Đề bài:
Câu 1 : ( 2 điểm ).
Phân tích phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Cứ nghĩ : Hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh.
( Tố Hữu, Theo chân Bác).
Câu 2 : ( 3 điểm)
Chép bốn câu thơ cuối bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và nêu nhận xét về cuộc sống của tác giả.
Câu 3: ( 5 điểm)
Trong cuộc sống hôm nay vẫn không thiếu những câu chuyện đẹp như cổ tích. Hãy kể lại một câu chuyện “cổ tích” bây giờ.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG TH CHUYÊN KON TUM ĐỀ KIỂM TRA BÙ HỌC KÌ I MÔN : Ngữ văn – Lớp 10 cơ bản. Thời gian : 90 phút. Đề bài: Câu 1 : ( 2 điểm ). Phân tích phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Cứ nghĩ : Hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh. ( Tố Hữu, Theo chân Bác). Câu 2 : ( 3 điểm) Chép bốn câu thơ cuối bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và nêu nhận xét về cuộc sống của tác giả. Câu 3: ( 5 điểm) Trong cuộc sống hôm nay vẫn không thiếu những câu chuyện đẹp như cổ tích. Hãy kể lại một câu chuyện “cổ tích” bây giờ. -----------------Hết---------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phép tu từ ẩn dụ « Hồn thơm » : Những di sản tinh thần vô giá của Bác Hồ « Ngôi sao » : Chỉ Bác Hồ « Bình minh » : Cái mới, ánh sáng, sự sống vĩnh hằng. 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 2 HS chép đúng, đủ bốn câu thơ cuối bài thơ « Nhàn » của Nguyến Bỉnh Khiêm : Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây , ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chim bao. ( HS chép sai 2->3 lỗi chính tả trừ 0.25 đ ; sai nghĩa một từ trừ 0.25 đ) Cuộc sống đạm bạc, thanh cao : + Đạm bạc là những thức ăn quê mùa, dân dã măng trúc, giá đỗ. Đó là cây nhà lá vườn, là kết quả công sức lao động gieo trồng, chăm sóc của chính bản thân mình. Sinh hoạt bình thừơng dân dã như mọi người dân lao động tắm hồ, tắm ao. + Đạm bạc mà không khắc khổ. Đạm bạc mà thanh nhã, thanh thản, thanh cao. Đó là cuộc sống chan hòa với thiên nhiên có mùi vị, có sắc hương, nhẹ nhàng, trong sáng, thanh quý. ( HS trình bày đủ ý song diễn đạt không rõ ràng thì không ghi điểm tối đa. HS tách thành hai ý riêng hoạt viết thành đoạn văn ngắn có các ý trên.) 1.0 1.0 1.0 Câu 3 Yêu cầu chung : Nội dung : - HS cần vận dụng những kiến thức về thể loại truyện cổ tích, kĩ năng tạo lập văn bản tự sự và vốn sống thực tế của bản thân để kể một câu chuyện có thật ( hoặc tưởng tượng ) trog cuộc sống. Câu chuyện không có yếu tố siêu nhiên , kì ảo nhưng được diễn ra theo một quy luật : Người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng có nghị lực, ý chí vươn lên và cuối cùng gặt hái được thành công. b. Cách thức làm bài : - Câu chuyện kể chân thành. - Cần biết kết hợp các phương thức tự sự và miêu tả, biểu cảm cùng những liên tưởng tưởng tượng để câu chuyện kể hấp dẫn, sinh động, giọng điệu kể chuyện phù hợp với văn phong truyện cổ tích. 2. Yêu cầu cụ thể : a. Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện câu chuyện b. Thân bài : - Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh sống. - Những khó khăn, trở ngại, thử thách đến với nhân vật. - Nghị lực, ý chí vượt hoàn cảnh. - Những kì diệu đến và làm thay đổi cuộc đời của nhân vật : Sự giúp đỡ của mọi người, một cuộc hội ngộ tình cờ, một sự may mắn bbaats ngờ - Kết quả tốt đẹp đến với nhân vật. c. Kết bài : - Nêu ý nghĩa của câu chuyện và những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân. 3. Cách chấm : - Bài làm nêu rõ những yêu cầu trên, hành văn mạch lạc, bố cục rõ ràng câu chuyện kể hấp dẫn, sinh động. - Bài làm thể hiện được yêu cầu của đề, kỹ năng kể chuyện khá tốt, hấp dẫn, bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Còn sai sót về cách dùng từ, chính tả nhưng không đáng kể. - Bài làm có bố cục rõ ràng, đảm bảo được 80% những yêu cầu trên, diễn đạt có chỗ chưa chặt chẽ, sai sót về dùng từ, chính tả không quá 5 lỗi. - Bài làm đạt được 40- 50% yêu cầu cụ thể, bố cục chưa đầy đủ, diễn đạt thiếu chặt chẽ, sai sót chính tả dùng từ không quá 10 lỗi. - Bài làm chỉ viết được một đoạn văn ngắn liên quan tới chủ đề. - Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 0 Hết
Tài liệu đính kèm: