Đề kiểm tra học kì I - Môn: Hóa học lớp 10

Đề kiểm tra học kì I - Môn: Hóa học lớp 10

I. Mục tiêu đề kiểm tra

 1. Kiến thức

a) Chủ đề 1: Nguyên tử.

b) Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn.

c) Chủ đề 3: Liên kết hóa học.

d) Chủ đề 4: Phản ứng oxi hóa-khử.

 2. Kĩ năng

a) Thành phần nguyên tử: hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị, cấu hình electron nguyên tử.

b) Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

c) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố hóa học trong chu kì, trong nhóm.

d) Viết công thức electron, công thức cấu tạo một số đơn chất và hợp chất.

e) Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.

 

doc 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
--------------------------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2016– 2017
MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. Mục tiêu đề kiểm tra
 1. Kiến thức
a) Chủ đề 1: Nguyên tử.
b) Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học-Định luật tuần hoàn.
c) Chủ đề 3: Liên kết hóa học.
d) Chủ đề 4: Phản ứng oxi hóa-khử.
 2. Kĩ năng
a) Thành phần nguyên tử: hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị, cấu hình electron nguyên tử.
b) Cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
c) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố hóa học trong chu kì, trong nhóm.
d) Viết công thức electron, công thức cấu tạo một số đơn chất và hợp chất.
e) Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận 100%
III. Ma trận đề kiểm tra
Nội dung kiến thức
 Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
1.Nguyên tử
Cấu hình electron nguyên tử .(1,0đ)
BT về đồng vị. (1,5 đ)
-Toán về số hạt hạt nguyên tử. (1,5 đ)
Điểm
1,0
 3,0
 3,5 
Tỉ lệ
10%
30%
35%
2.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn 
- Xđ vị trí (chu kì, nhóm). (1,0đ)
- Viết CT oxit cao nhất,hiđroxit và hợp chất khí với hiđro(0,5đ)
So sánh tính kim loai,phi kim thuộc nhóm A. (0,5đ)
-Toán về oxit cao nhất để tìm nguyên tử khối. 
(1,0 đ)
-Toán kim loại nhóm IA ,IIA tác dụng với nước. (1,0 đ)
Điểm
 1,5
0,5 
2,0
3,5
Tỉ lệ
15%
5%
20%
 35%
3.Liên kết hoá học
Viết công thức elctron,CT cấu tạo của các chất. (1,0đ)
Điểm
1,0
2,0
Tỉ lệ
10%
20%
4.Phản ứng oxi hoá khử
-các bước lập phương trình phản ứng oxy hóa-khử(1,0đ)
Điểm
1,0
1,0
Tỉ lệ
10%
 10%
Tổng
2,5
( 25%)
2,5
(25%)
5,0
(50%)
10
(100%)
Ninh Phước, ngày 11 tháng 12 năm 2016
 GVBM
 Thái Thị Phương
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Hóa học 10 (Chương trình chuẩn)
Đề 1
Câu 1: (3,0đ) Cho 2 nguyên tố Na( Z= 11) và K(Z=19).
a, Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Na ; K.
b, Xác định vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố Na trong bảng tuần hoàn. Giải thích?
c, Viết công thức oxit cao nhất và công thức hidroxit tương ứng của nguyên tố Na.
d, So sánh tính kim loại của K và Na.Giải thích?
Câu 2: (1,0đ) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử NH3 ; Cl2?
( Cho: H thuộc nhóm IA; N thuộc nhóm VA ;Cl thuộc nhóm VIIA)
Câu 3: (1,5đ) Nguyên tử Cu có 2 đồng vị bền và . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tính thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị?
Câu 4 : (1,5đ) Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 46. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt. Tìm số proton, nơtron và viết kí hiệu nguyên tử X?
Câu 5: (1,0đ) Cho nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất của nó có chứa 40 %R về khối lượng. Tìm khối lượng nguyên tử của R. (cho klnt : O : 16)
Câu 6: (1,0 đ) Cho 0,78 gam kim loại M thuộc nhóm IA tan hết trong nước thu được 0,224 lít khí H2 (đktc). Tìm tên kim loại M. (cho klnt : Na : 23; K : 39)
Câu 7: (1,0 đ) Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron :
 MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O.
(học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu hóa học nào)
-----HẾT -----
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Hóa học 10 (Chương trình chuẩn)
Đề 2
Câu 1: (3,0đ) Cho 2 nguyên tố P( Z= 15) và S(Z=16).
a, Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố P ; S.
b, Xác định vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố P trong bảng tuần hoàn. Giải thích?
c, Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí hidro của nguyên tố P.
d, So sánh tính phi kim của nguyên tố S với nguyên tố P.Giải thích?
Câu 2: (1,0đ) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử H2S ; N2?
 ( Cho: H thuộc nhóm IA; N thuộc nhóm VA ; S thuộc nhóm VIA)
Câu 3: (1,5đ) Nguyên tử Brom có 2 đồng vị bền và . Nguyên tử khối trung bình của Br là 79,91 . Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị?
Câu 4: (1,5đ) Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 58 . Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt.Tìm số proton, nơtron và viết kí hiệu nguyên tử X?
Câu 5: (1,0 đ) Cho nguyên tố R thuộc nhóm IVA . Trong hợp chất khí hidro có chứa 25 %H về khối lượng. Tìm khối lượng nguyên tử của R. (cho klnt : H : 1)
Câu 6: (1,0đ) Cho 0,685 gam kim loại M thuộc nhóm IIA tan hết trong nước thu được 0,112 lít H2 (đktc). Tìm tên kim loại M. (cho klnt : Mg : 24; Ca : 40; Ba: 137)
Câu 7 : (1,0 đ) Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron :
 Cu + H2SO4 CuSO4 + SO2 + H2O
(học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu hóa học nào)
-----HẾT -----
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 năm học 2016 – 2017. Môn Hóa học 10
Đề 1:
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0đ)
a,Na(Z = 11): 1s22s22p63s1
K(Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1.
b, Na thuộc chu kì 3, vì có 3 lớp e
 Nhóm IA. Vì có 1e lớp ngoài cùng và là nguyên tố s
c, Công thức oxit cao nhất : Na2O; công thức hidroxit: NaOH.
d, Trong bảng tuần hoàn: K và Na cùng thuộc nhóm IA, đi từ trên xuống dưới ( từ Na đến K),theo chiều Z tăng, tính kim loại tăng nên tính kim loại K > Na. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(1,0đ)
b, Viết đúng công thức electron, công thức cấu tạo NH3; Cl2 được 0,5 điểm.
1,0
3
(1,5đ)
Gọi thành phần % số nguyên tử của đồng vị và lần lượt là x1, x2.
Vậy % số nguyên tử đồng vị là 73% và % số nguyên tử đồng vị là 27%.
0,25
1,0
0,25
4
(1,5đ)
Theo bài ra ,ta có: 
Z = P = 15; A= P + N = 31. Kí hiệu nguyên tử : 
Mỗi pt 0,25
Giải hệ 0,25
0,75
5
(1,0đ)
Công thức oxit cao nhất : RO3
Trong phân tử RO3 có 40%R về khối lượng %O = 100 – 40 = 60%
0,25
0,25
0,5
6
(1,0đ)
.
PTHH: 2M + 2H2O 2MOH + H2
 0,02 0,01 mol
 vậy kim loại là Kali
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(1,0đ)
 +4 -1 +2 0
PTHH: MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O.
Chất khử: HCl ; Chất oxihóa: MnO2
PTHH: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
0,25
0,25
0,25
0,25
Đề 2:
câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0đ)
a, P(Z = 15): 1s22s22p63s23p3
S(Z = 16): 1s22s22p63s23p4
b, P thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp e
 Nhóm VA vì có 5 e lớp ngoài cùng và là nguyên tố p
b, Công thức oxit cao nhất : P2O5 ; công thức hợp chất khí hidro : PH3.
c, Trong bảng tuần hoàn: P và S cùng thuộc chu kì 3, đi từ trái sang phải (từ P đến S) ,theo chiều Z tăng dần , tính phi kim tăng dần nên tính phi kim S > P. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(1,0đ)
b, Viết đúng công thức electron, công thức cấu tạo H2S ; N2 được 0,5 điểm.
1,0
3
(1,5đ)
Gọi thành phần % số nguyên tử của đồng vị và lần lượt là x1, x2.
Vậy % số nguyên tử đồng vị là 54,5% và % số nguyên tử đồng vị là 45,5%.
0,25
1,0
0,25
4
(1,5đ)
Theo bài ra ,ta có: 
Z= P = 19; A= P + N = 39. Kí hiệu nguyên tử : 
0,75
0,75
5
(1,0đ)
- Công thức hợp chất khí hidro: RH4
- Trong phân tử RH4 có 25 % H về khối lượng %R = 100% – 25%= 75%
- Ta có:
0,25
0,25
0,5
6
(1,0đ)
.
PTHH: M + 2H2O M(OH)2 + H2
 0,005 0,005 mol
 vậy kim loại là Bari
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(1,0đ)
 0 +6 +2 +4
PTHH: Cu + H2SO4 CuSO4 + SO2 + H2O
Chất khử: Cu. Chất oxihóa: H2SO4.
PTHH: Cu + 2 H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2 H2O
0,25
0,25
0,25
0,25
 Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Viết sai chất không chấm điểm. 
GVBM: Thái Thị Phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_10.doc