Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 11 - Mã đề thi 132

Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 11 - Mã đề thi 132

I. Trắc nghiệm ( 6điểm)

Câu 1: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng

A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực d¬ương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.

B. làm dịch chuyển các điện tích d¬ương từ cực âm của nguồn điện sang cực d¬ương của nguồn điện.

C. làm dịch chuyển các điện tích dư¬ơng theo chiều điện trư¬ờng trong nguồn điện.

D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngư¬ợc chiều điện trư¬ờng trong nguồn điện.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?

A. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

B. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.

C. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

D. Các đường sức là các đường cong không kín.

Câu 3: Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

A. RTM = 400 (Ω). B. RTM = 75 (Ω). C. RTM = 100 (Ω). D. RTM = 150 (Ω).

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2015Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 11 - Mã đề thi 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN VẬT LÝ LỚP 11
Thời gian làm bài: 45phút; 
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Lớp :...............................................................................
I. Trắc nghiệm ( 6điểm)
Câu 1: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
B. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.
C. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
D. Các đường sức là các đường cong không kín.
Câu 3: Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:
A. RTM = 400 (Ω).	B. RTM = 75 (Ω).	C. RTM = 100 (Ω).	D. RTM = 150 (Ω).
Câu 4: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.	B. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.	D. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
Câu 5: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
Câu 6: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. theo một quỹ đạo bất kỳ.	B. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
C. ngược chiều đường sức điện trường.	D. vuông góc với đường sức điện trường.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.
B. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.
C. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.
D. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.
Câu 8: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) đợc mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 25 (A).	B. I = 2,5 (A).	C. I = 12 (A).	D. I = 120 (A).
Câu 9: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.	B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
C. khả năng tích điện cho hai cực của nó.	D. khả năng thực hiện công của nguồn điện.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ nội năng thành điện năng.
B. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ quang năng thành điện năng.
C. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ cơ năng thành điện năng.
D. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ hoá năng thành điên năng.
Câu 11: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường.
B. khả năng sinh công của điện trường.
C. phương chiều của cường độ điện trường.
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 12: Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1 = 110 (V) và U2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 13: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A. E = 4500 (V/m).	B. E = 0,225 (V/m).	C. E = 0,450 (V/m).	D. E = 2250 (V/m).
Câu 14: Phát biết nào sau đây là không đúng?
A. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
B. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
C. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
D. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
Câu 15: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A = 0 trong mọi trường hợp.
B. A > 0 nếu q > 0.
C. A > 0 nếu q < 0.
D. A ? 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
Câu 16: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2 = 1,28 (cm).	B. r2 = 1,28 (m).	C. r2 = 1,6 (cm).	D. r2 = 1,6 (m).
Câu 17: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (mC) từ M đến N là:
A. A = - 1 (m J).	B. A = + 1 (J).	C. A = - 1 (J).	D. A = + 1 (m J).
Câu 18: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. W	B. kVA	C. kWh	D. J/s
Câu 19: Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào:
A. Bản chất của hai bản tụ.	B. Khoảng cách giữa hai bản tụ.
C. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ.	D. Chất điện môi giữa hai bản tụ.
Câu 20: Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
D. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
II.Tự luận
Câu 1: Cho hai điện tích đặt tại hai điểm A, B cách nhau 10cm trong không khí. 
Biết q1=10-8C và q2= - 4.10-8C. 
a. Tìm những điểm sao cho cường độ điện trường tại đó bằng không.
x, r
b. Nếu đặt một điện tích q3=2.10-8C tại điểm C cách A,B đều bằng 10cm. Tìm độ lớn của hợp lực tác dụng lên điện tích q3.
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ 
x=12V , r1=1W, R1=1W, R2=2W. R3 thay đổi được.
a. Tìm R3 để công suất trên R3 đạt 7,2W.
b. Tìm R3 để công suất tiêu thụ trên R3 là lớn nhất. Tìm công suất lớn nhất đó.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN VẬT LÝ LỚP 11
Thời gian làm bài: 45phút; 
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Lớp :...............................................................................
I. Trắc nghiệm:
Tô đen bằng bút chì vào đáp án đúng.
01
08
15
02
09
16
03
10
17
04
11
18
05
12
19
06
13
20
07
14
II. Tự Luận	

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HOC KI 1 LOP 11.doc