Đề kiểm tra đánh giá năng lực - Môn: Hóa học lớp 10

Đề kiểm tra đánh giá năng lực - Môn: Hóa học lớp 10

1. Chọn phát biểu đúng.

A. Khối lượng nguyên tử là khối lượng của tổng số hạt proton có trong nguyên tử.

B. Khối lượng nguyên tử là khối lượng của tổng số hạt proton và electron có trong nguyên tử.

C. Khối lượng nguyên tử là khối lượng của tổng số hạt nơtron và electron có trong nguyên tử.

D. Khối lượng nguyên tử xem một cách gần đúng bằng khối lượng của tổng các hạt proton và nơtron.

2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số electron tối đa trên lớp M là 18.

B. Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử được sắp xếp theo mức năng lượng từ thấp lên cao.

C. Các phân lớp electron s1, p4, d6, f7 là các phân lớp chưa bão hòa.

D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.

3. Nguyên tử nguyên tố X có 17 proton trong hạt nhân. Câu nào sau đây sai?

A. Nguyên tử X có 17 electron ở lớp vỏ.

B. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm VA.

C. Điện tích của hạt nhân nguyên tử X là 17+.

D. Tỉ lệ số electron s và p trong nguyên tử X là

 

docx 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá năng lực - Môn: Hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
MÔN: HÓA HỌC LỚP 10
PHẦN MỘT: TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm – 25 câu) 
1. Chọn phát biểu đúng.
A. Khối lượng nguyên tử là khối lượng của tổng số hạt proton có trong nguyên tử.
B. Khối lượng nguyên tử là khối lượng của tổng số hạt proton và electron có trong nguyên tử.
C. Khối lượng nguyên tử là khối lượng của tổng số hạt nơtron và electron có trong nguyên tử.
D. Khối lượng nguyên tử xem một cách gần đúng bằng khối lượng của tổng các hạt proton và nơtron.
2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số electron tối đa trên lớp M là 18.
B. Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử được sắp xếp theo mức năng lượng từ thấp lên cao.
C. Các phân lớp electron s1, p4, d6, f7 là các phân lớp chưa bão hòa.
D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
3. Nguyên tử nguyên tố X có 17 proton trong hạt nhân. Câu nào sau đây sai?
A. Nguyên tử X có 17 electron ở lớp vỏ.
B. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm VA.
C. Điện tích của hạt nhân nguyên tử X là 17+.
D. Tỉ lệ số electron s và p trong nguyên tử X là 
3. Cấu hình electron ở phân mức năng lượng cao nhất của nguyên tử nguyên tố X là 2p5. Tỉ lệ số nơtron và số đơn vị điện tích hạt nhân của X là Số khối của X là
A. 10.	B. 18.	C. 19.	D. 20.
4. Nguyên tử nguyên tố X có 6 phân lớp chứa electron và trên lớp thứ tư có 2 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 19.	B. 20.	C. 26.	D. 18.
5. Hiđro có 3 đồng vị: . Oxi có 3 đồng vị . Số loại phân tử H2O tối đa có thể được hình thành là
A. 18.	B. 10.	C. 12.	D. 6.
6. Nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 13. Số electron p của nguyên tử nguyên tố Y là
A. 7.	B. 5.	C. 6.	D. 3.
7. Nguyên tố kali có số hiệu nguyên tử là 19. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Nguyên tố kali là kim loại.
B. Kali là nguyên tố thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
C. Nguyên tử kali có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron.
D. Lớp L trong nguyên tử kali đã bão hòa.
8. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử nguyên tố Y là 36. Hạt nhân của Y có số proton bằng số nơtron. Số hạt mang điện tích dương của nguyên tử Y là
A. 36.	B. 12.	C. 24.	D. 18.
9. Trong hạt nhân nguyên tử X có 11 proton và 12 nơtron. Số khối của X là
A. 22.	B. 11.	C. 23.	D. 12.
10. Kí hiệu nguyên tử cho biết
A. số hiệu nguyên tử của nguyên tố Br là 79.
B. trong hạt nhân của nguyên tử Br có 44 nơtron.
C. số khối của nguyên tử Br là 35.
D. lớp vỏ của nguyên tử Br có 44 electron.
11. Dãy các ion và nguyên tử nào dưới đây đều có cấu hình electron 1s22s22p6?
A. Na+, F–, Ne.	B. K+, Cl–, Ar.	C. Li+, F–, Ne.	D. Na+, Cl–, Ar.
12. Cho các nguyên tử: , , , , , . Tổng số nguyên tử có cùng số nơtron là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
13. Đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là
A. những nguyên tố có cùng số khối.
B. những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron.
C. những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.
D. những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
14. Số electron tối đa có trong lớp L là
A. 2.	B. 8.	C. 18.	D. 32.
15. Cho các nguyên tử sau: , số nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
16. Nguyên tố Mg có 3 đồng vị với phần trăm số nguyên tử tương ứng như sau: 24Mg (79%), 25Mg (10%), 26Mg (11%). Thành phần % khối lượng đồng vị 24Mg trong hợp chất MgCl2 là (cho nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,5)
A. 19,89%.	B. 25,26%.	C. 26,27%.	D. 17,65%.
17. Brom có hai đồng vị là và . Trong đó, đồng vị chiếm 49,31% số nguyên tử, còn lại là . Biết rằng nguyên tử khối trung bình của brom là 80. Giá trị của x gần nhất với
A. 79.	B. 78.	C. 82.	D. 77.
18. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d34s2. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm VB.	B. chu kì 4, nhóm IIB.	
C. chu kì 3, nhóm IIA.	D. chu kì 4, nhóm VA.
19. Nguyên tử nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 1s22s22p63s23p64s2.	B. 1s22s22p5.
C. 1s22s22p63s23p4.	D. 1s22s22p63s23p5.
20. Một phần của bảng tuần hoàn với kí hiệu của một số nguyên tố được thay thế bằng các chữ cái X, D, E, G được trình bày sau đây:
Nguyên tố khí hiếm là
A. T.	B. G.	C. E.	D. X.
21. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: 
(X) 1s22s22p2 	 	(Y) 1s22s22p63s2 	(T) 1s22s22p63s23p3 
(M) 1s22s22p63s23p6 	 (L) 1s22s22p63s23p64s2
Các nguyên tố phi kim là
A. X, M.	B. Y, L.	C. X, T.	D. L, M.
22. Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là
A. Al, Si, Mg, Na.	B. Si, Al, Mg, Na.	C. Na, Mg, Al, Si.	D. Na, Mg, Si, Al.
23. X, Y, M là 3 nguyên tố liên tiếp nhau (với ZX < ZY < ZM) trong cùng 1 chu kì. Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ mạnh các axit (tương ứng với các oxit cao nhất) của X, Y, M là
A. H2XO4 < H3YO4 < HMO4.	B. H2YO4 < HMO4 < H3XO4.
C. HMO4 < H2YO4 < H3XO4.	D. H3XO4 < H2YO4 < HMO4.
24. Tổng số hạt mang điện trong anion bằng 63. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử X ít hơn số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử Y là 1 hạt. Hãy chọn phát biểu đúng khi nói về X, Y.
A. X và Y đều là những nguyên tố p.	
B. X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
C. X và Y thuộc 2 chu kì khác nhau trong bảng tuần hoàn.
D. Y thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn.
25. Nguyên tố X thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất oxit cao nhất, X chiếm 43,66%. Nguyên tố X là
A. N (M = 14).	B. P (M = 31).	C. As (M = 75).	D. Sb (M = 122).
PHẦN HAI: TỰ LUẬN (5,0 điểm) 
Câu 26 (1,0 điểm): Vàng (Au) có khối lượng mol nguyên tử là 196,97 g/mol và bán kính nguyên tử r = 0,16 nm. Tính khối lượng riêng của vàng.
Lưu ý: Khối lượng riêng phải được tính bằng đơn vị g/cm3, nguyên tử và hạt nhân xem như có dạng hình cầu với thể tích hình cầu được tính bằng công thức Vhình cầu = . 
Cho biết: 1nm = 10−9m = 10−7cm. Số Avogadro: NA = 6,023×1023.
Câu 27 (2,0 điểm): Một loại quặng vàng (Au) có thành phần khá đặc biệt do sự đóng góp của các đồng vị. Trong đó, số nguyên tử 195Au chiếm 1/4, 197Au chiếm 1/3, 198Au chiếm 1/6 và còn lại là 200Au. 
a. Tính nguyên tử khối trung bình của loại quặng vàng này.
b. Hợp chất của 197Au với nguyên tố X có công thức AuX3. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử AuX3 là 618, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 66 hạt. Biết rằng số proton của nguyên tử Au bằng với số khối của nguyên tử nguyên tố X. Hãy xác định số hiệu nguyên tử của Au và X.
Câu 28 (1,0 điểm): X, Y và T là 3 nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một chu kì (ZX < ZY < ZT). Biết X là nguyên tố kim loại kiềm.
a. Lập công thức các hiđroxit tương ứng của X, Y, T. 
b. So sánh tính bazơ của các hiđroxit tương ứng của X, Y, T. 
Câu 29 (1,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl 36,5% (vừa đủ) thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (ở đktc).
a. Xác định hai kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính khối lượng dung dịch HCl đã sử dụng.
HẾT
ĐA
Câu 26
r = 0,16 nm = 1,6.10−8 cm
DAu = 
Nếu dùng π đã làm tròn là 3,14 thì kết quả ra là 19,07 g/cm3
1,0 điểm
Câu 27a
Số nguyên tử 195Au chiếm 1/4 (25%), 197Au chiếm 1/3 (33,33%), 198Au chiếm 1/6 (16,67%) và còn lại là 200Au (100% - 25% - 33,33% - 16,67% = 25%)
Nguyên tử khối trung bình của vàng trên đảo này là
Hoặc làm 
200Au chiếm 1 – (1/4 + 1/3 + 1/6) = 1/4
→ 
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 27b
Gọi Z1 là số proton trong Au, Z2 là số proton trong X, N2 là số nơtron trong X
Ta có: Z1 + 197 + 3.(2Z2 + N2) = 618 (1)
-Z1 - 3Z2 + (197 – Z1) + 3N2 = 66 (2)
Z1 = Z2 + N2 (3)
Giải hệ phương trình (1), (2), (3), ta có Z1 = 79; Z2 = 35; N2 = 44.
Vậy số hiệu nguyên tử của Au là 79 và X là 35.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
28a
XOH, Y(OH)2, T(OH)3
0,5 điểm
28b
XOH > Y(OH)2 > T(OH)3
0,5 điểm
Câu 29
1,0 điểm
Gọi R là công thức trung bình thay cho 2 kim loại kiềm thổ
R + 2HCl ® RCl2 + H2
0,125 điểm
0,125 điểm
Þ 
0,125 điểm
a
Vậy 2 kim loại kiềm thổ là Mg và Ca
0,125 điểm
b
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Ca
Có hệ phương trình: 
0,125 điểm
Giải ra: x = 0,15 mol và y = 0,1 mol
0,125 điểm
c
0,125 điểm
0,125 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_nang_luc_mon_hoa_hoc_lop_10.docx