ĐỌC VĂN:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1)Tác giả:
Lê Hữu Trác(1724-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối TK XVIII; ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng: Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
2)Tác phẩm:
Đoạn trích được rút ra từ cuốn Thượng kinh kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử.
SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THCẤP 2-3 ĐA KIA Ngữ văn LỚP : 11 GVBM: Nguyễn Văn Sinh ĐỌC VĂN: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) I. TÌM HIỂU CHUNG: 1)Tác giả: Lê Hữu Trác(1724-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối TK XVIII; ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng: Hải Thượng y tông tâm lĩnh. 2)Tác phẩm: Đoạn trích được rút ra từ cuốn Thượng kinh kí sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Sự cao sang. quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa: + Quang cảnh tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy (đường vào phủ, khuôn viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử,); + Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép (cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu người hạ, cảnh khám bệnh,); - Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”: + Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do; + Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y. - Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm. b) Nghệ thuật: - Quan sát tỉ mỉ. ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh. - Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước. - Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết. c)Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích Vào phủ cúa Trịnh phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa, đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua các đoạn trích. - Nêu suy nghĩ về hình ảnh thế tử Trịnh Cán./. T VIỆT: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. TÌM HIỂU CHUNG: - Những nét chung của ngôn ngữ xã hội trong lời nói cá nhân: âm, tiếng, từ, ngữ cố định, quy tắc và phương thức ngữ pháp chung, - Những nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi dùng ngôn ngữ chung: giọng nói, vốn từ, sự chuyển nghĩa cho từ, việc tạo từ mới, - Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: đó là quan hệ giữa phương tiện và sản phẩm, giữa cái chung và cái riêng. Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, ngôn ngữ cung cấp vật liệu và các quy tắc để tạo ra lời nói. Còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ, tạo ra sự biến đổi và phát triển cho ngôn ngữ. II. LUYỆN TẬP: - Nhận biết và phân tích biểu hiện của cái chung thuộc ngôn ngữ xã hội trong lời nói của cá nhân. - Phát hiện và phân tích nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ cho đúng với các chuẩn mực và quy tắc chung, tránh các lỗi do vi phạm quy tắc chung. - Sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, sáng tạo, có nét riêng mà vẫn tuân thủ quy tắc chung. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Tìm thêm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống. Ví dụ: Quan hệ giữa một mô hình thiết kế chung của một kiểu áo với những sản phẩm cụ thể (những cái áo khác nhau về màu sắc, số đo,). - Tìm thêm những biến đổi về nghĩa của từ trong lời nói. Ví dụ: cơn bão gió cấp 12 – cơn bão tài chính – cơn bão giá, & Đọc văn: TỰ TÌNH (Bài II – HỒ XUÂN HƯƠNG) I. GIỚI THIỆU CHUNG: a) Tác giả: - Hồ Xuân Hương là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. - Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. b) Tác phẩm: Nhan đề: Tự tình là tự bộc lộ tâm tình (liên hệ với hai bài thơ khác trong chùm thơ Tự tình). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Hai câu đề: + Câu 1: Bối cảnh không gian, thời gian. + Câu 2: Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình. - Hai câu thực: + Câu 3: Gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng. + Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ). - Hai câu luận: Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương. - Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. b) Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ ngữ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non). c) Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ. - Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này? & Đọc văn: CÂU CÁ MÙA THU ( Thu điếu – NGUYỄN KHUYẾN) I. TÌM HIỂU CHUNG: a) Tác giả: Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc; được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. b) Tác phẩm: Đề tài: Mùa thu (liên hệ với các bài thơ thu khác với Thu vịnh, Thu ẩm trong chùm thơ của Nguyễn Khuyến). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Hai câu đề: Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu. - Hai câu thực: Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu. - Hai câu luận: Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh, cao, trong, nhẹ, - Hai câu kết: Hình ảnh của ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế. b) Nghệ thuật: - Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh; - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. c) Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ. - Theo Xuân Diệu, trong ba bài thơ thu chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, Thu điếu “điển hình hơn cả”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ./. & Làm văn: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. TÌM HIỂU CHUNG: - Tích hợp các nội dụng của bài học với các văn bản văn học được học trong chương trình hoặc một số vấn đề xã hội quen thuộc. - Thông qua thực hành để nắm bắt kiến thức cơ bản: + Vấn đề trọng tâm, thao tác nghị luận chính, phạm vi tư liệu cần huy động trong một đề văn nghị luận; + Việc lập dàn ý bao gồm: xác lập luận điểm, luận cứ; sắp xếp luận điểm, luận cứ theo một trình tự logic, chặt chẽ. II. LUYỆN TẬP: - Luyện tập phân tích đề văn nghị luận. - Luyện tập xây dựng dàn ý bài văn nghị luận. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. & Làm văn: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH I. TÌM HIỂU CHUNG: - Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của sự vật, hiện tượng, từ đó thấy được giá trị của chúng. - Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,); đồng thời đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, chú ý đến mối quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất. II. LUYỆN TẬP: - Nhận diện và phân tích sự phù hợp của thao tác phân tích trong văn bản. - Triển khai đoạn văn/bài văn theo thao tác phân tích. Ví dụ: Viết đoạn văn phân tích bàn về sự tự tin và tự ti trong cuộc sống; viết đoạn văn phân tích một hình ảnh thơ đặc sắc; viết bài văn phân tích vẻ đẹp của một tác phẩm văn học, III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tập viết các đoạn văn vận dụng thao tác phân tích. & Đọc văn: THƯƠNG VỢ (TRẦN TẾ XƯƠNG) I. TÌM HIỂU CHUNG: a) Tác giả: - Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân và một sự nghiệp thơ ca bất tử. - Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc. b) Tác phẩm: Đề tài: Viết về bà Tú (liên hệ với các bài thơ khác cùng đề tài trong thơ Tú Xương). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương. Cần chú ý cách tính thời gian của sự vất vả (quanh năm), cách nói về nơi và công việc làm ăn (buôn bán ở mom sông), cách nói về chuyện bà Tú nuôi đủ cả con lẫn chồng để thấy được sự tri ân của ông đối với vợ. - Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú (chú ý các từ ngữ lặn lội, eo sèo, thân cò, khi quãng vắng, buổi đò đông) để thấy nỗi thông cảm sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ. - Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà túi gánh chịu.. Chú ý âm dưởng dằn vặt, vật vã, như một tiếng thở dài nặng nề, chua chát để thấy ông Tú thấu hiểu tâm tư của người vợ, do đó càng thương vợ sâu sắc. - Hai câu kết: Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc. b) Nghệ thuật: - Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian; - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng. c) Ý nghĩa văn bản: Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương. II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích sự vận dụng sáng tạo & Đọc thêm: KHÓC DƯƠNG KHUÊ (NGUYỄN KHUYẾN) I. TÌM HIỂU CHUNG: Vài nét về tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê (SGK). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: a) Nội dung: - Hai câu đầu: Nỗi xót xa khi nghe tin bạn mất. Câu thơ như một tiếng thở dài. Nỗi mất mát ngậm ngùi như chia sẻ với trời đất. Nhịp điệu câu thơ cũng tạo nên sự nghẹn ngào, xót xa. - Từ câu 3 đến 22: Tình bạn chân thành, chung thủy gắn bó. Tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỉ niệm của tình bạn thắm thiết: tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc. - Những câu thơ còn lại: Nỗi hụt hẫng mất mát. Mất bạn, Nguyễn Khuyến hẫng hụt, như mất đi một phần cơ thể. Những hình ảnh, điển tích càng tăng thêm nỗi trống vắng khi bạn không còn. b) Nghệ thuật: Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất, lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng. c) Ý nghĩa văn bản: Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy, gắn bó, hiểu thêm một khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Học t ... ngâm, thơ HXH Nội dung nhân đạo chủ yếu trong VH giai đoạn này là sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người; khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp con người; đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc. Cảm hứng nhân đạo trong GĐ này cũng có những biểu hiện mới: hướng vào quyền sống của con người-nhất là con người trần thế( Truyện Kiều, thơ HXH); Ý thức về cá nhân đậm nét hơn (ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhânqua các tác phẩm như Đọc Tiểu Thanh kí-N Du, Tự tình (II)-HXH, Bài ca ngất ngưởng-N C Trứ). 3) Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích “Vào phủ Chúa trịnh (trích Thượng kính kí sự-Lê Hữu Trác) là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ Chúa, được khắc họa ở hai phương diện: cuộc sống thâm nhiêm, giàu sang, xa hoa và cuộc sống ốm yếu, thiếu sinh khí của cha con nhà chúa. 4) Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn NĐChiểu: - Nội dung: Đề cao đạo lí nhân nghĩa (LV Tiên) và nội dung yêu nước (VTNSCG, Chạy giặc) - Nghệ thuật: Tính chất đạo đức-trữ tình; màu sắc Nam bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật. Trước NĐC, VH dt chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Trong VTNSCG, hình tượng ấy mang vẻ đẹp bi tráng(đau thương-hào hùng, tráng lệ).. Tiếng khóc trong bài văn tế là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao và cao cả. II. LUYỆN TẬP: Lập bảng tổng kết theo mẫu: TÁC GIẢ TÁC PHẨM GT NỘI DUNG GT NGHỆ THUẬT Qua đó, rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức-KN đọc hiểu VBVH trung đại theo đặc trưng loại thể. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tập phân tích một TP hoặc một đoạn trích TP, từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm của VH giai đoạn này./. & KHÁI QUÁT VĂN HỌC VN TỪ ĐẦU TK XX-CM8-1945 I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Một thời đại mới: - Sự thay đổi ý thức hệ đời sống. - Công cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp. - Sự Âu hóa XH thành thị VN. 2) Những đặc điểm của nền VH mới: - Nền VH được hiện đại hóa: + GĐ thứ nhất(đầu TKXX-1920): Là GĐ chuẩn bị cơ sở vật chất cho VH phát triển. Thơ văn của chí sĩ CM, nho sĩ đã có sự tiến bộ về tư tưởng nhưng về hình thức cơ bản vẫn là của VH trung đại. + GĐ thứ hai(khoảng từ 1920-1930): Quá trình hiện đại hóa đã đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại VH hiện đại và sự hiện đại hóa của thể loại truyền thống. tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí đều phát triển. + GĐ thứ ba(khoàng từ 1930-1945): Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu; Nhịp độ phát triển mau lẹ: Có sự hiện đại hóa nhanh chóng về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật; xuất hiện các thể loại mới với nhiều tác phẩm có giá trị. - Sự phân hóa thành nhiều xu hướng VH: + Bộ phận VH phát triển hợp pháp gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức CM và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Ngay trong bộ phận này cũng có nhiều xu hướng khác nhau: hiện thực, lãng mạn, tự nhiên, siêu thực + Bộ phận VH phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp là sản phẩm của các nhà văn-chiến sĩ. Đây là bộ phận VHCM. Nó sẽ trở thành dòng chủ yếu của VHVN sau này. 3) Những thành tựu: - Về nội dung tư tưởng:VH tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tộc và đóng gó thêm về tinh thần dân chủ; lòng yêu nước gắn với quê hương, trân trọng truyền thống VH dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương dất nước, lòng yêu nước gắn với tinh thần quốc tế vô sản. chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân của người cầm bút. - Về hình thức thể loại và ngôn ngữ VH: Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. các thể loại mới như phóng sự, tùy bút, bút kí, kịch nói đều đạt được thành tựu. thơ ca phải thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh thần dân chủ của thời đại mới với cái tôi cá nhân đầy cảm xúc. - Đây là một thời kì VH có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử hát triển của VH VN. Ở thời kì này, VH đã có bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của VH thời kì sau. II. LUYỆN TẬP: + Tại sao VH thời kì này được gọi là VH hiện đại? + So sánh bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. Rút ra những nhận xét về sự khác nhau của hai thời kì VH. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Lập dàn ý và trả lời các câu hỏi: Vì sao? Như thế nào? Với phần (b). - Lập đề cương bài học theo dàn ý./. & Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Tác giả: Thạch Lam(1910-1942) là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình 2) Tác phẩm: Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn-1938) là một trong những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cxho phong cách truyện ngắn Thạch Lam. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1) Nội dung: - Phố huyện lúc chiều tàn: Đó là cảnh chiều tàn, chợp tan và những kiếp người tàn tạ. nó gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp. - Phố huyện lúc đêm khuya: + Khung cảnh thiên nhiên và con người: Ngập chìm trong đêm tối mênh mông. Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối (ánh sáng chỉ hé ở khe cửa, quầng sáng quanh ngọn đèn chị Tí; Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa Bác Phở Siêu, từng hột sáng lọt qua phên nứa). + Nhịp sống của mọi người dân lặp đi lặp lại môt cách đơn điệu, buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày”. + Tâm trạng của Liên: Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội; buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ. - Phố huyện lúc chuyến tàu đêm đi qua: Sáng bừng lên và huyên náo trong chốc lát rồi chìm vào bóng tối. chị em Liên hân hoan, hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo mơ ước về một thế giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm. - Ý nghĩa của chuyến tàu đêm: Là biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn này. 2) Nghệ thuật: - Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. - Bút pháp tương phản, đối lập. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. - Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. 3) Ý nghĩa văn bản: Truện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước CM và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Diễn biến tâm trạng của Liên trong TP Hai đứa trẻ. - Vì sao có thể nói truyện ngắn Hai đứa trẻ giống như một “bài thơ trữ tình đượm buồn”? & Tiếng Việt: NGỮ CẢNH I. TÌM HIỂU CHUNG: - Hình thành sự liên thông về kiến thức với các bài Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ; Văn bản; Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở SGK Ngữ văn 10. - Các khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh cần được hình thành qua sự tìm hiểu và phân tích ngữ liệu thực tế, qua thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ. thông qua ngữ liệu, hình thành kiến thức (dựa theo hệ thống câu hỏi trong bài). - Để nhận ra vai trò của ngữ cảnh, cần so sanh, đối chiếu hai trạng thái: lời nói(câu văn) tách khỏi ngữ cảnh và đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Khi có sự chi phối hoặc hỗ trợ của ngữ cảnh, những phương diện hay sắc thái trong nội dung, phương tiện trong hình thức ngôn ngữ của văn bản đều có cơ sở để lĩnh hội và phân tích thỏa đáng. II. LUYỆN TẬP: - Nhận biết và phân tích sự chi phối của ngữ cảnh đối với nội dung của văn bản (BT 1,2,4-SGK). - Nhận biết và phân tích sự chi phối của ngữ cảnh đối với việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh trong văn bản (BT 3-SGK). - Lĩnh hội văn bản căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng của nó (BT5-SGK). 2) Nghệ thuật: III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: + Liên hệ với các bài đọc văn để thấy hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử tác giảchính là ngữ cảnh ảnh hưởng, chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ tác phẩm. + Muốn lĩnh hội (đọc-hiểu) tốt tác phẩm VH, cần có những hiểu biết cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm(ngữ cảnh) để làm căn cứ giải mã tác phẩm./. & Đọc văn: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ I. TÌM HIỂU CHUNG: 1) Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. 2) Tác phẩm: Chữ người tử tù rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”(Vũ Ngọc Phan) II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1) Nội dung: - Nhân vật Huấn Cao: + Mang cột cách của một nghệ sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đạp trong sáng của người có thiên lương, + vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sang1 ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ-một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. => Qua hình tuợng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc. - Nhân vật quản ngục: Có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài năng, nhân cách và biệt nhỡn liên tài. Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất, nhân cách. 2) Nghệ thuật: - Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao). - Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. - Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao-con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. 3) Ý nghĩa văn bản: “Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Phân tích cảnh cho chữ-một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. - Tại sao Nguyễn Tuân lại coi viên quản ngục như một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ./. &
Tài liệu đính kèm: