thấu kính hội tụ.
Câu 2: Một con lắc lò xo dao động với chu kì 0,2 s. Sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi nó chịu tác dùng lực tuần hoàn với tần số
A. 0,2 Hz.	B. 10π Hz.	C. 0,4π Hz.	D. 5 Hz.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang sau đây là sai?
A. Trong quá trình dao động, chiều dài của lò xo thay đổi.
B. Trong quá trình dao động, có có thời điểm lò xo không dãn không nén.
C. Trong quá trình dao động, có thời điểm vận tốc và gia tốc đồng thời bằng không.
D. Trong quá trình dao động có thời điểm li độ và gia tốc đồng thời bằng không.
Câu 4: Chu kỳ bán rã của Pôlôni (210P) là 138 ngày đêm có độ phóng xạ ban đầu là 1,67.1014Bq (NA=6,022.1023 hạt/mol). Khối lượng ban đầu của Pôlôni là:
A. 1,4g	B. 1,5g.	C. 1mg.	D. 1g.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về dao động tắt dần là không đúng ?
A. Lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
B. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
C. Chu kì dao động không hề thay đổi trong quá trình dao động.
D. Cơ năng của vật dao động bị chuyển dần thành nhiệt năng.
Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng sáng Y-âng, nếu khoảng cách giữa hai khe hẹp là 0,8 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn chắn là 2,4 m, ánh sáng dùng làm thí nghiệm có tần số 6.1014 Hz thì khoảng vân trên màn chắn là
A. 1,5 m.	B. 1,5 mm.	C. 18420 m.	D. 0,75 mm.
Câu 7: Trong các phát biểu sau về sóng cơ, phát biểu nào là đúng?
A. Sóng dọc và sóng ngang đều mang năng lượng.
B. Sóng dọc truyền được trong chân không, còn sóng ngang thì không.
C. Sóng trên mặt chất lỏng là sóng dọc.
D. Sóng âm là sóng ngang.
Câu 8: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1 m một đầu cố định, một đầu tự do có sóng dừng với 3 nút sóng. Bước sóng của sóng trên dây có giá trị là
A. 0,8 m.	B. 1 m.	C. 0,2 m.	D. 0,4 m.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về sóng âm là không đúng?
A. Sóng âm làm rung màng nhĩ tạo cho người nghe cảm giác về âm.
B. Sóng âm là là sóng dọc.
C. Sóng âm không truyền được trong chất lỏng và chất rắn.
D. Sóng siêu âm có chu kì nhỏ hơn sóng hạ âm.
Câu 10: Một mạch dao động điện từ, tụ điện có điện dung 400 nF được nạp điện bằng hiệu điện thế 20 V. Năng lượng từ cực đại của cuộn dây là
A. 80 mJ.	B. 160 μJ.	C. 80 μJ.	D. 160mJ.
Câu 11: Một đoạn mạch gồm điện trở thuần 50 Ω và một tụ điện mắc nối tiếp. Điện áp xoay chiều hai đầu mạch có tần số 50 Hz và trễ pha so với cường độ dòng điện trong mạch. Điện dung của tụ điện là
A. F.	B. F.	C. F.	D. F.
Câu 12: Con lắc lò xo thực hiện dao động điều hòa thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi theo thời gian?
A. Cơ năng.	B. Động năng.	C. Biên độ.	D. Tần số.
Câu 13: Một mạch dao động điện từ, cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm 20 mH. Mạch dao động với tần số 4000 Hz. Điện dung của tụ điện là
A. 8 nF.	B. 0,8 nF.	C. 80 nF.	D. 0,8 μF.
Câu 14: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn sóng có cùng tần số 30 Hz và cùng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3 m/s. Một điểm M trên mặt chất lỏng cách hai nguồn sóng là 40 cm và 60 cm. Tính từ đường trung trực thì vân đi qua M là
A. vân cực đại thứ hai.	B. vân cực đại thứ nhất.
C. vân cực tiểu thứ nhất.	D. vân cực tiểu thứ hai.
Câu 15: Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm tụ điện, cuộn dây và điện trở. Nếu cảm kháng của cuộn dây bằng dung kháng của tụ điện thì điều nào sau đây là sai?
A. Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch L và C gấp đôi điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện.
B. Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện bằng điện áp hiệu dụng hai đầu mạch.
C. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây thuần cảm bằng điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện.
D. Hệ số công suất của mạch bằng 1.
Câu 16: Bước sóng ngắn nhất của tia X phát ra từ một ống Cu-lít-giơ là 2.10–11m. Biết: 
h = 6,625.1034J.s; e = 1,6.10–19 C. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực là 104V thì bước sóng ngắn nhất của tia X là:
A. 148pm	B. 120,2pm	C. 124,2pm	D. 126pm
Câu 17: Một vật có nhiệt độ 310 K có thể phát ra
A. tia hồng ngoại.	B. ánh sáng nhìn thấy.	C. tia tử ngoại.	D. tia X.
Câu 18: Điện áp hai đầu một mạch điện xoay chiều có biểu thức u = 200cos(120πt + ) V thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = 2cos(120πt)A. Công suất của mạch là
A. 400 W.	B. 200 W.	C. 100 W.	D. 100 W.
Câu 19: Nguyên tắc hoạt động của việc thu sóng điện từ là dựa trên hiện tượng
A. giao thoa sóng điện từ.	B. khúc xạ sóng điện từ.
C. cộng hưởng dao động điện từ.	D. cảm ứng điện từ.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về mạch dao động điện từ đang hoạt động? 
Khi điện tích trên tụ đạt giá trị cực đại thì
A. độ lớn hiệu điện thế hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại.
B. năng lượng điện của tụ đạt giá trị cực đại.
C. năng lượng điện bằng năng lượng điện từ.
D. cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại.
Câu 21: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng
A. tập hợp tự nhiều tia sáng riêng rẽ.	B. không bị đổi hướng khi đi qua lăng kính.
C. chỉ có một màu.	D. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Câu 22: Hạt nhân có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Độ hụt khối của hạt nhân là
A. 3,154u.	B. 3,637u.	C. 4,536u.	D. 4,544u.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không có ở tia X?
A. Có khả năng đâm xuyên mạnh.	B. Không tác dụng lên kính ảnh.
C. Có khả năng làm phát quang một số chất.	D. Hủy diệt tế bào.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ 3 pha là không đúng?
A. Dòng 3 pha được đưa vào 3 cuộn dây đặt lệch nhau trên stato.
B. Động cơ luôn quay chậm hơn tốc độ quay của từ trường do dòng 3 pha sinh ra.
C. Từ trường quay được tạo ra từ hệ thống dòng xoay chiều 3 pha.
D. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
Câu 25: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. khi chiếu ánh sáng vào kim loại mà êlectron không bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại.
B. khi chiếu ánh sáng vào các điện môi thì êlectron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại.
C. khi chiếu ánh sáng vào bán dẫn làm điện trở của chất bán dẫn tăng lên.
D. giải phóng ra khỏi liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn và các lỗ trống tự do khi vật được chiếu sáng.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây về phổ của nguyên tử hiđrô là không đúng?
A. Phổ của nguyên tử hiđrô là phổ vạch.
B. Nguyên từ hiđrô nhận những mức năng lượng gián đoạn.
C. Trong phổ của nguyên tử hiđrô có một dải sáng có màu biến thiên từ đỏ tới tím.
D. Êlectron trong nguyên tử chỉ chuyển động trên các quỹ đạo có bán kính xác định.
Câu 27: Một tia X có bước sóng 80 pm. Năng lượng của phôton ứng với nó là
A. 2,48.10-15 J.	B. 2,12.10-16 J.	C. 1,6.10-18 J.	D. 9,22.10-19 J.
Câu 28: Nguyên tử hiđrô chuyển từ mức năng lượng -13,6 eV lên mức -3,4 eV, nó
A. phát ra một phôton ứng với bước sóng 1,128.10-7 m.
B. hấp thụ một phôton ứng với bước sóng 1,128.10-7 m.
C. phát ra một bức xạ hồng ngoại.
D. phát ra một bức xạ nhìn thấy.
Câu 29: Phát biểu mào sau đây về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử là không đúng ?
A. Prôtôn trong hạt nhân mang điện tích +e.
B. Nơtron trong hạt nhân mang điện tích - e.
C. Tổng số các prôtôn và nơtron gọi là số khối.
D. Số prôtôn trong hạt nhân đúng bằng số êlectron trong nguyên tử.
Câu 30: Một con lắc lò xo dao đang dao động với chu kì 0,5 s và biên độ 1 cm. Nếu tăng biên độ lên 2 cm thì chu kì dao động của con lắc sẽ là
A. 2 s.	B. 1 s.	C. 0,25 s.	D. 0,5 s.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây về dòng điện không đổi là đúng ?
A. Dòng điện không đổi do động cơ điện một chiều phát ra.
B. Dòng điện không đổi do trong mạch kín chỉ có điện trở thuần được duy trì bằng nguồn điện là một acquy.
C. Dòng điện không đổi do chỉnh lưu dòng xoay chiều bằng 4 điôt.
D. Dòng điện không đổi do chỉnh lưu dòng xoay chiều bằng 1 điôt.
Câu 32: Khi tổng hợp hai dao động cuàng phương có phương trình x1 = 6cos(10t + ) cm và x2 = 8sin(10t + ) cm thì biên độ của dao động tổng hợp là
A. 14 cm.	B. 10 cm.	C. 6 cm.	D. 2 cm.
II: PHẦN RIÊNG (8 câu)
 Thí sinh học theo chương trình nào chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Đồng vị là chất phóng xạ với chu kì bán rã T = 5,33 năm, ban đầu một lượng Co có khối lượng m0. Sau một năm lượng Co trên bị phân rã bao nhiêu phần trăm?
A. 12,2%.	B. 27,8%.	C. 30,2%.	D. 42,7%
Câu 34: Trong một mạch dao động LC có một dòng điện i = 2cos8000T(A). Điện tích cực đại mà tụ tích được có giá trị là
A. 250 μC.	B. 25 μC.	C. 2,5 μC.	D. 2,5 mC.
Câu 35: Trên mặt chất lỏng thấy tại một điểm, sóng nhô lên 5 lần trong 2 s, và khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng là 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là
A. 80π cm/s.	B. 40 cm/s.	C. 64π cm/s.	D. 32 cm/s.
Câu 36: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
A. một chất dẫn điện trở thành cách điện khi được chiếu sáng.
B. giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.
C. giảm điện trở của một chất bãn dẫn, khi được chiếu sáng.
D. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kì.
Câu 37: Giả sử một chất phóng xạ có khối lượng mo và chu kì bán rã là 20 h. Sau 3 chu kì bán rã thì tỉ số lượng chất phóng xạ còn lại so với lượng chất phóng xạ đã phân rã là
A. 1/6.	B. 1/8.	C. 1/7.	D. 1/3 .
Câu 38: Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào
A. tần số riêng của vật dao động.	B. biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
C. tần số ngoại lực cưỡng bức.	D. nhiệt độ của môi trường.
Câu 39: Hạt nhân có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là
A. 70,5 MeV.	B. 70,4 MeV.	C. 48,9 MeV.	D. 54,4 MeV
Câu 40: Một mạch điện RLC nối tiếp có điện áp xoay chiều hiệu dụng hai đầu cả mạch 200 V. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 4A. Điện trở thuần chủa mạch là
A. 75Ω.	B. 25 Ω.	C. 50 Ω.	D. 100 Ω.
B. Theo chương trình Nâng cao ( 8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Hạt α có động năng 3,3MeV bắn phá hạt nhân gây ra phản ứng: +α ® n +. Biết : mα =4,0015u; mn =1,00867u; mBe =9,012194u; mC =11,9967u; 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng toả ra từ phản ứng trên là
A. 7,753MeV.	B. 8,7MeV.	C. 7,75MeV.	D. 7,74MeV.
Câu 42: Một đĩa tròn có momen quán tính I đang quay quanh một trục cố định có tốc độ góc w0. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Nếu tốc độ góc của đĩa giảm đi hai lần thì
A. momen động lượng tăng hai lần, động năng quay giảm hai lần.
B. momen động lượng giảm hai lần, động năng quay tăng bốn lần.
C. momen động lượng tăng bốn lần, động năng quay tăng hai lần.
D. momen động lượng giảm hai lần, động năng quay giảm bốn lần.
Câu 43: Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng λ1 và λ2 với λ2 = 2λ1 vào một tấm kim loại thì tỉ số động năng ban đầu cực đại của quang electron bứt ra khỏi kim loại là 9 . Giới hạn quang điện của kim loại là λ0 . Tính tỉ số: 
A. 16/9	B. 2	C. 8/7	D. 16/7
Câu 44: Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s2. Gia tốc tiếp tuyến của điểm P trên vành bánh xe là:
A. 8 m/s2.	B. 4 m/s2.	C. 16 m/s2.	D. 12 m/s2.
Câu 45: Một người đứng trên một chiếc ghế đang quay, hai tay cầm hai quả tạ. Khi người ấy dang tay theo phương ngang, ghế và người quay với tốc độ góc w. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó người ấy co tay lại kéo hai quả tạ gần người sát vai. Tốc độ góc mới của hệ “người + ghế”
A. lúc đầu giảm sau đó bằng 0.	B. giảm đi.
C. tăng lên.	D. lúc đầu tăng, sau đó giảm dần bằng 0.
Câu 46: Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Một hạt ở trạng thái nghỉ có khối lượng là mo. Khi nó chuyển độ với vận tốc có độ lớn là v thì so với trạng thái nghỉ khối lượng của nó
A. tăng .	B. tăng .	C. tăng .	D. tăng .
Câu 47: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Độ đơn sắc cao;	B. Độ định hướng cao;
C. Cường độ lớn;	D. Công suất lớn.
Câu 48: Một ròng rọc có bán kính 10cm, có momen quán tính đối với trục là I =10-2 kgm2. Ban đầu ròng rọc đang đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2N theo phương tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là
A. 35 rad/s2.	B. 20 rad/s2.	C. 28 rad/s2.	D. 14 rad/s2.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP SỐ 44.doc