Đề tài Nỗi ám ảnh về thời gian trong thơ Xuân Diệu

Đề tài Nỗi ám ảnh về thời gian trong thơ Xuân Diệu

Trải qua hơn bốn ngàn năm văn hiến, nền văn hóa dân tộc Việt Nam ta được tô điểm bởi nhiều bậc hiền tài, đi cùng với sự phát triển ấy, chúng ta không thể quên nhắc đến sự đóng góp to lớn của nền văn học. Giá trị văn học mang đến cho văn hóa nước nhà nói riêng và văn minh nhân loại nói chung là vô tận, không thể thẩm định hết. Từ thuở trung đại, văn học nước ta đã phát triển cực thịnh với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Đến thời hiện đại, văn học vẫn không ngừng phát triển nhờ sự đóng góp của những tác giả tài ba: Nam Cao, Tô Hoài, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Riêng về mảng thi ca, cây bút nổi tiếng trong thi đàn Việt Nam (đặc biệt là Thơ Mới) với nhiều tác phẩm xuất sắc chính là Xuân Diệu- người được mệnh danh là “nhà Thơ Mới nhất trong những nhà Thơ Mới” hay “ông hoàng thơ tình”.Thơ của ông mang những nét riêng, không thể lẫn với bất kì nhà thơ nào chính bởi phong cách độc đáo, đậm chất phương Tây.Thơ Xuân Diệu luôn chất chứa niềm yêu đời thiết tha, nhưng cũng đượm chút buồn, tiếc nuối vì quy luật hữu hạn của vạn vật trên đời. Đến với chuyên đề về người thi sĩ lãng mạn này, chúng tôi xin phép được trình bày về một nét đặc trưng của thơ ông:

“NỖI ÁM ẢNH VỀ THỜI GIAN TRONG THƠ XUÂN DIỆU”.

 

docx 50 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 10099Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nỗi ám ảnh về thời gian trong thơ Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muïc Luïc
Lôøi môû ñaàâu	3
A.Cuoäc ñôøi vaø söï nghieäp	4	
1. Vaøi neùt veà tieåu söû vaø con ngöôøi	4
2. Söï nghieäp vaên hoïc	4
B. Noãi aùm aûnh veà thôøi gian trong thô Xuaân Dieäu	11
 Thôøi gian laø gì? Thôøi gian trong ngheä thuaät laø gì?	11
 Quan nieäm veà thôøi gian trong thô Xuaân Dieäu	12
Nguyeân nhaân noãi aùm aûnh thôøi gian	16
Bieåu hieän cuûa noãi aùm aûnh thôøi gian trong noäi dung thô Xuaân Dieäu	17
Bieåu hieän noãi aùm aûnh thôøi gian trong noäi dung thô Xuaân Dieäu	17
Thôøi gian ñöôïc taùc giaû caûm nhaän vui	17
 Thời gian ñöôïc taùc giaû caûm nhaän buoàn	20
Thôøi gian ñöôïct aùc gæa caûm nhaän löu luyeán, baâng khuaâng	21
Thời gian được taùc giaû caûm nhaän moat caùch nhôù tieác	23
Thôøi gian ñöôïc taùc gæa caûm nhaän moat caùch maïnh mẽ	25
Thôøi gian ñöôïc taùc giaû caûm nhaän moat caùch giuïc giaõ, voäi vaøng	26
Bieåu hieän cuûa noåi aùm aûnh thôøig ian trong ngheä thuaät thô Xuaân Dieäu	28
Hình töôïng mang tính bieåu tröng	28
Keát caáu trong thô	32
Theå thô	33
Ngoân ngöõ thô	36
YÙ nghóa cuûa noãi aùm aûnh thôøi gian ñoái vôùi Xuaân Dieäu	38
Söï khaùc bieät veà quan nieäm thôøi gian cuûa Xuaân Dieäu so vôùi caùc nhaø thô	38
C. Ñaùnh giaù chung	40
D. Baøi tham khaûo	41
Caùc nguoàn tham khaûo	48
Nhaän xeùt cuûa giaùo vieân	49
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hơn bốn ngàn năm văn hiến, nền văn hóa dân tộc Việt Nam ta được tô điểm bởi nhiều bậc hiền tài, đi cùng với sự phát triển ấy, chúng ta không thể quên nhắc đến sự đóng góp to lớn của nền văn học. Giá trị văn học mang đến cho văn hóa nước nhà nói riêng và văn minh nhân loại nói chung là vô tận, không thể thẩm định hết. Từ thuở trung đại, văn học nước ta đã phát triển cực thịnh với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Đến thời hiện đại, văn học vẫn không ngừng phát triển nhờ sự đóng góp của những tác giả tài ba: Nam Cao, Tô Hoài, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Riêng về mảng thi ca, cây bút nổi tiếng trong thi đàn Việt Nam (đặc biệt là Thơ Mới) với nhiều tác phẩm xuất sắc chính là Xuân Diệu- người được mệnh danh là “nhà Thơ Mới nhất trong những nhà Thơ Mới” hay “ông hoàng thơ tình”.Thơ của ông mang những nét riêng, không thể lẫn với bất kì nhà thơ nào chính bởi phong cách độc đáo, đậm chất phương Tây.Thơ Xuân Diệu luôn chất chứa niềm yêu đời thiết tha, nhưng cũng đượm chút buồn, tiếc nuối vì quy luật hữu hạn của vạn vật trên đời. Đến với chuyên đề về người thi sĩ lãng mạn này, chúng tôi xin phép được trình bày về một nét đặc trưng của thơ ông: 
“NỖI ÁM ẢNH VỀ THỜI GIAN TRONG THƠ XUÂN DIỆU”.
A)- CUỘC ĐỜI – SỰ NGHIỆP
1. Vài nét về tiểu sử và con người :  
            Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu; sinh ngày 02/02/1916 tại Tùng Giản, Tuy Phước, Bình Định. Quê quán: Đại Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Xuân Diệu học tiểu học ở Quy Nhơn, sau đó ra học trung học ở Hà Nội và Huế.
            Năm 1940, ông thi đỗ Tham tá thương chính và vào làm việc tại Mĩ Tho. Một thời gian sau ông xin thôi việc ra Hà Nội kết bạn thơ với Huy Cận.
Xuân Diệu tham gia cách mạng từ năm 1944. Sau Cách mạng tháng Tám, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc, thư kí tòa soạn Tạp chí Tiên phong. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I; năm 1948 là Uûy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ 1957 cho đến khi qua đời, Xuân Diệu luôn được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Ông được kết nạp vào Đảng năm 1949. Năm 1983, ông được công nhận là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức. Năm 1985, Xuân Diệu lâm trọng bệnh và qua đời.
 2. Sự nghiệp văn học :
Di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại:
            - Trước Cách mạng tháng Tám:
Trước Cách mạng tháng Tám, ông là nhà thơ được xem là "mới nhất trong các nhà Thơ Mới” (Hoài Thanh), là “người mang đến cho Thơ Mới nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan), ở thời kì này ông viết cả thơ lẫn văn xuôi. Trong đó đáng chú ý là: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông ràng (1939), Trường ca (1945). Thơ ông giai đoạn này mang đến một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới và bao trùm là một thứ Thơ Mới thực sự mới.Những cách tân của Xuân Diệu và phong trào Thơ Mới đã góp phần đổi mới thơ ca Việt Nam, thực sự đưa thơ ca Việt Nam chuyển sang phạm trù hiện đại. Xuân Diệu cũng là nhà thơ tình yêu với những cung bậc nồng nàn và tha thiết..
            - Sau Cách mạng tháng Tám:
Sau Cách mạng tháng Tám, năng lực sáng tạo của Xuân Diệu không chỉ thể hiện ở thơ ca mà còn được bộc lộ ở nhiều thể loại văn học khác như bút kí, tiểu luận phê bình... ở thời kì này ông có nhiều tập thơ tiêu biểu như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982)... Cũng như thơ ca ta trong giai đoạn này, thơ Xuân Diệu ca ngợi nhân dân đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Ông viết nhiều về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh thống nhất nước nhà v.v... Nếu ngày xưa thơ ông bộc lộ lòng ham sống một cách thiết tha, một tình yêu rạo rực, thì ở giai đoạn này thơ ông vẫn là “sự sống chẳng bao giờ chán nản” của một hồn thơ gắn bó với nhân dân, đất nước.
Xuân Diệu cũng là người để lại nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học có giá trị. Ông viết  về hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam với những tiểu luận văn học đặc sắc. Ông viết về Nguyễn Trãi. Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân  Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương, Tản Đà, Trần Tuấn Khải... Viết về ai ông cũng có cái nhìn mới, khám phá ra nhiều cái hay mà người trước chưa đề cập đến. Ông cũng viết nhiều về công việc làm thơ, về thơ của các nhà thơ trẻ, về  những hiểu biết của ông về ca dao, dân ca.
           + Thơ : Ngọn quốc kì (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới vàng sao (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau- Cầm tay ( 1962), Khối hồng(1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982).
           + Văn xuôi, tiểu luận, phê bình : Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966), Đi trên đường lớn (1968), Và cây dời mãi mãi xanh tươi (1971), Mài sắt nên kim (1977), Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ( hai tập; 1981& 1982).
 + Dịch và giới thiệu thơ nước ngoài của các nhà thơ như : Targo, Puskin, Maiacốpxki, Đimitrôva,...  
 Tóm lại:
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của dân tộc, ông luôn là tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai, giàu sức sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu lớn trong sáng tác.
           Xuân Diệu là người giới thiệu, phê bình thơ rất tinh tế và sắc bén. Ông có được những thành công lớn không chỉ ở việc giới thiệu, phê bình thơ cổ điển, thơ ca hiện đại, mà còn ở cả thơ ca nước ngoài. Ông thường chỉ ra được cái hay, sự độc đáo ở mỗi nhà thơ qua tác phẩm của họ.
            Cuộc đời và thơ của Xuân Diệu gắn với quê hương đất nước. Ông có khát vọng hiến dâng sức lực và trí tuệ của mình cho dân tộc, ông không ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái, nhiệt tình, đi khắp mọi nẻo đường Tổ quốc để phục vụ nhân dân  Chính vì lẽ đó, Xuân Diệu được tất cả độc giả trong nước yêu mến, ngưỡng mộ không chỉ ở thơ, mà còn ở tấm lòng say sưa và chân thành của ông trước cuộc đời.  
Xuân Diệu và thơ
Xem xét hiệu ứng của thơ trong đời sống, những ấn tượng Xuân Diệu để lại trong lòng người không ai có thể bì kịp.
Thay cho công thức “gương mặt tiêu biểu” đã mòn tôi muốn nói Xuân Diệu là hiện thân của Thơ Mới. Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong Thơ Mới thôi thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu. 
 	* Xuân Diệu và Thơ Mới
Xuân Diệu thường nói ông mang trong mình quê hương thống nhất. “Cha đàng ngoài má ở đàng trong” - cái lý của ông thật cụ thể.
Mượn cách nói ấy khi xem xét sang lĩnh vực thơ tôi cũng muốn nói rằng ông mang trong mình nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Nửa đầu thế kỷ thơ Việt có chuyển đổi về mặt cơ cấu từ mô hình kiểu trung đại chuyển sang một mô hình hiện đại. Khi thơ như một cơ cấu đã ổn định từ sau 1945 cái định hướng rõ nhất là chuyển đổi chức năng để phục vụ xã hội. Trong cả hai cuộc vận động người ta đều thấy Xuân Diệu là một trong những tên tuổi được nhắc nhở nhiều nhất.
Trong phạm vi Thơ Mới ông không có những bài thơ coi là mở đầu như Phan Khôi. Ông không có vai trò người khai phá đầy tài năng như Thế Lữ, không có những tác phẩm chín như Huy Cận. Song nói đến thời đại này là phải nói đến ông. Qua ông thấy cả sự vận động của Thơ Mới.
Tuy cùng nằm trong khuôn khổ hiện đại hóa văn học song những gì diễn ra trong thơ tiền chiến khác hẳn trong văn xuôi. Với văn xuôi các nhà văn của ta bằng lòng làm người học trò nhỏ của văn học Pháp. Thơ thì khác. Ban đầu người ta không chịu. Theo Phạm Quỳnh kể có những ông đồ tự hỏi: “Bên Tây cũng có thơ à?”
Quan niệm như vậy cho nên trong thực tế đồ thị vận động cũng khác nhau. Ở văn xuôi mọi chuyện từ từ không có đột biến. Thơ cũ sau một hồi chống chọi như là xảy ra tình trạng “vỡ trận”. Kết quả là có Thơ Mới náo động một thời.
Có thể tìm thấy bóng dáng cuộc vận động này trong bước đi của Xuân Diệu. Ông đến trong tư thế khẳng định. Ban đầu Thơ Mới làm cho người ta ngỡ ngàng? Thì Xuân Diệu làm cho chúng ta ngỡ ngàng. Rồi cuối cùng chúng ta thấy Thơ Mới gần với ta? Thì Xuân Diệu đã được cả một thời say đắm.
Xuân Diệu là tất cả cái hay cái dở của Thơ Mới. Là sự cởi mở và tham vọng của con người đương thời. Là hào hứng đi ra với thế giới. Nhưng cũng là nông nổi cạn cợt là nhanh chóng chán chường và bế tắc.
Nếu cần nói gọn một câu về vai trò của Xuân Diệu trong Thơ Mới thì nên nói gì?
Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ Mới”. Ở Sài Gòn năm 1967 trong tập Bản lược đồ của văn học Việt Nam (Ba thế hệ của nền văn học mới) Thanh Lãng cũng viết một câu tương tự. Cho đến nay công thức đó vẫn được nhiều người nhắc lại.
Giữa các phong cách của Thơ Mới Xuân Diệu là một cái gì vừa phải hợp lý ông vốn có cái dễ dàng để đến với đám đông trong văn chương cũng như trong cuộc đời. Thế Lữ hơi cổ. Trong thơ Thế Lữ người ta vẫn cảm thấy một cái gì hơi già hơi cũ mắt nhìn về cái mới chứ chân chưa đặt tới cái miền mới mẻ đó. Mong muốn kéo nhà thơ này đi tới nhưng con người ông không theo kịp. Lưu Trọng Lư cũng vậy mà lại ngả sang mơ mộng xa xôi. Huy Cận chậm rãi khoan thai đậm chất văn hóa và Huy Cận như già trước tuổi nữa. Về độ chín của thơ Xuân Diệu không bằng Huy Cận. Song sự trẻ trung làm cho Xuân Diệu có sự hấp dẫn hơn phổ biến hơn nhiều. Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên ăn nhiều ở sự hướng thượng suy tư độc đáo. Các ông có cái gì đó mà người bình thường khó với tới. Họ nhìn theo các ông mà ngại.
Xét về ảnh hưởng với các thế hệ sau vai trò của Xuân Diệu cũng rất lớn. Như ở thế hệ những người sinh khoảng 40 của thế kỷ trước, những Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật. Nếu đặt ra một hàng những Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử thì trong sự khác nhau rất rõ họ vẫn gần với Xuân Diệu hơn cả số ... niềm “bâng khuân”, “tiếc cả đất trời” để làm nên một cuộc chia li bi tráng với mùa xuân: 
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi 
Khắp sông núi đếu than thầm tiễn biệt 
Con gió xinh thì thào trong lá biếc 
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi 
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi 
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa 
Chẳng bao giờ, ôi chẳng bao giờ nữa. 
Những cuộc chia li nổi tiếng trong lịch sử văn chương cổ kim có lẽ cũng chỉ bùi ngùi đến vậy. Nước sông Dịch lạnh theo nỗi niềm thái tử Đan đưa tiễn Kinh Kha sang sông hành thích bạo chúa, người chinh phụ đưa chồng ra chiến trận “nhủ rồi nhủ lại cầm tay- bước đi một bước giây giây lại dừng” (Chinh phụ ngâm), tất cả đều cảm động lưu luyến nhưng đó là cảnh chia li giữa người với người. Tản Đà mượn lời “thề non nước”, “tống biệt”, “cảm thu, tiễn thu” cũng chỉ là mượn cảnh nói người, cảm xúc man mác lặng lẽ. Còn Xuân Diệu đã diễn tả đầy đủ đến từng chi tiết cụ thể không khí của cuộc chia li, từ thời gian “tháng năm”, không gian “sông núi than” đến “cơn gió xinh hờn tủi”, chim “đứt tiếng” Cảm quan lãng mạn cùng hoà với suy tư về bản thân đã khắc hoạ độc đáo cảm giác tinh tế của nhà thơ. Khung cảnh “rớm vị chia phôi” như san sẻ nỗi niềm của thi nhân, bật thành tiếng than não nuột “chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa”, tiếc thương cho vẻ đẹp mùa xuân, tuổi trẻ, sự sống một đi không trở lại. 
Từ cảnh “trong gặp gỡ đã có mầm li biệt” này. trước nỗi lo âu, linh cảm về sự tàn phai cùng dòng chảy thời gian, có một giao điểm hội tụ tình cảm và lí trí củanhà thơ, trở thành một niềm thôi thúc cháy bỏng: 
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm 
Đó là lời kêu gọi của tình yêu, của đam mê và khát khao vượt ra thực tại đáng buồn để tìm đến mùa xuân. Chính vào lúc tưởng như rợn ngợp trong sự hoang mang, nhà thơ đã vượt lên để thể hiện rõ chất Người cao đẹp – tìm về ý nghĩa của sự sống.
Không quay về quá khứ để hoài niệm, không tìm kiếm một ngày mai vô vọng, con người ở đây sống cùng thực tại mãnh liệt, dường như cùng với các động tác vội vàng cuống quít kia là sự cuồng nhiệt với đời:
 Ta muốn ôm!
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn 
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn 
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu 
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
Và non nước và mây và cỏ rạng 
Cho chếnh choáng mùi hương cho đã đầy ánh sáng 
Cho no nê thanh sắc của thời tươi 
- Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Tưởng chừng những cái “ta muốn” là sự lặp lại cảm xúc đầu bài thơ. Nhưng đi liền với các cảm giác và hành động ôm, riết, say, thâu, hôn, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn, cảm xúc đã phát triển đầy đủ, trẻ trung trong trạng thái ngây ngất. Từ thái độ ban đầu còn có chút e dè đến thái độ vồ vập vội vàng, có chút tham lam là cả một sự chuyển hướng của suy tư. Xuân Diệu không chờ đợi mà muốn chiếm lĩnh sự sống, thâu vào đầy đủ vẻ đẹp cuộc sống, sống thành thật với chính mình, sống hết mình. 
 Thái độ sống ấy đã được nhà thơ tuân thủ suốt cuộc đời mình và ông đã tìm ra ý nghĩa của sự sống trước ranh giới của mất mát, tàn phai và cái chết, chiến thắng nỗi sợ hãi hư vô. Khát khao được sống, được yêu, được giao cảm cùng vũ trụ và cuộc đời, Xuân Diệu đã chiến thắng thời gian, vẫn vẹn nguyên sức sống dồi dào của tuổi hai mươi:
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Cũng vẫn si tình đến ngất ngư 
(Không đề - 1983) 
 Bài thơ Vội vàng đã thể hiện tinh tế những giác quan bén nhạy của hồn thơ Xuân Diệu trước mùa xuân, gắn với quan niệm sống của ông về ý nghĩa sự sống đời người. Con Người, với những tính cách và cảm xúc độc đáo hiện diện trong từng câu chữ, mang nét đặc trưng của cảm quan lãng mạn. Bài thơ còn đưa ra một quan niệm sống tích cực: phải biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời. Hiểu một cách đúng đắn quan niệm này có nghĩa là mỗi người cần phải sống hết mình với cuộc sống hôm nay, sôi nổi châ nthành và thiết tha với đời. Chính vẻ đẹp của con người sẽ làm nên vẻ đẹp bất tử cho cuộc đời. Lời nhắn nhủ trong Vội vàng cũng là tâm niệm suốt đời của nhà thơ, đã làm ta hiểu hơn về “tấm lòng trần gian” của một người thơ.
2)Hình tượng thời gian trong bài Vội vàng của Xuân Diệu (Phạm Ngọc Hiền)
Thời gian là hình thức vận động và tồn tại của thế giới, tất cả vạn vật đều được sinh ra và mất đi theo dòng thời gian. Xuân Diệu rất quý thời gian và khát khao giao cảm mãnh liệt với đời nên ông muốn còn mãi thời tươi trẻ để tận hưởng thanh sắc của Nàng Xuân. Cảm thức thời gian của Xuân Diệu được bộc lộ khá rõ nét trong bài thơ Vội vàng.
Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, Xuân Diệu rất thích mùa xuân vì nó đẹp nhất. Cũng như trong bốn chặng tuổi đời: trẻ thơ, thanh niên, trung niên, già lão, Xuân Diệu thích nhất tuổi thanh niên bởi nó có sức sống mạnh mẽ. Mùa xuân của thiên nhiên tương ứng với tuổi thanh niên của con người. Thật là một sự viên mãn khi tuổi thanh xuân được sống hết mình trong mùa xuân ! Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã chọn mùa xuân làm hình tượng chính của bài thơ. Thời gian nghệ thuật ở đây mang đậm triết lý nhân sinh của tác giả, gọi là thời gian mang tính quan niệm. Thời gian mùa xuân được nhìn qua lăng kính của chàng thi sĩ đa tình nên mang vẻ đẹp quyến rũ của một nàng thiếu nữ. Thi nhân đã tận dụng hết tất cả các giác quan để thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của Nàng Xuân. Hình tượng thời gian cũng có hình hài sống động như một con người.
Thời gian mùa xuân cũng có mùi, đó là "mùi tháng năm", "mùi thơm" ngan ngát, quyến rũ lòng người. Sợ gió sẽ làm vơi bớt mùi hương, thi nhân muốn "buộc gió lại / Cho hương đừng bay đi". "Tháng giêng ngon" còn có vị ngọt ngào của "mật", tha hồ hút "no nê". Mùa xuân có âm thanh quyến rũ, chim hót "khúc tình si" say đắm lòng người. Mỗi sáng sớm có âm thanh gõ cửa báo tin vui, mỗi ngày nhận một niềm vui sướng, cuộc đời thật tuyệt vời ! Thời gian mùa xuân cũng rực rỡ sắc màu. Con người được tắm mình trong một miền nắng đẹp, "đầy ánh sáng", "ánh sáng chớp hàng mi". Sợ màu nắng nhạt mất, thi nhân muốn "tắt nắng đi" để còn lưu lại mãi vẻ đẹp lung linh của nó. Ta thử hình dung một khung cảnh rất thơ mộng, một đôi uyên ương đang hưởng "tuần tháng mật", nhởn nhơ trên "đồng nội xanh rì", đầy hoa thơm "cỏ rạng", "lá biếc", "cành tơ phơ phất", "ong bướm" rập rờn tình tứ, trên trời "mây đưa", "gió lượn"... Còn gì vui sướng hơn khi được sống, được yêu trong cảnh "non nước" hữu tình như thế !
Thi nhân không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức Nàng Xuân qua các giác quan: mũi, miệng, tai, mắt. Chàng muốn thiết thực hơn: trực tiếp cọ xát với da thịt của người đẹp. Chàng đã hôn Nàng say đắm để nhận ra rằng Nàng thật là "ngon". Nhưng chỉ dừng lại ở việc hôn nhau thôi cũng chưa đủ chiếm lĩnh toàn bộ thể xác bạn tình. Chàng tiến tới một bước nữa với những hành động mạnh mẽ hơn: "ôm", "riết", "thâu"... Và chàng đã "say", "chuếnh choáng", "đã đầy", "no nê"... Nhưng rồi, với một niềm đam mê sắc dục quá mạnh mẽ, chàng thấy vẫn chưa đủ. Trai gái làm tình khi đạt tới cao trào thì "cắn" vào nhau, chàng cũng vậy, đã "cắn" vào người tình lúc đạt đỉnh cao của sự hòa trộn thể xác. Chỉ khác là, chàng không cắn vào một hình hài cụ thể nào mà cắn vào... "xuân hồng", tức là cắn vào mùa xuân mơn mởn, hồng hào, đầy quyến rũ như thiếu nữ mới lớn. Nói cách khác, chàng trai trẻ đa tình đã chiếm đoạt hình hài của mùa xuân. Và thời gian non tươi đã dâng hiến cho thi nhân những gì đẹp nhất của mình.
Thời gian sự kiện trong bài thơ là tháng giêng, khởi đầu cho một năm cho nên "Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn". Hình tượng mùa xuân không tĩnh tại mà sống động, cây cối đang đâm chồi nảy lộc, đầy sức sống, ong bướm bay rập rờn, chim thi nhau hót, mây đưa, gió lượn... Bản thân thời gian không chỉ vận động trong thời hiện tại mà nó còn tiến tới tương lai. Bởi vậy, trong khi thi sĩ tận dụng hết các giác quan hiện hữu như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác để tận hưởng thú vui địa đàng thì giác quan thứ sáu mách bảo với chàng rằng: Nàng Xuân rồi sẽ ra đi. Xuân Diệu vốn rất nhạy cảm với sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian nên đang tháng giêng đã than tiếc sợ hết xuân. "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân / Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già / Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất". Vốn có con mắt tinh đời, Xuân Diệu đã nhìn thấy tính hai mặt của thời gian. Ông vừa nhìn nàng xuân trong tay mình, đã thấy nàng tuột mất khỏi tay mình. Đang nhìn thấy nàng dậy thì đã nhìn thấy nàng già cỗi. Đang thấy xuân vui chợt đã thấy xuân buồn... Lúc vạn vật đang gặp gỡ, giao hòa thì đã mang mầm móng của sự chia ly. "Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt... / Con gió xinh thì thào trong lá biếc / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? / Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi / Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?".
Hình tượng mùa xuân trong bài thơ thật trẻ trung, xinh đẹp và sống động. Nó cho thấy giá trị đích thực của của cuộc sống thiên đường trên mặt đất. Xuân Diệu là người thiết thực, muốn vội vàng tận hưởng ngay những "thanh sắc của thời tươi" trong hiện tại. Bài thơ đã toát lên nhân sinh quan tiến bộ của tác giả: hãy quý trọng thời gian và sống hết mình trong hời tuổi rẻ.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.	
2.	123doc.org › ... › Văn học - Ngôn ngữ học
3.	thptso2tuyphuoc.edu.vn/index.php?...gian...trong-tho...
4.	https://mocvansong.wordpress.com/2014/07/26/xuan-dieu-noi-am-anh-thoi-gian/
5.	
6.	“Ba đỉnh cao thơ Mới” – Trần Đình Sử
7.	“Thi nhân Việt Nam”
8.	
9.	
10.	
Suốt quãng đời của mình, nhà thơ tình xuất sắc đã không ngừng cống hiến tài năng văn học cộng hưởng với tình yêu cuộc sống mãnh liệt, đóng góp cho đời những tiếng thơ căng tràn sức sống. Đã yêu say tất cả vẻ đẹp của vạn vật trên đời, ắt hẳn Xuân Diệu phải cảm thấy đau đớn, dằn xé biết bao khi chứng kiến sự vật, con người tàn úa theo thời gian. Như chúng ta đã biết, những bài thơ hay thường là những bài thơ buồn. Hồn thơ Xuân Diệu tuy tươi vui, hiện đại nhưng vẫn không thiếu những từ ngữ, hình ảnh thấm đượm nỗi buồn của người thi sĩ trước quy luật của thời gian.Nếu sự vui tươi, hồn nhiên làm từ nét hiện đại, đậm chất Tây học của nhà thơ giúp khẳng định phong cách rất riêng trong thơ ông thì nỗi buồn trước quy luật tuyến tính của đời người mang đến sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.Tuy nhiên, đó không phải là hồn thơ ủy mị, tiêu cực, sầu não, chính nỗi buồn ấy hối thúc con người biết trân trọng từng phút giây đang sống, không lãng phí thời gian và biết yêu quý mọi vẻ đẹp trên đời. Dù là tình yêu tha thiết với cuộc sống hay nỗi buồn trước sự hữu hạn của đời người, đó vẫn là sự sáng tạo của riêng Xuân Diệu, toát lên ngay từ chính con người, cá tính của ông. Để phát huy tối đa những thông điệp quý giá mà nhà thơ muốn truyền tải, chúng ta phải biết khai thác ý nghĩa tích cực và đánh giá khách quan hồn thơ Xuân Diệu, trân trọng, giữ gìn tất cả các tác phẩm người thi sĩ dày công sáng tạo và biết phát huy giá trị thiết thực được gửi gắm qua các bài thơ. Thời gian trôi qua, chàng thi sĩ đã không thể đi ngược quy luật của thời gian để sống mãi, nhưng vẻ đẹp của thơ ông vẫn sẽ mãi trường tồn trong lòng những người yêu thơ, yêu cái đẹp và biết quý trọng cuộc sống.
Điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuyen_de_Noi_am_anh_thoi_gian_trong_tho_Xuan_Dieu.docx