Đề thi học kì 1 môn: Ngữ văn - lớp 11

Đề thi học kì 1 môn: Ngữ văn - lớp 11

I. Phần Tiếng Việt (2điểm)

Em hãy giải thích và đặt câu với mỗi thành ngữ sau:

1. Năm nắng mười mưa.

2. Đầu trâu mặt ngựa.

3. Con nhà lính,tính nhà quan.

4. Chân ướt chân ráo.

II. Phần Làm văn:

Câu 1: (2điểm)

“Hạnh phúc của một tang gia”là một phần nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh chị có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn: Ngữ văn - lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KÌ I
Năm học: 2009 - 2010
Môn: Ngữ văn - lớp 11
Thời gian: 90phút
Phần Tiếng Việt (2điểm)
Em hãy giải thích và đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
Năm nắng mười mưa.
Đầu trâu mặt ngựa.
Con nhà lính,tính nhà quan.
Chân ướt chân ráo.
Phần Làm văn: 
Câu 1: (2điểm)
“Hạnh phúc của một tang gia”là một phần nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh chị có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
Câu 2: (6 điểm)
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I
Năm học: 2009 - 2010
Môn: Ngữ văn - lớp 11
Thời gian: 90phút
Phần Tiếng Việt (2điểm)
Em hãy giải thích và đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
1. Năm nắng mười mưa.
Giải thích: nói lên sự vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu mưa nắng.
Đặt câu: Người nông dân phai năm nắng mười mưa mới làm ra hạt thóc, củ khoai.
2.Đầu trâu mặt ngựa.
Giải thích: Chỉ những kẻ du côn, hung hãn.
Đặt câu: Bọn đầu trâu mặt ngưa đến nhà Thúy Kiều vơ vét hết của cải mang đi.
3.Con nhà lính,tính nhà quan.
Giải thích: Chê những người không giàu có mà đòi hỏi ăn ngon mặc đẹp.
Đặt câu: Nhà chị ta nghèo, nhưng lại quen thói con nhà lính tính nhà quan.
4.Chân ướt chân ráo.
Giải thích: Chỉ lúc mới đến một nơi nào đó, chưa kịp làm việc gì, chưa quen với nơi mới còn lạ lẫm.
Đặt câu: Anh ấy vừa mới đến nhận công việc, chân ướt chân ráo đã bị điều đi công tác xa.
Phần Làm văn:
Câu 1: (2điểm)
Yêu cầu :
Giải thích khái niệm.
Hạnh phúc: là trạng thái tâm lí của con người khi thỏa mãn điều mà mình mong muốn. -> Vui
Tang gia: gia đình có người chết. -> Buồn, tiếc thương.
Hạnh phúc >< tang gia 
Ý nghĩa nhan đề: 
Cái chết đem lại niềm vui cho mọi người, đặc biệt là các thành viên trong gia đình cụ Cố Hồng.
Nhan đề hàm chứa mâu thuẫn trào phúng.
Nhan đề vừa gây chú ý cho người đọc,vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
 Tác giả tạo nên một tình huống truyện trào phúng
 Qua đó tác giả cũng bộc lộ thái độ của mình trước hiện thực xã hội mà ông đang sống mọi luân thường đạo lí bị đảo lộn.
Câu 2: (6 điểm)
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. YÊU CẦU:
1. Về kĩ năng : 
- Áp dụng kết hợp thao tác lập luận ở những mức độ nhất định để làm rõ nội dung đề bài, trong đó thao tác lập luận phân tích là thao tác chính ngoài các thao tác chứng minh, biểu cảm...
- Biết cách phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học
- Biết cách trình bày một bài văn nghị luận văn học.
2. Về nội dung : 
 Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản sau: 
Mở bài: Giới thiều khái quát về Nguyễn Tuân va truyện ngắn Chữ người tử tù.(0,5điểm)
Thân bài: Yêu cầu nêu được các ý sau (5điểm)
a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp
- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ. Đó là tài viết chữ Hán - nghệ thuật thư pháp:
 + “rất nhanh và rất đẹp”. 
 + “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm  có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”. 
- Ca ngợi tài của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm: Kính trọng, ngưỡng mộ những người tài, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
b. Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang bất khuất:
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp. Huấn Cao thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng  nâu đen”. Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho “uy vũ bất năng khuất”.
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”. Đúng là một phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây” khi ông chưa hiểu ý viên Quản ngục. Huấn Cao là người không quy luỵ trước cường quyền. Đó là khí phách của một người anh hùng.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả:
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân”. Có tấm lòng trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân, đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục: Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục và Huấn Cao nhận lời cho chữ. Ông chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. 
- Câu nói của Huấn Cao: “ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”. Câu nói thể hiện sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
- Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đây là một quan niệm thẩm mỹ tiến bộ.
c. Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp:
Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người.
Cái đẹp gắn với cái thiện, đối lập với cái xâu xa,nhơ bẩn và chiên thắng cái ác.
Cái tài phải đi liền với cái tâm.
Kết luận: Nhận xét khái quat về nhân vật Huấn Cao: (0,5điểm)
Đây là nhân vật mang vẻ đẹp lãng mạn, một vẻ đẹp được lí tưởng hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc ki I.doc