Đề kiểm tra học kì 1 môn: Văn - Tiếng việt - lớp 11

Đề kiểm tra học kì 1 môn: Văn - Tiếng việt - lớp 11

Đề: 1

Câu 1: (2.0 điểm)

 Thế nào là nghĩa tường minh? Phân tích nghĩa tường minh của những phát ngôn dưới đây:

 Chị Dậu nhổm đít toan đứng dậy. Bà Nghị thẽ thọt:

 - Chúng bay cứ cái thói ấy, không trách chả ai buồn thương. Mày tưởng người ta không thể mua đâu được chó đấy chắc? Hay là chó của nhà mày bằng vàng. Thôi, cho thêm hào nữa thế là vừa con, vừa chó, cả thảy được hai đồng mốt. Bằng lòng không?

 Chú ý các từ ngữ: toan, cứ, không trách, tưởng, hay là, vừa. vừa.

(Ngô Tất Tố)

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn: Văn - Tiếng việt - lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra học kì 1
Năm học: 2006-2007
Môn: Văn - Tiếng Việt - Lớp 11
(Thời gian 90 phút)
Đề: 1
Câu 1: (2.0 điểm)
	Thế nào là nghĩa tường minh? Phân tích nghĩa tường minh của những phát ngôn dưới đây:
	Chị Dậu nhổm đít toan đứng dậy. Bà Nghị thẽ thọt:
	- Chúng bay cứ cái thói ấy, không trách chả ai buồn thương. Mày tưởng người ta không thể mua đâu được chó đấy chắc? Hay là chó của nhà mày bằng vàng. Thôi, cho thêm hào nữa thế là vừa con, vừa chó, cả thảy được hai đồng mốt. Bằng lòng không?
	Chú ý các từ ngữ: toan, cứ, không trách, tưởng, hay là, vừa... vừa.
(Ngô Tất Tố)
Câu 2: (2.0 điểm)
	Anh (Chị) hãy nêu một vài nét chính về sự nghiệp văn học của nhà thơ lớn R.Tago?
Câu 3: (6.0 điểm)
	Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao ở đầu truyện và cuối truyện đối với viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
	Tổ chuyên môn	Giáo viên
HƯớNG DẫN CHấM Đề 1
MÔN: VĂN - TIếNG VIệT LớP 11
A. Hướng dẫn chung:
	- Trên cơ sở ở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung triểm khai, trình bày và kỹ năng viết của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
	- Cho điểm toàn bài như sau: 0; 0.5; 1.0; ... đến tối đa là: 10 điểm (0.25 làm tròn thành 0.5)
B. hướng dẫn cụ thể:
1- (2.0 điểm)
	- Nghĩa tường minh là nghĩa được xác định căn cứ theo câu chữ phát ngôn. 
	- Chị Dậu nhổm đít toan đứng dậy.
	Khẳng định chủ thể - hành động từ toan có ý định nhưng lại thôi. Chị Dậu đã có ý định bỏ về, ngay lúc đó lại từ bỏ ý định này.
	- Chúng bay cứ cái thói ấy không trách chả ai buồn thương.
	Nghĩa của mẫu câu nguyên nhân - kết quả. 
	- Mày tưởng người ta không mua đâu được chó đấy chắc? 
	Nghĩa của mẫu câu nghi vấn C-V + đấy chắc?
	Từ tưởng cần được chú ý: nghĩ và tin vào điều không có thực
	- Hay là chó của nhà mày bằng vàng
	Nghĩa của mẫu câu nghi vấn chủ thể - đặc điểm
	- Thôi cho thêm hào nữa... Hai đồng mốt.
	Nghĩa của câu tường thuật tiếp diễn điều kiện - kết quả.
2- (2.0 điểm)
	Đối với sự nghiệp của nhà thơ Tago học sinh cần nêu được những ý sau đây:
	Rabinđranat Tago (1861-1941). Là nhà thơ lớn, nhà văn hoá lỗi lạc của ấn Độ. Sự nghiệp sáng tác văn học của Tago rất lớn. Ông là người đầu tiên ở Châu á được tặng giải thưởng Nobel về văn chương năm 1913 với tập Thơ Dâng. 
	Ông để lại 52 tập thơ: Thơ Dâng, Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918) là những tác phẩm tiêu biểu.
	Tago viết kịch khá sớm, vở kịch đầu tay Sự trả thù của tự nhiên (1883) và nhiều vở kịch khác ra đời như Vua và hoàng hậu... Tất cả có 42 vở.
	Tiểu thuyết ông có 12 bộ nổi tiếng, Gôra, Đắm thuyền... Ông để lại gần 100 truyện ngắn, hàng trăm ca khúc, hàng nghìn bức hoạ đang được giữ gìn trong các bảo tàng mỹ thuật.
	Tóm lại những công trình văn học nghệ thuật mà Tago để lại nói lên tài năng và sức sáng tạo của ông. Ông xứng đáng là một trong những thiên tài của nhân loại ở thế kỷ XX. Năm 1961 tổ chức Văn hoá, khoa học, giáo dục (UNESCO) của Liên hợp quốc tổ chức 100 năm ngày sinh của ông.
3- (6.0 điểm)
3.1. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết làm một bài văn phân tích nhân vật.
Bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý logích.
Diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, sử dụng từ và ngữ pháp đúng.
3.2. Yêu cầu về nội dung và cho điểm:
	Học sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách, miễn là diễn đạt được các nội dung sau:
a. Trình bày những hiểu biết về hoàn cảnh xã hội - tác giả - tác phẩm. Nêu khá... quát được tính cách nhân vật (Tối đa 1 điểm)
b. Giai đoạn đầu: Viên quan coi ngục tỏ thiện ý giúp đỡ Huấn Cao và Huấn Cao tỏ lời miệt thị chối từ sự giúp đỡ (Dùng dẫn chứng để phân tích)
	Thái độ của viên quản ngục khép nép trong lời nói tỏ lòng ngưỡng mộ (Ngài là người có nghĩa khí), thổ lộ ý định muốn giúp đỡ của mình một cách lễ phép và nhã nhặn. (1 điểm)
	Lời nói của viên quản ngục có ý tứ, có phân biệt. Đáp lại lời tỏ thiện chí muốn giúp đỡ rất lễ phép, rất nhã nhặn, rất kính cẩn là lời từ chối rất ngắn gọn, đanh thép, đầy miệt thị. Tại sao nhân vật Huấn Cao có thái độ như vậy? Có hợp với nhân cách nhân vật Huấn Cao không? Rất hợp nhân cách của Huấn Cao (Lấy dẫn chứng phân tích) (1 điểm)
	Huấn Cao không biết rằng quản ngụclà một người có ít chữ nghĩa trọng khí phách và say mê nghệ thuật thư pháp.
	Giai đoạn sau nhân vật Huấn Cao chí tình viết tặng viên quản ngục những chữ rất đẹp và khuyên bảo những lời tâm huyết. (1 điểm)
	Thái độ và lời nói của Huấn Cao thân ái, tôn trọng, trò chuyện thân mật.
	Huấn Cao nói với viên quản ngục những lời tâm huyết. (1 điểm)
c. Thái độ tư tưởng của tác giả và cách xây dựng nhân vật: (1 điểm)
	Đóng góp của nhân vật dối với sự thành công của tác phẩm. 
	Liên hệ rút ra bài học 

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra.doc
  • docDE KIEM TRA DAP AN 11.doc