Đề tài Vận dụng hiểu biết của anh chị về các phương pháp dạy học văn bản văn học, định hướng giáo án dạy học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

Đề tài Vận dụng hiểu biết của anh chị về các phương pháp dạy học văn bản văn học, định hướng giáo án dạy học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

I.Các phương pháp dạy học văn.

 Nâng cao đổi mới chất lượng dạy và học là một nhu cầu cấp bách của mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi dân tốc. Dưới sự tác động của hoàn cảnh sống, đòi hỏi người học ngày càng phải có đủ kiến thức sâu rộng, tư duy sắc bén, linh hoạt trong mọi hành động, mọi công việc. Việc dạy và học là việc cần kíp phải đổi mới. Vì thế, phương pháp dạy và học là một trong những tiêu chí quan trọng phải được đặt lên hàng đầu. Vận dụng các phương pháp tiên tiến vào dạy học vừa là để đáp ứng yêu cầu khách quan đó, lại vừa có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao phát triển giáo dục. Trong Lý luận và phương pháp dạy học văn đã được các nhà nghiên cứu và chỉ ra một số phương pháp cơ bản sau:

 + Phương pháp đọc sáng tạo

+ Phương pháp gợi mở

+ Phương pháp tái tạo

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề (học nhóm)

+ Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp bình giảng, so sánh và đặt câu hỏi

 

doc 13 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 3494Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vận dụng hiểu biết của anh chị về các phương pháp dạy học văn bản văn học, định hướng giáo án dạy học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Vận dụng hiểu biết của anh chị về các phương pháp dạy học văn bản văn học, định hướng giáo án dạy học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
Bài làm:
I.Các phương pháp dạy học văn.
 Nâng cao đổi mới chất lượng dạy và học là một nhu cầu cấp bách của mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi dân tốc. Dưới sự tác động của hoàn cảnh sống, đòi hỏi người học ngày càng phải có đủ kiến thức sâu rộng, tư duy sắc bén, linh hoạt trong mọi hành động, mọi công việc. Việc dạy và học là việc cần kíp phải đổi mới. Vì thế, phương pháp dạy và học là một trong những tiêu chí quan trọng phải được đặt lên hàng đầu. Vận dụng các phương pháp tiên tiến vào dạy học vừa là để đáp ứng yêu cầu khách quan đó, lại vừa có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao phát triển giáo dục. Trong Lý luận và phương pháp dạy học văn đã được các nhà nghiên cứu và chỉ ra một số phương pháp cơ bản sau:
 + Phương pháp đọc sáng tạo
+ Phương pháp gợi mở
+ Phương pháp tái tạo
+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề (học nhóm)
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp bình giảng, so sánh và đặt câu hỏi
Phương pháp đọc sáng tạo
Đây là phương pháp mang đặc trưng riêng của bộ môn Văn học. Mục đích của phương pháp này là phát triển sự cảm thụ trực tiếp tác phẩm văn học cho học sinh.
Phương pháp đọc sáng tạo diễn ra từ đầu tiết học và đến khi kết thúc tiết dạy.
Có ba cấp độ của phương pháp đọc sáng tạo:
+ Đọc đúng: đây là mức độ thấp nhất, đọc đúng là đọc tròn vành, rõ chữ, đúng chính tả, đúng âm điệu, tiết tấu.
+Đọc diễn cảm: đọc đúng là cơ sở cho việc đọc diễn cảm, đọc không chỉ là việc bộc lộ cảm xúc đối với tác phẩm và cao hơn là thể hiện cái sự tri ân, động lòng với điều mà tác giả muốn thể hiện. Đọc diễn cảm luôn đi liền với tình cảm thẩm mĩ.
+Đọc nghệ thuật: tức là nó phải có sự kết hợp của hai yếu tố ở trên và đồng thời thể hiện được khoái cảm thẩm mĩ, phong cách đọc ( giọng điệu, tâm hồn, phương thức diễn xướng).
-Từ năng lực đọc, kết hợp với năng lực nghe để giúp cho học sinh dễ dàng thâm nhập vào thế giới hình tượng nghệ thuật.
Phương pháp gợi mở
Phương pháp này nhằm giúp học sinh chủ động đi tìm kiến thức để chiếm lĩnh tri thức, đồng thời phát huy năng lực lập luận, tư duy phản biện.
Hoạt động chủ yếu là đàm thoại theo câu hỏi gợi mở.Tức là đi từ cái trìu tượng đến cái cụ thể, cho đến việc tiếp nhận và mở ra hình tượng nghệ thuật.
Bên cạnh việc xây dụng hệ thống câu hỏi, giáo viên cần phải tăng tính tranh biện, giao cho học sinh những vấn đề khác nhau, mâu thuẫn nhau để từ đó tìm ra “chân lý”.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu là việc tra cứu, nghiền ngẫm vấn đề nào đó để tìm ra cái mới.
Gíao viên đưa ra vấn đề nhiệm vụ: tất nhiên phải vừa sức với học sinh ( lứa tuổi, trình độ), nội dung nghiên cứu phải sát với chương trình và các khía cách khác về nội dung ( hướng dẫn học sinh xây dụng đề tài, xây dụng nội dung nghiên cứu). Sau khi làm xong, cần đánh giá kết quả học sinh để điều chỉnh, giúp học sinh hiểu sâu sắc vấn đề hơn.
Mục đích của phương pháp này là: rèn luyện tính tư duy, phân tích, tổng hợp
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề (học nhóm)
Là phương pháp nằm trong lý luận dạy học hiện đại nhằm phát huy tính chủ thể ở học sinh, mở rộng không gian và thời gian học tập.
Để làm tốt được phương pháp này, giáo viên cần phải nêu vấn đề thật hay, hấp dẫn và có sức gợi.
Đặt ra các câu hỏi gợi mở, đẩy mạnh tính tranh biện, giúp học sinh nâng cao tư duy, tự tìm tòi, phát hiện ra vấn đề mà lĩnh hội nó một cách chủ động.
Phương pháp tái tạo
Là phương pháp nhớ cái cũ và tiếp thu tri thức mới một cách sáng tạo.
Có ba cấp độ trong phương pháp tái tạo gắn liền với quá trình tư duy của chủ thể: hồi tưởng-hình dung-tưởng tượng.
Phương pháp bình giảng, so sánh, đặt câu hỏi
Phương pháp Bình giảng là hai hoạt động đan xen nhau và không thể thiếu trong dạy học văn chương. “Gỉang” là giảng giải, lý giải để hiểu sâu bản chất vấn đề. “Bình” là là hoạt động bình phẩm cái hay cái đẹp dựa trên sự hiểu sâu (giảng).
Phương pháp so sánh: là hoạt động đối chiếu giữa sự vật này với sự vật khác nhằm nổi bật bản chất khác biệt giữa hai hay nhiều sự vật. Trong dạy học văn cũng vậy, giáo viên cần phải liên hệ đến những hình ảnh, chi tiết giữa các tác phẩm để làm cho học sinh có cái nhìn khách quan hơn, nâng cao khả năng cảm thụ sâu sắc hơn.
Phương pháp đặt câu hỏi là hoạt động yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu những câu hỏi được sắp xếp logic, chặt chẽ. Nhằm tăng tính tò mò, khơi gợi cảm xúc hứng thú cho người học. Mục đích của phương pháp này là nâng cao năng lực tư duy biện chứng, tiếp cận vấn đề đúng hướng và phát triển khả năng tưởng tượng.
Trên đây là nhưng phương pháp dạy học văn cơ bản góp phần định hướng quá trình dạy và học. Mỗi phương pháp lại có ưu nhước điểm riêng, trong quá trình dạy học văn chúng ta cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đó vừa để khắc phục các hạn chế của mỗi một phương pháp, mặt khác lại làm cho bài giảng them phần hấp dẫn, lôi cuốn.
 II.Vận dụng các phương pháp dạy học văn 
Sau đây là bài ứng dụng các phương pháp dạy học văn trong việc dạy và học tác phẩm “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu. 
Câu hỏi định hướng: Để đạt được hiệu quả tốt trong công tác dạy và học môn ngữ văn, giáo viên cần có những câu hỏi gợi mở mang tính định hướng cho học sinh chuẩn bị trước khi đến tiết học. Điều này sẽ giúp cho học sinh chủ động hơn trong quá trình cảm nhận tác phẩm. Chú ý, câu hỏi định hướng chỉ mang tính định hướng, khái quát hóa. Cho nên gv không nên đặt ra những câu hỏi quá chi tiết trong tác phẩm. Đối với Tác phẩm “Vội vàng” , giáo viên có thể đặt ra câu hỏi cho học sinh về nhà nghiên cứu, tìm hiểu.
 Em hãy đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và cho biết một số vấn đề: cuộc đời, con người nhà thơ; phong cách thơ Xuân Diệu, xuất xứ bài thơ Vội Vàng.
Đọc diễn cảm bài thơ “Vội Vàng” và cho biết cảm nhận của riêng em về bài thơ. Bài thơ đã để lại cho em ấn tượng và cảm xúc như thế nào?
Tìm một số câu thơ, hoặc bài thơ để rút ra đặc điểm phong cách thơ XD.
Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Vội Vàng?
Giáo án
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình & quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, HP của XD được thể hiện qua TP.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc, mạch luận lí chặt chẽ cùng những sáng tạo ngth.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ
- Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời và biết cống hiến tuổi trẻ cho xã hội.
B. Chuẩn bị dạy học
1. Phương tiện dạy học
- sách giáo khoa, giáo án, dụng cụ trực quan
2. Phương pháp dạy học
- Vận dụng các phương pháp dạy học ngữ văn
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
	Lời vào bài:
Sinh thời, XD tự hào nhất về danh hiệu nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Trong số rất nhiều danh hiệu mà người đời dành cho ông. Và ngay từ khi mới xuất hiện Thế Lữ cũng gọi XD: là thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và của ánh sáng. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ XD trước cách mạng tháng 8 – một hồn thơ yêu đời, yêu sống đến mãnh liệt và đằng sau đó là quan niệm nhân sinh mới mẻ mà lần đầu tiên XD đưa tới cho thơ ca đất nước.
Phương pháp dạy học văn
Hoạt động GV - HS
Nội dung cần đạt
Phần I Tiểu dẫn, chủ yếu gv hướng dẫn người học tìm hiểu về con người và phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu. Vì vậy ta cần sử dụng phương pháp gợi mở, nhằm giúp người học thấy được điểm nổi bật về hồn thơ XD.
-Khi tiếp cận đến tác phẩm, một phương pháp quan trọng không thể bỏ qua là phương pháp đọc sáng tạo.GV đọc mẫu và gọi học sinh lên đọc tác phẩm. Chú ý cách đọc của học sinh để có thể giúp học sinh thấy được vai trò của việc đọc. (giọng đọc tác phẩm mỗi đoạn lại khác nhau). Nó là chìa khóa đầu tiên để mở ra một thế giới hình tượng nghệ thuật.
- Đưa học sinh xâm nhập vào thế giới hình tượng nghệ thuật điều cần làm đó là kích thích vào trí tưởng tượng của người học, nâng đỡ định hướng người học đi đúng hướng là một yêu cầu cần thiết. Cho nên, giáo viên cần gợi mở cho học sinh những yếu tố đặc sắc trong câu, đoạn thơ –Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp “Bình-giảng” luôn được đan xen trong quá trình giảng.
-Trong quá trình giúp người đọc tương tác với thế giới nghệ thuật, bên cạnh chỉ ra cái hay, cái đẹp mang tình cảm thẩm mĩ, tạo ra khoái cảm thẩm mĩ thì một điều cần chú trọng đó là giúp người học phát hiện và liên tưởng tri thức cũ để so sánh tìm ra điểm khác biệt làm nổi bật cái đặc sắc nghệ thuật của bài thơ cũng như quan niệm riêng thuộc về phong cách của tác giả. Vì thế phương pháp tái tạo cũng được sử dụng như một phương pháp quan trọng. Cụ thể trong câu thơ: “ Ánh sáng chớp hàng mimôi gần”. Ta thấy rõ quan niệm về thước đo vẻ đẹp của thiên nhiên và con người của XD khác với người thời xưa
-Phương pháp đọc sáng tạo.
-Phương pháp so sánh kết hợp với Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. GV đặt ra vấn đề có tình huống để học sinh tranh biện, thảo luận để tìm ra bản chất của vấn đề.
-Qúa trình giảng bài xuyên suốt từ đầu giờ cho đến hết tiết dạy, phương pháp “Bình-giảng” luôn được sử dụng triệt để, giúp học sinh cảm nhận hình tượng NT sâu sắc.
-Câu hỏi gợi mở, phương pháp bình giảng, tác động đến cảm xúc của chủ thể người tiếp nhận, cho người tiếp nhận thấy được sự vận động của tứ thơ và tư tưởng cảm xúc trong thơ từ đoạn đầu cho đến câu 28.
Phương pháp đọc sáng tạo. GV cần phải chỉnh sửa cho học sinh về giọng đọc, cách đọc, giúp học sinh thấy được mỗi đoạn thơ lại có giọng đọc khác nhau. Từ đó định hướng cách tiếp cận đoạn thơ và cả bài thơ.
Phương pháp tái tạo và phương pháp bình giảng để chuyển đoạn. Giúp người tiếp nhận thấy được mạnh vận động của tứ thơ và tư tưởng.
Phương pháp tái tạo, nêu và giải quyết vấn đề.Tổng kết lại kiến thức.Giups học sinh nắm được cái thần thái của cả bài thơ cũng như triết lý, quan niệm sống “vội vàng” mà nhà thơ gửi gắm.
GV cho học sinh đọc lại toàn bộ bài thơ, vận dụng phương pháp đọc sáng tạo, chú ý về giọng đọc qua các đoạn thơ. Đó là cách để đánh giá cách cảm nhận của học sinh sau khi tiếp nhận hình tượng nghệ thuật của cả bài thơ.
Vận dụng phương pháp nghiên cứu, gv định hướng giúp học sinh, giao nhiệm vụ cho HS và đánh giá kết quả làm việc HS.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về tác giả-tác phẩm qua phần tiểu dẫn.
CH1:Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy cho biết đôi nét về tiểu sử của nhà thơ XD?
- Theo lời XD: cả xứ Nghệ quê cha & xứ dừa quê mẹ đều có a.h đến c/s & SN VH, thừa hưởng đức tính cần cù, kiên nhẫn trong lđ của ng xứ Nghệ & hồn thơ đc bồi đắp nên từ tn thơ mộng vạn Gò Bồi.
CH2: Vị trí và Phong cách của nhà thơ XD?
CH3: Đóng góp của XD được thể hiện qua khả năng sáng tạo dồi dào ntn?
- TP là dòng cx mãnh liệt, dào dạt tuôn trào, nhưng vẫn theo mạch luận lí, có bố cục chặt chẽ
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu chi tiết
CH4: Em có nhận xét gì về cách sử dụng nghệ thuật ở 4 câu thơ đầu? ( động từ, điệp ngữ) 
Thi nhân là người nhạy cảm hơn ai hết về sự tàn phai c ...  đọc, chú ý cách đọc làm sao thể hiện trạng thái khắc khoải, tiếc nuối.
-GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thảo luận một vấn đề:
+Nhóm 1: Quan niệm về thời gian của các nhà thơ thời trung đại. (thời gian tuần hoàn)
+ Nhóm 2: Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu (thời gian tuyến tính)
GV giảng: Quan niệm về thời gian của các nhà thơ thời trung đại: thời gian tuần hoàn
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con” (HXH)
Tâm thế bình thản, siêu thực lấy sinh mệnh vũ trụ để nói đến tuổi xuân của đời người.
-CH12: XD thể hiện tâm thế như thế nào về cuộc đời 
từ cảm thức về thời gian tuyến tính?
-CH13: Sự chảy trôi của thời gian năm tháng khiến cho XD đã tái hiện sự vật ở trạng thái như thế nào?
GV bình giảng:
Nếu như ở những câu thơ trên, nhà thơ hiện lên một cái tôi ham hố đến cuồng nhiệt thụ hưởng trước bữa tiệc mùa xuân thì đến câu thơ tiếp theo,XD chợt nhận ra cái quy luật vĩnh hằng bất diệt của thời gian năm tháng. Sự phai tàn của sự vật thắm đấy rồi lại phai, non đấy rồi lại già, sống đấy rồi lại chết đi thôiVì thế ông nhìn mọi vật như là sự chia lìa, khắc khoải.Gói trọn trong lời thơ là sự tiếc nuối bởi thời gian tuổi trẻ, thời gian mùa xuân.
-CH14: Qua cái nhìn sự vật ấy của nhà thơ, em thấy được tâm thế gì mà nhà thơ khao khát thể hiện?
GV giảng: Cách cảm nhận về thời gian nvậy, xét cho cùng là dosự thức tỉnh sâu sắc về cái tôi cá nhân, về sự tồn tại có y/n của mỗi cá nhân trên cõi đời, nâng niu trân trọng từng giây phút của cđ, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.
Khi chuyển đoạn gv đọc mẫu và gọi HS lên đọc, chú ý cách đọc làm sao thể hiện trạng thái hả hê, sung sướng, đã đầy.
GV giảng: Nếu như ở đoạn thơ đầu nhà thơ thể hiện khát khát cuồng nhiệt muốn đoạt quyền tạo hóa, đến đoạn hai thi sĩ thể hiện sự tiếc nuối trước sự chảy trôi của thời gian nam tháng thì đến đoạn thơ thứ ba, thi nhân thực thi tuyên ngôn sống vội vàng.
-CH 15: XD đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả sự khát vọng thực thi tuyên ngôn sống “vội vàng”?
+ giọng thơ
+ số câu chữ ở câu thơ đầu
+biện pháp nghệ thuật
+cách xưng hô.
GV giảng: Để thực thi cho tuyên ngôn sống vội vàng của mình, XD đã xác lập một cái tôi chuyển sang cái ta rộng lớn để đối diện với sự sống, với cả thế gian tươi đẹp. Giong thơ gấp gáp, cuồng nhiệt, điệp từ “ta muốn” cứ láy đi điệp lại thể hiện khát vọng không cùng trong lòng thi sĩ. Những động từ, tính từ mạnh đã cho thấy trạng thái hưởng thụ đến tột cùng vô biên tuyệt đích. Đó là một lối sống thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt của thi nhân.
GV chia lớp làm 2 nhóm.Thảo luận về Triết lý sống vội vàng của XD.
GV giảng: 
Thi nhân ý thức được sự chảy trôi của thời gian đời người một đi không trở lại nên ông thể hiện một tâm thế của một con người sẵn sang thụ hưởng. Với ông, con người chỉ có thể hưởng thụ tận hiến, tận hưởng khi: cuộc đời vẫn còn trẻ và khi vẻ đẹp của sự sống vẫn còn hiện diện trước mắt chúng ta. Đó là một triết lý tiến bộ của một tâm hồn khao khát được giao cảm với đời., khao khát yêu, khao khát sống. 
-CH16: Em hãy rút ra nhận xét về nghệ thuật của bài thơ.
GV giúp học sinh tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
GV giao bài tập về nhà và kiểm tra đánh giá vào tiết sau. Qua đó nhận xét và tự đánh giá tiết dạy của mình.
I. Tiểu dẫn
1. XD (1916-1985):
- Tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định.
- Sau khi đỗ tú tài: XD đi dạy học tư, làm viên chức ở Mĩ Tho, rồi ra HN sống bằng nghề viết văn.
- Ông hăng hái tham gia các hđ XH với tư cách 1 nhà văn chuyên nghiệp.
- Ông hăng hái tham gia các hđ XH với tư cách 1 nvăn chuyên nghiệp: ĐBQH K1, UV BCH Hội nvăn VN K1,2,3; Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm ngth CHDC Đức.
- 1996: XD được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT.
2. Vị trí + Phong cách.
- Nhà thơ lớn, nhà VH’ lớn.
+ Ngay khi bước chân vào làng thơ, đã đc nhìn nhận: nhà thơ mới nhất trong những nthơ mới (HT).
+ Nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ & TY với 1 hồn thơ khát khao giao cảm với đời (NĐM).
- Luôn duy trì nguồn cx tươi mới, cặp mắt xanh non để nhìn vạn vật -> dòng thơ cho đến cuối đời k hề vơi cạn.
-> Sự đam mê stạo của ông như 1 cuộc chạy đua với thgian, tìm đến sự bất tử trong văn chương.
3. TP chính
- Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)
- Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939)
- Các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu: Các nhà thơ cổ điển VN
* Vội vàng:
- In trong tập Thơ thơ
- Tiêu biểu cho thơ XD trước CM.
II. Đọc- hiểu
1. Đoạn 1: 
- 4 câu thơ đầu.
 + động từ “tắt nắng” + “buộc gió” + điệp từ “tôi muốn” 
Khát vọng ngông cuồng muốn đoạt quyền tạo hóa.
 + Mục đích: “màu đừng nhạt mất”+ “hương đừng bay đi” è khát vọng xoay chuyển lại quy luật của tự nhiên.
 è Những ước muốn k tưởng ấy đc bộc lộ 1 cách chân thành, mãnh liệt bởi nó bắt nguồn từ TY tha thiết đối với cuộc sống.
- 9 câu thơ tiếp
Khác với nhiều thi nhân LM, XD không cần phải tìm cách thoát li HT, nhà thơ tìm thấy cho mình cả 1 thiên đường ngay trên mặt đất này: Không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, ở ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. H/a thiên nhiên & sự sống quen thuộc hiện ra qua cái nhìn & sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ: C4 ->8.
-Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê với điệp từ “này đây” đã tạo ra hàng loạt những hình ảnh:
+ Bướm ong dậập dìu
+ Chim chóc ca hát (âm thanh)
+ Lá non phơ phất trên cành. (màu sắc)
+ Hoa nở trên đồng nội
+ ánh sáng chớp hàng mi (ánh sáng)
è Đấy là một cõi trần dạt dào nhựa sống giữa mùa xuân: tâm hồn tươi trẻ của TG bắt nhịp ngay với những gì đang nảy lộc đâm chồi, đang đơm hoa kết trái.
“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
-Biện pháp so sánh giả định: 
+ánh sáng được phát ra từ đôi mắt của người thiếu nữ.
+”Tháng giêng = môi gần” + từ chỉ vị giác “ngon” è Mang đậm tính nhục cảm.
-Quan niệm:
+ Quy chiếu vẻ đẹp của thiên nhiên vào con người. Lấy vẻ đẹp của con người làm thước đo cho vẻ đẹp của tạo hóa.
Tháng giêng-> Cái đẹp của con ng đã trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên -> 1 phát hiện trong quan niệm mĩ học của XD.
è 2 câu kết thể hiện một logic ngầm, cuộc sống là thiên đường trên mặt đất cần phải tận hưởng trước khi thời gian chon vùi vẻ đẹp trong dĩ vãng. Đó là lời giục giã đến cuồng nhiệt của một tâm hồn khao khát tận hưởng và tận hiến cho đời trước bữa tiệc nhân gian.
2. Đoạn 2:
-2 câu thơ đầu:
-Xuân đương tới - Xuân đương qua
-Xuân còn non - Xuân sẽ già.
-Quan niệm mới mẻ về thời gian của XD: thời gian tuyến tính đã qua đi là không bao giờ trở lại. Xuất phát từ cái nhìn biện chứng về vũ trụ và thời gian.
- XD đã sử dụng biện pháp đối lập triệt để, có tác dụng diễn tả sự chảy trôi của thời gian năm tháng.
“Xuân hết- tôi mất tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”
è Đ/v thi sĩ, mỗi giây phút cđ là vô cùng quý giá, nên XD lúc nào cũng như chạy đua với thgian, giục giã mình & mọi ng: Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ!. Lấy tuổi trẻ làm thước đo cho thời gian năm tháng.
-Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, cái đẹp của con ng là tuổi trẻ. Mx của đất trời còn có thể tuần hoàn, nhưng tuổi xuân của đời ng nếu đã trôi qua đi thì mất đi vĩnh viễn, chẳng bao giờ thắm lại. 
 -> Nghich lí nhưng cũng là quy luật tất yếu.
- Cảm nhận sâu sắc & có phần đau đớn về sự 1 đi k trở lại của tuổi xuân khiến thi nhân nhìn đâu cũng thấy mầm li biệt: C23-28. 
“Còn trời đất  sợ độ phai tàn sắp sửa”
 + Các giác quan được huy động tối đa dẫn đến những cảm nhận độc đáo: mùi tháng năm: mỗi khoảnh khắc trôi qua là 1 sự mất mát, chia lìa.
 + Mỗi sự vật trong vũ trụ đang từng giây, từng phút ngậm ngùi chia li, tiễn biệt 1 phần đời của mình: Cơn gió xinh- hờn bay đi.
+ Âm thanh réo rắc, ríu rít của tiếng chim cũng vụt tắt
èHai câu kết : “ Chẳng bao giờ, ôi chiều hôm” đã mở ra một tâm thế giục giã, kêu gọi tận hưởng, chạy đua với thời gian. Đó là cách thể sống “vội vàng”.
3. Đoạn 3: (9 câu thơ cuối)
- Chính vì bất lực trước quy luật khắc nghiệt của thời gian: không thể níu giữ thời gian, nên thi nhân mới vội vàng giục giã mọi người tận hưởng tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên thế gian này.
-Giọng thơ sôi nối, gấp gáp càng lúc càng mãnh liệt
-Câu thơ đầu: “Ta muốn ôm” chỉ có ba chữ đứng độc lập thành một câu thơ. Người đọc hình dung ra cánh tay đang dang rộng của thi nhân đang muốn ôm cả sự sống mơn mởn.
- Điệp ngữ “Ta muốn” (4 lần) + liên từ “và” xuất hiện liên tiếp.
-Cách xưng hô chuyển từ: “tôi” sang “ta”. Nếu “tôi”- đồng loại; “ta”- sự sống, thế gian.
-Sử dụng các động từ, tính từ mạnh theo lối tăng tiến: riết, say, thâu, chuếnh choáng, đã đầy, no nê
èThể hiện một lối sống yêu đời mãnh liệt – sung mãn tận hiến, tận hưởng
* Triết lí sống vội vàng mà XD thể hiện trong TP:
 + Phải vội vàng tận hưởng HP & niềm vui mà cđ ban tặng cho con ng khi còn trẻ vì thgian k chờ đợi.
 + Phải vội vàng thâu nhận những vẻ đẹp của sự sống vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bgiờ trở lại.
 + Phải vội vàng lên, phát huy tận độ mọi giác quan để cảm nhận cđ, để nhân gấp nhiều lần sự sống. Vội vàng là để tăng chất lượng c/s chứ không phải là sống gấp.
III. Tổng kết
1.ND: (SGK-tr.23)
-Thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, một cái tôi khao khát giao cảm, tận hưởng với đời.
2. NT:
- Nhịp thơ: biến đổi uyển chuyển linh hoạt theo dòng cx. dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
- Nét riêng của giọng thơ XD đc thể hiện rất rõ trong TP, đã truyền đc trọn vẹn cái đắm say trong tcảm của TG -> TP đã tìm đc con đường ngắn nhất đến với trái tim ng đọc.
- TG dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ sự đắm say; nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân tươi trẻ; nhiều tính từ chỉ xuân sắc; nhiều điệp từ, điệp câu
-Kết hợp giữa chất triết lý và cảm xúc.
3. Củng cố lại kiến thức
BTVN: làm theo nhóm.
A.Phân tích bài thơ Vội Vàng để thấy quan niệm sống độc đáo của nhà thơ.
B.Phân tích bài thơ vội vàng để làm rõ quan niệm về thời gian của XD.
4.Dặn dò
- Hệ thống hóa bài học
- Quan niệm sống vội vàng xuất phát từ tình cảm gì của nhà thơ trước cuộc đời? ( bi quan- chán nản hay tha thiết yêu đời, yêu sự sống)
-Chuẩn bị soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ. ( câu hỏi đinh hướng)
Kết luận: Như vậy, để đạt được một kết quả tốt nhất trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn ngữ văn nói riêng, đòi hỏi người dạy cần chủ động không chỉ ở kiến thức cần nắm vững mà trên hết cần có một phương pháp dạy học hiệu quả. Người dạy cần phải khéo léo lựa chọn các phương pháp dạy học một cách linh hoạt sao cho phù hợp với hoàn cảnh và nội dung bài dạy. Mỗi một phương pháp lại có những ưu nhược điểm, vì thế cần phải kết hợp giữ các phương pháp để tạo cho người học một cách dạy và học bớt nhàm chán và nâng cao tư duy chủ động của học sinh. Vì dạy học tiến bộ là phát huy tính chủ thể của học sinh.
Nói đến đặc thù riêng của bộ môn ngữ văn, trong quá trình giảng dạy cũng cần linh hoạt trong cách chọn các phương pháp dạy học. Bên cạnh phương pháp đặc thù của bộ môn thì cũng cần phải kết hợp với các phương pháp dạy học khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 79 80 Voi vang (12.doc