1. Từ trường:
- Xung quanh điện tích chuyển động (nam châm, dòng điện.)có từ trường. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện thử đặt trong nó. Do đó ta dùng nam châm hay dòng điện nhỏ để nhận biết miền không gian có từ trường và khảo sát từ trường.
- Tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện và dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ.
2. Đường sức từ:
- Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong miền không gian có từ trường, sao cho hướng của tiếp tuyến tại mỗi điểm trên đường cũng đều trùng với hướng của vec tơ cảm ứng từ của từ trường tại điểm đó.
- Qua mỗi điểm chỉ vẽ được một đường sức từ, các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
- Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua. Do đó các đường sức từ không cắt nhau.
- Nơi cảm ứng từ mạnh thì ta các đường sức từ dày (sát nhau) ; nơi nào cảm ứng từ yếu thì các đường sức từ thưa.
- Từ trường đều là từ trường mà các đường sức cùng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII - VẬT LÍ 11 I. ĐIỆN TỪ A. Lý thuyết Chương IV: TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường: - Xung quanh điện tích chuyển động (nam châm, dòng điện...)có từ trường. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện thử đặt trong nó. Do đó ta dùng nam châm hay dòng điện nhỏ để nhận biết miền không gian có từ trường và khảo sát từ trường. - Tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện và dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ. 2. Đường sức từ: - Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong miền không gian có từ trường, sao cho hướng của tiếp tuyến tại mỗi điểm trên đường cũng đều trùng với hướng của vec tơ cảm ứng từ của từ trường tại điểm đó. - Qua mỗi điểm chỉ vẽ được một đường sức từ, các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. - Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua. Do đó các đường sức từ không cắt nhau. - Nơi cảm ứng từ mạnh thì ta các đường sức từ dày (sát nhau) ; nơi nào cảm ứng từ yếu thì các đường sức từ thưa. - Từ trường đều là từ trường mà các đường sức cùng chiều, song song và cách đều nhau. 3. Cảm ứng từ: - Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực. - Biểu thức: . - Điểm đặt: tại điểm đang xét. - Hướng: trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. - Đơn vị Tesla (T). 4. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện: - Điểm đặt: đặt tại trung điểm của đoạn dây. - Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và đường cảm ứng từ. - Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái. - Độ lớn: F = BIl.sinα trong đó α là góc tạo bởi hướng của véc tơ cảm ứng từ và hướng dòng điện. 5. Từ trường của các dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt: Đặc điểm đường sức Chiều Độ lớn Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài Là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn và có tâm là giao điểm của mặt phẳng và dây dẫn. Tuân theo quy tắc nắm tay phải: đặt tay phải sao cho nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó, các ngón kia khụm lại cho ta chiều của đường sức. Dòng điện chạy trong dây dân dẫn hình tròn - Là hệ những đường cong có trục đối xứng là đường thẳng qua tâm vòng dây và vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây. - Đặc biệt đường sức từ qua tâm dòng điện là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng dòng điện. Nắm tay phải theo chiều dòng điện trong khung, khi đó ngón cái chỉ hướng của các đường cảm ứng từ đi qua qua phần mặt phẳng giới bởi vòng dây. N: Số vòng dây quấn trên khung dây tròn hoặc cuộn dây tròn Dòng điện chạy trong ống dây tròn - Phía trong lòng ống, là những đường thẳng song song cách đều (từ trường đều). - Phía ngoài ống, các đường sức từ có dạng như đường sức từ của nam châm thẳng. Nắm tay phải theo chiều dòng điện trong ống, khi đó ngón cái chỉ hướng của các đường cảm ứng từ nằm trong lòng ống dây. : Số vòng dây được quấn trên một mét chiều dài ống dây (vòng / mét) 6. Lực Lo – ren – xơ: - Điểm đặt: đặt lên điện tích đang xét. - Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ. - Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều vận tốc nếu q > 0 và ngược chiều vận khi q < 0. Lúc đó, chiều của lực Lorentz là chiều ngón cái choãi ra 900 . - Độ lớn: Chương V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 1. Từ thông: Xét một diện tích S nằm trong từ trường đều có véc tơ pháp tuyến tạo với từ trường một góc α thì đại lượng Φ = B.S.cosα Gọi là từ thông qua diện tích S đã cho. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb). 2. Hiện tượng cảm ứng điện từ: - Khi từ thông biến thiên qua một mạch điện kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Chiều dòng điện cảm ứng tuân theo định luật Len – xơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó (sự biến thiên từ thông qua mạch). - Dòng Fuco là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các vật dẫn khi nó chuyển động trong từ trường hoặc nằm trong từ trường biến thiên. Ứng dụng: Tạo lực hãm điện từ, nấu chảy kim loại trong luyện kim, để giảm tác hại do tỏa nhiệt của dòng fuco lõi sắt của máy biến thế thường gồm nhiều lá mỏng ghép sát cách điện. 3. Suất điện động cảm ứng: - Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Như vậy khi có sự biến thiên từ thông qua mặt giới hạn bởi một dòng điện kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. - Độ lớn suất điện động cảm ứng suất trong mạch kín tuân theo định luật Fa-ra-day về cảm ứng điện từ: Độ lớn suất điện động cảm ứng suất trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó. - Biểu thức: 4. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong đoạn dây dẫn chuyển động: - Nếu một đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ thì trong đoạn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng. - Độ lớn của suất điện động cảm ứng này được tính bởi: - Chiều suất điện động cảm ứng được xác định theo quy tắc bàn tay phải: Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái chuỗi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây thì chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực (-) sang cực (+) của nguồn. 5. Tự cảm: - Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong chính mạch đó. - Từ thông riêng của một ống dây tỉ lệ thuận với dòng điện chạy trong ống: Φ = Li. - Hệ số tự cảm L đặc trưng cho khả năng cảm ứng điện từ của ống dây với sự biến thiên từ thông do chính sự thay đổi dòng điện qua mạch. Đơn vị của L là: H (henry). - Biểu thức: - Năng lượng từ trường của ống dây: Mật độ năng lượng từ trường của ống dây: B. Phương pháp giải toán - Đối với bài toán tính cảm ứng từ tổng hợp có thể tính theo 2 cách: + Cộng trực tiếp các vector cảm ứng từ. + Chọn ra hai phương thuận lợi nhất để tính hình chiếu của các vector cảm ứng từ trên hai phương này. Vector cảm ứng từ tổng hợp phải có hình chiếu tương đương. - Đối với các bài toán tính lực tác dụng lên mỗi mét chiều dài dây ta có thể tính theo 2 cách: + Dùng trực tiếp công thức về lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song + Xem như không có đoạn dây đó. Tìm cảm ứng từ do các dòng điện còn lại gây ra tại vị trí đặt đoạn dây đó, sau đó viết công thức tính lực từ do từ trường tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện có chiều dài 1m (F = B.I.l) - Nếu đề bài cho chiều dài đoạn dây cụ thể thì lấy lực tác dụng lên một mét chiều dài nhân với chiều dài của đoạn dây. - Đối với bài toán cảm ứng điện từ có nguồn điện, cần xem suất điện động cảm ứng trên thanh như một nguồn điện có điện trở trong là điện trở của thanh. Dùng biểu thức định luật Ôm cho một đoạn mạch và cho cả vòng mạch một cách thích hợp. C. Câu hỏi lý thuyết 1) Thế nào là tương tác từ? 2) Làm thế nào nhận biết được từ trường? 3) Định nghĩa và nêu các tính chất của đường sức từ. Từ phổ là gì? 4) Nêu phương, chiều, độ lớn của từ trường tại một điểm tạo bởi dòng điện thẳng dài vô hạn, dòng điện tròn, và trong lòng ống dây dài. 5) Trình bày các đặc điểm của từ trường trái đất - độ từ thiên - độ từ khuynh - từ cực - bão từ 6) Trình bày sự phân loại: - chất sắt từ - chất thuận từ - chất nghịch từ 7) Cấu trúc của chất sắt từ. Thế nào là chất sắt từ cứng, mềm? Nêu một số ứng dụng của chất sắt từ. 8) Trình bày kết quả sự từ hóa một lõi thép bởi từ trường ngoài. Nêu rõ các khái niệm: - từ dư - từ trường kháng từ - chu trình từ trễ 9) Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dòng điện. 10) Trình bày lực tương tác giữa hai dòng điện song song. Nêu định nghĩa của đơn vị A. 11) Nêu các đặc điểm của lực Lorenxo. Trường hợp nào hạt mang điện chuyển động tròn đều trong từ trường? Lập biểu thức tính bán kính của quỹ đạo tròn. 12) Viết biểu thức của moment ngẫu lực từ tác dụng lên một khung dây dẫn mang dòng điện. Trong điều kiện nào moment này cực đại? bằng không? 13) Định nghĩa từ thông qua một diện tích trong từ trường. Đơn vị và ý nghĩa vật lí của đại lượng. 14) Thế nào là dòng điện cảm ứng? Suất điện động cảm ứng? Hiện tượng cảm ứng điện từ? 15) Phát biểu quy tắc bàn tay phải xác định chiều của suất điện động cảm ứng xuất hiện trên đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường. 16) Phát biểu định luật Len-xo xác định chiều của dòng điện cảm ứng. 17) Phát biểu và viết công thức của định luất Faraday về cảm ứng điện từ. 18) Thế nào là dòng điện Fuco? Nêu các ứng dụng và cách để tránh tác hại của dòng Fuco. 19) Thế nào là hiện tượng tự cảm? Trình bày một thí nghiệm minh họa. 20) Hệ số tự cảm là gì? Đon vị. Viết biểu thức hệ số tự cảm của một ống dây điện. 21) Viết công thức của: - suất điện động tự cảm - Năng lượng từ trường của ống dây - Mật độ năng lượng từ trường của ống dây D. Bài tập Bài1) Cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau 20 cm. Dây thứ nhất mang dòng điện I1 = 2A, dây thứ hai mang dòng điện I2 = 3A. Hai dây dẫn mang dòng điện ngược chiều. Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại a) M nằm tại trung điểm của đường nối hai dây b) N cách dây một 5 cm, cách dây hai 15 cm. Bài 2) Cho hai dòng điện thẳng song song cách nhau 5 cm. Dây một có I1 = 3 A, dây hai có I2 = 4 A. Tính cảm ứng từ tại M cách dây một 3 cm, cách dây hai 4 cm. Bài 3) Cho hai dây dẫn mang dòng điện song song cùng chiều cách nhau 16 cm, mang dòng điện có cường độ I1 = 4 A, I2 = 6 A. Tìm tập hợp điểm để có: Bài 4) Cho hai dòng điện song song cùng chiều đặt trong không khí cách nhau 10 cm. Trong hai dây dẫn có hai dòng điện . Tìm tập hợp điểm có: Bài 5) Cho dòng điện có cường độ I = 2A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ trong lòng ống dây bằng B = 8.10-3 T. Ống dây dài 62,8 cm. a) Tìm số vòng dây của ống. b) Biết đường kính tiết diện của ống d = 4 cm, tính chiều dài sợi dây. Bài 6) Dùng dây đồng có phủ lớp sơn cách điện mỏng để quấn thành ống dây dài. Các vòng dây trên ống được quấn sát nhau. Khi có dòng điện I = 2 A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống dây là . Tính diện tích tiết diện của sợi dây. Bài 7) Khung dây hình chữ nhật có kích thước AB = a = 10 cm, BC = b = 5 cm gồm N = 20 vòng nối tiếp nhau có thể quay quanh cạnh AB thẳng đứng. Khung có dòng điện I = 1A và đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 0,5 T. Tính moment ngẫu lực từ tác dụng lên khung khi: a) song song với mặt phẳng khung dây b) vuông góc với mặt phẳng khung dây c) tạo với mặt phẳng khung dây một góc 300. Bài 8) Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song, cách nhau 20 cm trong không khí. Cường độ dòng điện trong dây thứ nhất lớn hơn cường độ dòng điện trong dây thứ hai 10 A. Lực tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây là 2.10-4 N. Tìm I1 ; I2. Đs: I1 = 20 A ; I2 = 10 A. Bài 9) Có 3 dòng điện thẳng song song I1 = 12 A ; I2 = 6 A ; I3 = 4 A. Khoảng cách giữa hai dây I1, I2 bằng 40 cm; giữa dây I2, I3 bằng 20 cm. Hãy xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dài 5 m ở mỗi dây. I1 I2 I3 Bài 10) Ba dây dẫn thẳng dài song s ... A A B C b*) Hỏi phải tác dụng vào thanh một lực F có chiều và độ lớn như thế nào để thanh chuyển động với gia tốc a = 10 m/s2. Dùng định luật bảo toàn năng lượng kiểm tra lại kết quả. Bài 16) Một cuộn dây có 250 vòng, diện tích mỗi vòng dây là 2 dm2 được đặt trong một từ trường đều B = 0,3 T, góc giữa pháp tuyến n của vòng dây và từ trường đều B là α = 600. a) Tính từ thông qua vòng dây. b) Lấy vòng dây ra khỏi từ trường trong 0,1 s. Tính suất điện động cảm ứng trung bỉnh trong vòng dây. Bài 17) Một khung dây dẫn tròn có 10 vòng dây, bán kính khung là 10 cm, đặt trong một từ trường đều B = 0,2 T. mặt phẳng khung hợp với đường sức của từ trường một góc 450. a) Tính từ thông qua khung dây. b) Từ vị trí nói trên, người ta quay cho mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ trong thời gian 0,02 s. Tìm độ lớn suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong khung. Bài 18) Một ống dây dài 40 cm gồm 800 vòng có đường kính mỗi vòng là 10 cm, có dòng điện I = 20 A đi qua a) Tính hệ số tự cảm của ống dây b) Từ thông qua mỗi vòng dây Bài 19) Một khung dây dẫn có độ tự cảm l = 0,05 H. Suất điện động tự cảm xuất hiện trên khung là bao nhiêu nếu trong thời gian cường độ dòng điện trong khung tăng lên một lượng ? Trong quá trình đó từ thông tạo ra do dòng điện trong khung biến thiên một lượng bao nhiêu? Bài 20) Xác định độ tự cảm của một mạch điện nếu khi dòng điện trong mạch biến đổi theo quy luật i = 1 - 0,2.t thì trong mạch xuất hiện suất điện động tự cảm etc = 0,05 V. Bài 21) Một ống dây dài 30 cm, đường kính 2 cm, có 1500 vòng dây. a) Tính độ tự cảm của ống dây b)Cho dòng điện có cường độ I = 2A qua ống dây. Tính năng lượng từ trường của ống dây và mật độ năng lượng từ trường trong lòng ống dây. c) Trong thời gian 0,01 s dòng điện trong ống dây giảm từ 2A về 0. Tìm suất điện động tự cảm xuất hiện trong lòng ống dây. II. Quang hình A. Lý thuyết Chương VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG 1. Sự khúc xạ ánh sáng: Là hiện tượng lệch phương của các tia sáng truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. 2. Định luật khúc xạ ánh sáng: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. - Với mỗi môi trường trong suốt xác định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi: = n = hằng số - Tỉ số sini/sinr = n = n21 gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường khúc xạ (2) đối với môi trường tới (1). - Ta có: - Chiết suất tuyệt đối là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không. 3. Hiện tượng phản xạ toàn phần: - Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ của toàn bộ ánh sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. - Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. + Ánh sáng truyền từ một môi trường chiết quang kém (1)sang môi trường chiết quang hơn (2) (n2 > n1). + Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần. Chương VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC 1. Lăng kính: - Tia sáng đơn sắc truyền qua lăng kính đặt trong môi trường chiết quang kém hơn thì lệch về phía đáy. A Góc lệch D I H J n r2 i2 i1 r1 - Các công thức lăng kính: sini1 = n sinr1 (1). sini2 = n sinr2 (2). A = r1 + r2 (3). D = i1 + i2 – A (4). - Khi góc tới i thay đổi thì góc lệch D thay đổi và có một giá trị cực tiểu Dm. Khi xảy ra trường hợp góc lệch cực tiểu, đường truyền tia sáng đối xứng nhau qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A. 2. Thấu kính: - Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt cầu và một mặt phẳng. - Thấu kính lồi (rìa mỏng) còn gọi là thấu kính hội tụ có tác dụng làm hội tụ chùm sáng tới. - Thấu kính lõm (rìa dày) còn gọi là thấu kính phân kì có tác dụng làm phân kì chùm sáng tới. - Độ tụ của thấu kính là đại lượng đặc trưng cho khả năng hội tụ hay phân kì chùm sáng tới. Trong đó f là tiêu cự của thấu kính đo bằng đơn vị mét, thì D có đơn vị là diop (dp). - Công thức xác định vị trí ảnh: . - Công thức độ phóng đại: . - Thấu kính được ứng dụng trong nhiều thiết bị như: kính sửa tật của mắt, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm, đèn chiếu, máy quang phổ 3. Mắt - quang cụ khác: - Sự điều tiết của mắt là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể để ảnh của vật cận quan sát hiện rõ nét trên màng lưới. - Điểm cực viễn của mắt (CV) là điểm xa nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà mắt còn quan sát được rõ nét. Khi quan sát ( ngắm chừng) ở cực viễn mắt không phải điều tiết. - Điểm cực cận của mắt (Cc) là vị trí gần nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà tại đó mắt quan sát được rõ nét nhất (góc trông trực tiếp vật lớn nhất). Khi ngắm chừng ở cực cận mắt phải điều tiết cực đại. - Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt. *) Các tật của mắt và cách khắc phục: Mắt cận Mắt viễn Mắt lão - Cực cận gần mắt hơn mắt thường. - Cực viễn cách mắt một khoảng không lớn (cỡ 2m trở lại) - Khi không điều tiết (fmax < OV ) - Cực cận xa mắt hơn mắt thường. - Nhìn vật ở vô cực đã phải điều tiết. Cực viễn là một điểm ảo ở sau mắt. - Khi không điều tiết (fmax > OV ) - Cực cận xa mắt hơn mắt thường do khả năng điều tiết của mắt bị suy yếu. - Cực viễn ở vô cực giống mắt thường. - Khi không điều tiết (fmax = OV ) - Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc. - Đeo kính phân kì thích hợp để vật ở xa vô cực qua kính cho ảnh trong khoảng nhìn rõ của mắt cận. - Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc. - Đeo kính hội tụ thích hợp để nhìn vật ở gần như mắt thường. - Khi đeo kính như vậy thì mắt nhìn vật ở vô cực cũng đỡ phải điều tiết hơn. - Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc. - Đeo kính hội tụ thích hợp để nhìn vật ở gần như mắt thường - Nếu cận lão thì phải đeo kính hai tròng. *) Các loại quang cụ Kính lúp Kính hiển vi Kính thiên văn - Là TKHT có tiêu cự ngắn (khoảng vài cm) để quan sát vật nhỏ đặt gần mắt bằng cách tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật do đó làm tăng góc trông. - Gồm hai TKHT ghép đồng trục để quan sát những vật rất nhỏ ở gần. Vật kính có tiêu cự rất nhỏ ( vài mm) để tạo ảnh thật lớn hơn vật. Thị kính đóng vai trò kính lúp để quan sát ảnh này. Khoảng cách giữa hai kính cố định. - Gồm hai TKHT ghép đồng trục để quan sát những vật ở xa. Vật kính có tiêu cự rất lớn ( có thể đến hàng chục mét) để tạo ảnh thật. Thị kính đóng vai trò kính lúp để quan sát ảnh này. Khoảng cách giữa hai kính thay đổi được. - Ngắm chừng bằng cách thay đổi vị trí vật hoặc kính để ảnh hiện lên trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Ngắm chừng bằng cách di chuyển cả hệ kính để thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh cuối cùng hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Ngắm chừng bằng cách di chuyển thị kính để thay đổi khoảng cách giữa hai kính sao cho ảnh cuối cùng hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. Phương pháp giải toán - Bài toán về mắt và quang cụ xét cho cùng chỉ là bài toán ghép thấu kính. Do đó việc giải bài toán này đòi hỏi bạn phải sử dụng linh hoạt các công thức thấu kính và nếu có thể thì nên vẽ hình để có cái nhìn rõ ràng về bài toán và không bị nhầm dấu. Chú ý rằng các ký hiệu d, d’, k là chỉ các giá trị đại số, do đó muốn nói về độ lớn của chúng thì phải lấy giá trị tuyệt đối. - Để nhìn rõ một vật qua quang cụ thì ảnh cuối cùng của vật phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt (điều kiện nhìn thấy) và góc trông ảnh phải lớn hơn năng suất phân li của mắt (nhìn rõ). . - Khi đó khoảng cách ngắn nhất trên vật mà mắt có thể thấy được là C. Câu hỏi lý thuyết 1) Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? 2) Phát biểu và viết biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng (định luật Snen - Đề-Các). 3) Viết biểu thức tính chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường, chiết suất tuyệt đối của một môi trường. 4) Vẽ hình minh họa và chứng minh các công thức vật - ảnh qua lưỡng chất phẳng khi nhìn theo phương vuông góc và theo phương bất kì. 5) Công thức khoảng cách vật - ảnh qua bản mặt song song. 6) Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. 7) Nêu cấu tạo của lăng kính, vẽ hình minh họa. 8) Vẽ hình và chứng minh các công thức của lăng kính. 9) Độ tụ cho biết đặc trưng gì của thấu kính? Viết công thức tính độ tụ. 10) Nêu điều kiện của chùm tia tới để thấu kính cho ảnh rõ nét (điều kiện tương điểm). 11) Tại sao có thể xem mắt như một thấu kính hội tụ? 12) Trình bày các khái niệm về thấu kính mắt, điểm cực cận, khoảng cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực viễn, khoảng nhìn rõ, năng suất phân li, sự lưu ảnh. 13) Sự điều tiết của mắt là gì? 14) Nêu điều kiện để nhìn rõ được một vật. 15) Phân biệt các tật của mắt và cách khắc phục các tật này. 16) Tính khoảng điều tiết của mắt theo các độ dài OCv, OCc, OV. 17) Phân biệt các quang cụ về các phương diện cấu tạo, tác dụng, cách ngắm chừng. 18) Vẽ hình, chứng minh các công thức về độ bội giác trong các trường hợp khác nhau. D. Các bài toán luyện tập Câu1) Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Một tia sáng qua lăng kính có góc lệch cực tiểu bằng góc chiết quang A. Tìm góc chiết quang và góc tới ứng với trường hợp này. Câu 2) Cho lăng kính có góc chiết quang A = 600. Chùm sáng qua lăng kính có góc lệch cực tiểu Dmin = 420. Tìm góc tới và chiết suất của lăng kính. Câu 3) Lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Một chùm sáng hẹp tới lăng kính trong mặt phẳng của tiết diện vuông góc. a) Tính góc tới để tia tới và tia ló đối xứng nhau qua mặt phân giác của góc chiết quang. b) Tính góc lệch. Câu 4) TK có hai mặt lồi, lõm, chiết suất n = 1,5, đặt trong không khí. Bán kính mặt lõm gấp đôi bán kính mặt lồi. a) Xác định loại TK. Biết độ tụ TK là D = 2,5 dp, tìm bán kính các mặt. b) Đưa TK vào nước có chiết suất n’ = 4/3. Tìm tiêu cự của TK lúc này. Câu 5) TK thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Khi đặt trong không khí thì có độ tụ là D = 5 dp. Đem TK vào một chất lỏng thì TK có tiêu cự f = -1 m. a) Tìm chiết suất n’ của chất lỏng. b) Biết TK có một mặt là mặt phẳng. Tìm bán kính mặt cầu còn lại. Câu 6) TK hội tụ có tiêu cự 10 cm. Vật sáng đặt vuông góc trục chính. Ảnh trên màn có diện tích bằng 4 lần diện tích vật. Hãy định: a) Vị trí vật. b) Khoảng cách vật - màn. Đs: a) 25 cm ; b) 45 cm Câu 7) Một TKHT cho ảnh rõ nét của vật trên màn. Độ lớn của ảnh là y1’ = 4cm. Giữ nguyên vị trí vật và màn nhưng dời TK ta được một vị trí khác của TK vẫn tạo ảnh trên màn nhưng ảnh có độ lớn y2’ = 9cm. a) Tính độ lớn của vật. b) Khoảng cách giữa hai vị trí TK là 24 cm. Tính tiêu cự và khoảng cách vật - màn. Đs: a) 6 cm ; b) 28,8 cm ; 120 cm Câu 8) Một mắt thường có quang tâm cách võng mạc 15 mm. Mắt có khoảng cực cận bằng 20 cm. Tính tiêu cự và độ tụ của mắt khi: a) Nhìn vật khi không điều tiết. b) Nhìn vật khi mắt điều tiết tối đa c) Nhìn vật khi vật cách mắt 1 m. Câu 9) Một mắt cận có khoảng nhìn rõ bằng 90 cm. Điểm cực cận cách mắt 10 cm. a) Tính độ biến đổi độ tụ lớn nhất của mắt. b) Tính tiêu cự của kính cần đeo sát mắt để sửa tật cận thị. Khi đeo kính này thì người có thể thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Tài liệu đính kèm: