ĐỌC- HIỂU VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh
1. Hiểu được mục đích, yêu cầu, đọc hiểu văn bản .
2. Nắm được các bước đọc- hiểu văn bản văn học
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa , Sách giáo viên
- Thiết kế bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của con người. Nó có sức sống lâu bền hơn nhiều so với các văn bản khác. Nó có tác động toàn diện tới nhân cách của con người . Vì vậy chúng ta cần đọc hiểu văn bản văn học.
Đọc- hiểu văn học A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh 1. Hiểu được mục đích, yêu cầu, đọc hiểu văn bản . 2. Nắm được các bước đọc- hiểu văn bản văn học b. Phương tiện thực hiện - Sách giáo khoa , Sách giáo viên - Thiết kế bài học C. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của con người. Nó có sức sống lâu bền hơn nhiều so với các văn bản khác. Nó có tác động toàn diện tới nhân cách của con người . Vì vậy chúng ta cần đọc hiểu văn bản văn học. PHương Pháp Nội dung cần đạt GVH: Vì sao phải học, đọc- hiểu văn bản văn học ? GVH: Anh (chị) hiểu như thế nào về mục đích yêu cầu đọc hiểu văn bản văn học ? GVH: Anh(chị) hãy cho biết có mấy bước để đọc hiểu được văn bản ? GV: Cho HS đọc SGK GVH: Để đọc- hiểu hình tượng nghệ thuật trong văn bản văn học, cần phải làm những gì ? Nêu ví dụ về hình tượng nghệ thuật mà mình tâm đắc nhất ? GV: Cho HS đọc SGK GVH: Vì sao đọc hiểu tư tưởng tình cảm trong văn bản là việc sáng tạo? Chứng minh. GV: Cho HS đọc SGK GVH: Anh chị hiểu như thế nào là thưởng thức văn học? I. Tìm hiểu bài 1) Sự cần thiết của đọc - hiểu văn bản học (HS đọc SGK) - Văn bản văn học là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của con người. Muốn hiểu biết rõ không phải dễ mà đòi hỏi công phu. + Đọc là con đường chủ yếu để đi vào thế giới của văn học, vì vậy văn học phải bắt đầu bằng việc học: đọc văn. + Đọc - hiểu văn bản, văn bản học là nấc thang thứ nhất là học sinh, phải bước trên con đường học văn. + Đọc văn học như xem tranh, xem múa, xem nhạc. Muốn hiểu được phải học. * Cac Mac từng nói: " đối với đôi tai không biết âm nhạc thì bản nhạc hay nhất cũng không có nghĩa lý gì!" * Qua ý kiến của nhà văn Sê Khốp phê bình người xem hát chỉ thích đọc giọng trầm của diễn viên, nội dung ý nghĩa vở kịch không có gì đáng chú ý. Tương tự đối với người không hiểu văn học thì có thể dẫn đến hiểu lầm, sai lầm. Vì thế ta phải học Đọc- hiểu văn bản văn học . 2. Mục đích yêu cầu đọc - hiểu văn bản văn học (HS đọc SGK) - Mục đích đọc văn bản, văn học + Nhằm tiếp nhận giá trị tư tưởng nghệ thuật của văn bản văn học. + Nhằm giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả. + Nhằm giao lưu tư tưởng tình cảm với người đọc trước. + Nhằm đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học. - Yêu cầu đọc - hiểu văn bản văn học + Phải trải qua quá trình đọc - hiểu từ hiểu văn bản ngôn từ, hiểu ý nghĩa của hình tượng, hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả, hình thành sự đánh giá đối với văn bản. + Thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học, phải biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng suy nghĩ, tạo thành thói quen, phân tích và thưởng thức văn học. + Năng khiếu là cần thiết, đnág quý, song có học cách đọc văn thì năng khiếu mới phát huy tác dụng đầy đủ. 3. Các bước đọc hiểu văn bản văn học 3.1. Đọc hiểu ngôn từ - Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học. Vì vậy để hiểu văn bản phải hiểu các từ khó, từ lạ, các điển cố , phép tu từ. Thơ càng thuộc càng tốt. Vì âm thanh, nhịp điệu sẽ ăn sâu vào tâm trí, càng hiểu thơ hơn. Đối với truyện phải nắm được cốt truyện. - Khi đọc văn bản cần phải hiểu được cách diễn đạt, ý này chuyển sang ý khác., từ đó ta phát hiện ra chất văn. - Ví dụ SGK. " Nước chảy xuôi con cá bơi lội ngược nước chảy ngược con cá vược lội ngang Thuyền em xuống biển thuận an Thuyền anh lại chảy lên ngàn anh ơi" Ta nhận ra hướng vận động của cá., của anh và em không cùng hướng, cùng chiều. Những từ ngữ: Nước chảy xuôi / cá ngược Nước ngược / cá ngang Em xuống biển / anh lên ngàn Điều đó khẳng định sự lỡ nhịp, trái duyên của mối tình. Chữ "ngang'' bằng từ " xuôi'' thì ý thơ trở lên nhàm chán. " Ngang'' tô đậm thêm sự ngang trái. Đọc đoạn thơ này: " Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát'' ( Mẹ Tơm - Tố Hữu) Một buổi đẹp trời quê hương vùng biển. Những tiếng xôn xao, ''đu đưa '' đâu chỉ đơn thuần diễn tả gió và sóng, nó là tâm trạng bâng khuâng , xao xuyến của người con sau mười chín năm mới trở lại. Nếu thay vào đó 2 tiếng rì rào thì ý thơ chẳng có gì đáng nói. 3.2. Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật - Đọc hiểu hình tượng cần chú ý 2 việc làm cơ bản. Một là người đọc phải biết tưởng tượng, biết cụ thể hoá những gì ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. Ví dụ Dạ đài cách mặt khuất lời Rải xin chén nước cho người thác oan HS: ( Đọc lời bình của Hoài Thanh trong SGK) Ví dụ khác " Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng" ( Lượm- Tố Hữu) Người đọc không thể bỏ qua hình ảnh" tay nắm chặt bông". Hình ảnh ấy nói gì với ta? Nhà thơ đặt cái chết bên cạnh sự sinh sôi phát triển để khẳng định cái chết ấy là bất tử. Cái chết ấy mang lại sự sống cho con người. Đọc hiểu hình tượng đòi phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn trong hình tượng và tìm hiểu lô gích bên trong của chúng. +Trường hợp của Pê-nê-lốp trong " Uy-lit-xơ trở về" +Ra-ma ruồng bỏ Xi-ta sau khi cứu nàng trong"Ra-ma buộc tội" + Truyện cười " Nhưng nó lại phải bằng hai mày" ta thấy viên lý tưởng lại xác định lẽ phải, sự thật bằng số lượng tiền hối lộ là một điều phi lý, thật buồn cười. - Bài ca dao " Mười tay" gây ấn tượng khó quên trong tâm trạng người đọc về nỗi vất vả, cực nhọc, cay đắng đủ mọi đường của người mẹ. Đôi bàn tay ám ảnh khi ta tưởng tượng ra người mẹ ấy. + Tay bắt cá, bắn chim, Tay luồn kim, Tay làm ruộng, tay hái rau, Tay ôm con đau, Tay vay gạo, cầu cúng ma, Tay khung cửi, guồng xa, Tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa, Tay đi củi muối dưa, Tay van lạy, bẩm thưa đỡ đòn ,Tay giữ láy con, Tay nào lau nước mắt, mẹ còn thiếu tay. => Người ta chỉ có 2 tay. ở đây có tới mười một cánh tay. Sự vất vả, cực nhọc, lo lắng tăng lên gấp mấy lần. 3.3.Đọc - Hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả trong văn bản - Nhà văn khi sáng tác bao giờ cũng thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình trong tác phẩm. Vì vậy đọc văn bản văn học phải chỉ ra được cái linh hồn ấy. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm ấy không bao giờ nói ra thành lời. Nó biểuhiện bằng hình tượng và ngôn ngữ. Vì vậy đòi hỏi người đọc phải có năng lực khái quát chính xác. Đó là biểu hiện của sự sáng tạo. + Qua thái độ ứng sử khác thường của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp, Tác giả nhằm ca ngợi trí tuệ và tình yêu. +" Ra - ma buộc tội'' là đoạn trích tác giả ca ngợi Ra- ma và Xi-ta đều hi sinh tình yêu và bảo vệ danh dự. - Lấy ví dụ khác: An Dương Vương vung gươm chém Mị Châu là hình ảnh có tính quyết liệt giữa một bên là tình nhà, một bên là nghĩa nước. Người cha kiên quyết đứng trên quyền lợi của dân tộc, của cộng đồng để sử kẻ có tội với đất nước non sông. Người cầm đầu đất nước đã đặt quyền lợi của cái chung trên hết. 3.4. Đọc - hiểu và thưởng thức văn học - Thưởng thức văn học là đỉnh cao của đọc - hiểu tác phẩm văn học vì: + Mọi sự hiểu đều là tự mình hiểu + Người đọc sung sứơng khi nhận ra tư tưởng của tác phẩm, sụ thống nhất toàn vẹn của văn bản xung quanh tư tưởng ấy, cảm nhận được vẻ đẹp hài hoà của văn bản. Vì vậy, ta hiểu một cách khái quát về thưởng thức văn học. + Trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lý đời thường trong tác phẩm., vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của tác giả, vừa giữ lại ấn tượng sâu đậm với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. III. củng cố Cần nắm vững: -Thế nào là đọc hiểu văn bản văn học? -Bốn bước đọc - hiểu văn bản văn bản học ? -áp dụng trong đọc - hiểu và làm văn. đọc để tích luỹ kiến thức A. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Hiểu ý nghĩa của việc đọc để tích luỹ kiến thức. 2. Biết cách đọc tích luỹ luỹ kiến thức để viết bài văn. B. Phương tiện thực hiện - SGK - SGV - Thiết kế bài học C. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Cho HS đọc SGK GVH: Phần này SGK trình bày nội dung gì? GV: HS đọc SGK GVH: Phần này trình bày nội dung gì ? GV: Cho HS đọc SGK GVH: Anh(chị) hãy đọc các đoạn văn 1 và 2 trả lời các câu hỏi a. Đoạn văn của Nguyễn Tuân đã nêu lên ý gì mới ? Hãy chỉ ra những tài liệu mà nhà văn tích luỹ, sử dụng chúng ? GVH: Tài liệu nào gây ấn tượng sau sắc cho Lỗ Tấn thời thơ ấu? Tài liệu ấy đã khêu gợi cho nhà văn những ý nghĩ gì độc đáo? GVH: Dựa vào ba cặp câu thơ của 3 tác giả ta viết một đoạn văn theo dàn ý; 3 cặp câu thơ đều thể hiện khát vọng của nhân dân được chung sống hoà bình ? GV: Cho HS Đọc bài văn của Chu Đôn Di và đối chiếu bài ca dao " Trong đầm gì đạp ằng sen " Hãy phân tích mối liên hệ của bài ca dao với bài văn của Chi Đôn Di. I. Tìm hiểu bài 1. Đọc - một công việc không thể thiếu đối với người làm văn - Đọc để tích luỹ kiến thức là vô cùng quan trọng đối với người viết văn. + Tăng thêm vốn hiểu biết một cách gián tiếp mà không có điều kiện quan sát thể nghiệm. + Đọc và viết văn có quan hệ mật thiết với nhau - Đọc còn giúp người ta hiểu văn, kích thích sự suy nghĩ, liên hệ thực tế. + Trau dồi kinh nghiệm viết văn + áng văn hay giúp ta suy ra những ý mới chứng minh bằng nhiều tấm gương đọc. Kết luận của SGK + Học sinh làm văn nghị luận phải đọc kĩ các tác phẩm cần bàn. Đọc các tài liệu viết về tác phẩm đó. + Làm văn nghị luận về đời sống cũng phải cập nhật những thông tin đại chúng: báo chí, đài phát thanh, truyền hình. 2. Phương pháp đọc để tích luỹ kiến thức SGK nêu phương pháp đọc để tích luỹ kién thức. + Không nên đọc tràn lan mà lựa chọn những cuốn sách hay thuộc phạm vi quan tâm, đọc sách thầy, cô giới thiệu. + Tác phẩm có giá trị phải đọc kĩ, đọc sâu, nắm bắt tư tưởng chủ chốt, phát hiện các vấn đề, biết ghi nhớ, chịu khó suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng mới bổ ích cho việc tích luỹ kiến thức, tích luỹ tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm cho chính mình. + phương pháp đọc. a. Đọc lướt ( Xem đề mục, nắm khái quát, xem tranh ảnh) b. Đọc kĩ, đọc sâu ( đọc đi đọc lại nhiều lần, tiến hành phân tích suy nghĩ, có lối dọc trắc nghiệm tức là đọc phần đầu dự kiến phần kết luận ) c. Đọc có ghi chép đối với đoạn văn hay. Những câu phương ngôn, ngạn ngữ kho tàng trí tuệ của nhân loại. Từ những ý kiến nhận định đó mà nảy ra ý mới của mình. II. Luyện tập: - Cái mới của đoạn văn Nguyễn Tuân viết là chỗ ông dựa vào công thức trong văn hoạ của ông cha ta: " Ngư-tiều - canh - mục". Bao đời nay, công thức ấy như một sáo ngữ. Đó là công thức có vẻ khô cứng của mĩ học trung đại. Song dựa vào đó với sự hiểu biết cuộc sống của cha ông ngày xưa, Nguyễn Tuân đã phân tích lý giải có tình có lí. + Đất nước ta chiếm tới 3/4 diện tích phần lớn là rừng, sông, suối, núi đồi. + Vì vậy nghề sinh sống chủ yếu là nghề nuôi cá kiếm củi, thứ đó mới đến làm ruộng, chăn nuôi ? do liên hệ với rừng mà ông phát hiện ra ý nghĩa, thứ tự của mấy chữ " Ngư- tiều- Canh mục" . Sự sống và sự thật đời sống đã ở sau mấy chữ khó khăn đó, chúng ta đã rút ra những kết luận: tích luỹ kiến thức chưa đủ mà còn phải biết suy nghĩ và phát hiện. * Tập sách "Nhị Thập Tứ hiếu" ( Tập sách về 24 truyện Hiếu) đã gây ấn tượng sâu sắc cho Lỗ Tấn thời thơ ấu. Ông đọc không để hiểu biết, để tích luỹ còn khôi gợi ý nghĩ độc đáo. + Ông vạch ra sự thật giả rối của đạo đức cổ xưa qua hai chuyện " Lão Lai tử " và " Quách cự chôn con". Cả hai trường hợp đều trái với tự nhiên và vô nhân đạo. Những bài học ấy chỉ giao giảng chứ không ai thực hiện. 2. Tìm ý chung của các câu thơ và phát biểu hoặc viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của anh ( chị) về khát vọng hoà bình của người xưa. - Vô vi trên địa các chốn chốn dứt đao binh (Đỗ Pháp Nhuận) - Thái Bình lên gắng sức Non nước ấy ngàn thu (Trần Quang Khải) -Xưa nay nhân giả nào vô dịch Lọ phải khư khư thích chiến tranh (Nguyễn Bỉnh Khiêm) + Đặt ra yêu cầu đối với người cầm đầu đất nước. Đó là biết sống vô vi, nghĩa là không làm gì trái với tự nhiên, với Pháp luật của đời sống ( Vô vibinh). + Nên tập chung công, sức để xây dựng hoà bình (Thái Bình thu) + Người có nhân đức, xây dựng nhân đức, bồi dưỡng người hiền, trân trọng tài năng sẽ thúc đẩy xã hội phát triển. Hòa bình đã trở thành khát vọng muôn đời. - Đọc bài văn Chu Đôn Di viết về hoa sen: " Tôi chỉ yêu sem mọc ở trong bùn, mà không vấy bùn. Tuy ngả trên nước trong gợn lăn tăn mà không có dáng cách nũng nựu, ẻo lả, thân cây giữa thông suốt mà đứng sừng sững, không rậm cành, rậm lá. Hương càng xa càng mát, thẳng thắn Uy nghi, đứng xa thưởng ngoạn chứ không đướng gần được. Tôi cho cúc là hoa ẩn dật, mẫu đơn là hoa quý, sen là hoa quân tử " So sánh bài văn này với bài ca dao ( Trong đầm gì đẹp bằng sen) Ta thấy cả hai bài cùng nói về hoa sen, nhưng cùng có sự khác biệt về cách thể hiện. Đó là câu Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Thế mới biết ca dao không chỉ là tiếng nói của tình cảm mà còn thể hiện sự quan sát đầy đủ trí tuệ. .
Tài liệu đính kèm: