Đè kiểm tra học kì 1 môn thi: Tin học lớp 11

Đè kiểm tra học kì 1 môn thi: Tin học lớp 11

I. Trắc nghiệm: (6 điểm)

1: Chương trình viết bằng hợp ngữ không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau

A.Dễ lập trình hơn so với ngôn ngữ bậc cao

B. Tốc độ thực hiện nhanh hơn so với chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao

C. Gần với ngôn ngữ máy hơn

D. Sử dụng trọn vẹn các khả năng của máy tính

2: Hãy chọn phát biểu sai

A. Các biến đều phải được khai báo và mỗi biến chỉ khai báo một lần

B. Một chương trình luôn luôn có hai phần: phần khai báo và phần thân

C. Sau từ khóa Var có thể khai báo nhiều danh sách biến khác nhau

D. Chương trình dịch có hai loại: thông dịch và biên dịch

3: Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu nào?

A. { và } B. [ và ] C. ( và ) D. /* và */

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 21929Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đè kiểm tra học kì 1 môn thi: Tin học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÈ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Môn thi: Tin học lớp 11
I. Trắc nghiệm: (6 điểm)
1: Chương trình viết bằng hợp ngữ không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau
A.Dễ lập trình hơn so với ngôn ngữ bậc cao
B. Tốc độ thực hiện nhanh hơn so với chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao
C. Gần với ngôn ngữ máy hơn
D. Sử dụng trọn vẹn các khả năng của máy tính
2: Hãy chọn phát biểu sai
A. Các biến đều phải được khai báo và mỗi biến chỉ khai báo một lần
B. Một chương trình luôn luôn có hai phần: phần khai báo và phần thân
C. Sau từ khóa Var có thể khai báo nhiều danh sách biến khác nhau
D. Chương trình dịch có hai loại: thông dịch và biên dịch
3: Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu nào?
A. { và }	B. [ và ]	C. ( và )	D. /* và */
4: Khái niệm nào sau đây là đúng về tên chuẩn
A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt
B. Tên chuẩn là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
C. Tên chuẩn là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
D. Tên chuẩn là các hằng hay biến
5: Câu lệnh nào sau đây là khai báo hằng trong Pascal
A. Const max = 50;	B. Const max := 50;	C. Const integer max = 50;	D. Const max 50;
6: Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0,2; 0,3; 1,99. Khai báo nảo trong các khai báo sau là đúng?
A. Var X, Y: byte;	B. Var X, Y: real;	C. Var X: real; Y: byte;	D. Var X: byte; Y: real;
7: Phạm vi giá trị của kiểu integer thuộc
A. Từ 0 đến 255	B. Từ -215 đến 215 -1	C. Từ 0 đến 216 -1	D. Từ -231 đến 231 -1
8: Trong các kiểu dữ liệu sau kiểu nào cần bộ nhớ lớn nhất:
A. Byte	B. Integer	C. Longint	D. Real;
9: Trong NN lập trình Pascal, biểu thức số học nào sau đây là hợp lệ
A. 5a + 7b + 8c;	B. 5*a +7*b +8*c;	C. {a + b}*c	D. x*y(x +y);
10: X := y ; có nghĩa
A. Gán giá trị X cho Y	B. Gán giá trị y cho biến X
C. So sánh xem y có bằng X hay không	D. Ý nghĩa khác
11: Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x
A. Writeln(‘Nhập x = ’);	B. Writeln(x);	C. Readln(x);	D. Read(‘x’);
12: Trong Pascal, câu lệnh nào sau đây là sai
A. X:= x;	B. X:= 12345;	C. X:= 123,456;	D. X:= pi*100;
13: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì
A. Chia lấy phần nguyên	B. Chia lấy phần dư	C. Làm tròn số	D. Thực hiện phép chia
14: Trong Ngôn ngữ lập trình Pascal, cho đoạn chương trình
Var a, b: real;
Begin 
 A:= 1; b:= 12*(a-2); 
 Writeln(b);
End.
Sau khi chạy chương trình, kết quả trên màn hình là
A. -12	B. -1.2000000000E+01	C. -1.2000000000E+00	D. -12.000000000E+01
15: Cú pháp của thủ tục xuất dữ liệu ra màn hình
A. Readln();	B. Writeln ;
C. Writeln();	D. Writeln()
16: Chương trình sau trả về giá trị bao nhiêu?
 Var y, x, i:byte;
 Begin X:=20; i:=1; y = 0;
 While i < x do Begin
 Y:=x+i; i:=i+5;
 End;
Writeln(‘gia tri cua y:= ‘,y);
End.
A. Y = 36	B. Y = 31	C. Y = 26	D. Y = 41
17: Để tìm giá trị lớn nhất của hai số a, b dùng câu lệnh sau
A. If a > b then Max = a else Max = b;	B. Max := a If a > b then Max := b;
C. Max := b If a<b then Max := b;	D. Max := a If Max < b then Max := b;
18: Biểu thức tính cạnh huyền a của tam giác vuông ABC
A. sqrt(a):= sqrt(b)+sqrt(c);	B. Sqrt(a):=sqr(sqrt(b)+sqrt(c));
C. a:= sqr(b)+sqr(c);	D. a:=sqrt(sqr(b)+sqr(c));
19: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau dùng để làm gì?
Var x, y, t: integer;
Begin x: = t; t:= y; y:= x; End.
A. Hoán đổi giá trị y và t	B. Hoán đổi giá trị x và y	C. Hoán đổi giá trị x và t	D. Một công việc khác
20: Cấu trúc của chương trình Pasacal theo trật tự sau	
A. Program - uses - const – var - begin - end.	B. Program - uses – var - const - begin - end.
C. Program - const - uses - var - begin - end.	D. Program - var- uses - const - begin – end.
21: Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là
A. sqrt(x);	B. Sqr(x);	C. Abs(x);	D. Exp(x);
22: Đoạn chương trình sau cho kết quả gì?
	A:=0;
	If a>0 then A:=1; write(a);
A. 0	B. 1	C. không cho kết quả	D.Báo lỗi vì không có else
23: Để thoát khỏi Pascal ta dùng phím:	
A. ctrl+F9.	B. shift+F9
C. alt+X.	D. F9
24: Đoạn chương trình sau có mấy lỗi
	If a≥0 then a:=1;
	Else a:=2;
A. 1	B. 3
C. 2.	D. 0
II. Tự luận (4 điểm)
Lập trình tìm số lớn nhất trong 3 số a, b, c (2 điểm)
Lập trình giải phương trình bậc nhất ax+b=0 (2 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docAn.doc