Câu hỏi phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật - Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng

Câu hỏi phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật - Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng

Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng?

Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010= T11 - SNC):

 a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?

 b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?

Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây

Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?.

Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari

Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?

Câu 7(T1 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.

Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?

 

doc 46 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 7087Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật - Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng
A. Câu hỏi trong SGK
Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng?
Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010= T11 - SNC):
 a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
 b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? 
Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?. 
Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari
Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
Câu 7(T1 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.
Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
Câu 10(T14 – SCB: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét)?
Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao?
Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Câu 16(T19 - SCB): Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ đóng mở của khí khổng?
Câu 17(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa và tất yếu? = (T16 - SNC)Ý nghĩa thoát hơi nước? 
Câu 18(T16 - SNC) : Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
Câu 19(T16 - SNC) : Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng? 
Câu 20(T16 - SNC): Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nã? 
Giải thích TN t17 SGK
ĐÁP ÁN CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng
A. Câu hỏi trong SGK
Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng?
TL:
Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng:
	- Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng.-> tăng diện tích tiếp xúc với đất
- Có khả năng hướng hoá và hướng nước.
	- Có đỉnh sinh trưởng và miền sinh trưởng dãn dài > rễ dài ra
	- Miền lông hút phát triển -> hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng
Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010= T11 - SNC):
 a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
 b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào? 
TL:
A *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước.
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn
B * Số lượng lông hút thay đổi khi: 
Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi
Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
TL
- Cơ chế hấp thụ nước: theo cơ chế thụ động
- Cơ chế hấp thụ ion khoáng: theo cơ chế thụ động và chủ động
 Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?. 
TL:
* Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết
Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari
TL
* Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan.
Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
TL
Câu 7(t11 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.
TL
- Qua đêm ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí quá cao đến bão hòa hơi nước=> nước không thoát được ra ngoài không khí mà ứ đọng qua mạch gỗ ở tận đầu cuối của lá, nơi có khí khổng
- Các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo sức căng bề mặt, hình thành giọt nước treo đầu tận cùng của lá
Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
TL
- Cây bụi thấp, cây thân thảo: thân thấp
	dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước
	Áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá
Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
TL
Cấu tạo
Chức năng
quản bào và mạch ống là những tế bào chết, không màng, không bào quan bên trong, thành thấm lignin, mạch ống có đầu và cuối có các tấm đục lỗ, quản bào có các lỗ bên
Tạo ống rỗng -> giảm sức cản 
Thành thấm lignin
Bền chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trong
Lỗ bên sếp xít nhau, lỗ bên này thông với bên kia
Tạo dòng vận chuyển ngang
Câu 10(T14 – SCB: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét)?
TL
Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao?
TL
Có
Vì nước và muối khoáng có thể được vận chuyển ngang sang các ống mạch gỗ khác -> các chất vẫn được vận chuyển lên bình thường
Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
TL:
- Động lực: do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn(lá) với cơ quan chứa(rễ, hạt, quả)
Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
TL
Vì nước còn thoát qua tầng cutin( khi lá chưa bị tầng cutin dày che phủ). Hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá
Cường độ thoát hơi nước qua bề mặt lá giảm theo sự phát triển của tầng cutin. mạnh ở lá non( tầng cutin chưa phát triển), giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già( do sự rạn nứt ở cutin) 
Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
TL
Vật liệu XD hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước là hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá -> không khí dưới bóng cây mát hơn
Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
TL
Cây trong vườn vì tầng cutin kém phát triển do AS vườn yếu( AS tán xạ)
Cây trên đồi có tầng cutin phát triển do AS mạnh
Câu 16(T19 - SCB): Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ đóng mở của khí khổng?
TL
- Tác nhân chủ yếu gây đóng mở khí khổng: ánh sáng
Câu 17(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa và tất yếu? = (T16 - SNC)Ý nghĩa thoát hơi nước? 
TL:
- THN là tai họa: trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, TV mất đi một lượng nước quá lớn " nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi " đó là một điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi
- THN là "Tất yếu": TV cần phải thoát một lượng nước lớn " cây mới lấy được nước \
- Ý nghĩa của quá trình THN.:
	- Tạo lực hút đầu trên.
	- Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
	- Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
Câu 18(T16 - SNC) : Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
TL:
Câu 18(T16 - SNC) : Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng? 
TL:
Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào các đặc điểm sau đây:
Căn cứ vào nhu cầu sinh lí của từng loại cây
Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây
Căn cứ vào các loại đất
Căn cứ vào điều kiện thời tiết
Câu 20(T16 - SNC): Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nã? 
TL:
- Cấu tạo: + mép trong của tế bào rất dày, mép ngoài mỏng => giúp thực hiện cơ chế đóng mở khí khổng 
	 + trong có chứa lục lạp => tiến hành quang hợp để tạo chênh lệch ASTT
Giải thích TN t17 SGK
	Khi ngâm rễ vào dung dịch, các p.tử xanh metilen hút bám trên bề mặt rễ và dừng lại ở đó, không được đi vào tế bào do tính thấm chọn lọc của màng tế bào không cho xanh metilen đi qua.
Khi nhúng vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các p.tử xanh metilen ra ngoài-> dung dịch có màu xanh
B. Câu hỏi mở rộng
Bài 1- SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
Đọc thêm 1. Vai trò của nước đối với tế bào?
TL
- Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh
- Vai trò của nước đối với tế bào:
+ Dung môi phổ biến nhất
+ Môi trường khuếch tán và môi trường phản ứng của các thành phần hóa học trong tế bào
+ Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định của nhiệt độ
+ Nước liên kết: bảo vệ cấu trúc tế bào
Đọc thêm 2. Phân biệt các dạng nước trong cây?
TL
Có 2 dạng: tự do và liên kết
Tiêu chí
Nước tự do
Nước liên kết
Đặc điểm 
- Chứa trong các thành phần của tế bào, các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn
- Không bị hút bởi các phần tử tích điện hay dạng liên kết hóa học (có khả năng chuyển động trong dung dịch)
- Vẫn giữ được tính chất lí, hóa, sinh bình thường của nước (khả năng hòa tan các chất, dẫn nhiệt, môi trường phản ứng, nguyên liệu tham gia các phản ứng)
- Bị các phần tử tích điện hút hoặc trong các liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào
- Không giữ được tính chất lí, hóa, sinh của nước
Vai trò
- Dung môi
- Điều hòa nhiệt
- Tham gia vào 1 số quá trình TĐC
- Đảm bào độ nhớt của chất nguyên sinh -> quá trình TĐC diễn ra bình thường
- Đảm bảo độ bền vững của hệ keo CNS
-> chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng và chịu hạn của cây
Đọc thêm 3. Tại sao phân tử nước có thể dễ dàng liên kết với các phân tử hữu cơ trong tế bào?
TL:
- Các phân tử hữu cơ luôn có nhóm bên tích điện (ví dụ Pr có nhóm bên NH+2 tích điện dương, nhóm bên COOH- tích điện âm)
	- Phân tử nước có tính phân cực
	" Nên từng phân tử nước sẽ liên kết với các nhóm bên tích điện tạo ra một lớp áo bằng nước bao quanh phân tử hữu cơ. Trong TB, các phân tử hữu cơ không kị nước luôn được bao quanh bởi một lớp vỏ là các phân tử nước.
Đọc thêm 4. Trong những điều kiện nào, hàm lượng nước liên kết ở trong TB tăng lên?
TL:
 Hàm lượng nước liên kết trong TB tăng lên khi:
	- Nhiệt độ môi trường hạ thấp (đóng băng)
	- Nồng độ chất tan trong môi trường tăng
5. Cây hấp thụ nước từ đất theo cơ chế nào? Vì sao nước luôn có khuynh hướng thẩm thấu vào trong TBTV làm TB trương lên?
TL:
Cơ chế: thẩm thấu
 Vì	 - Các chất luôn có khuynh hướng chuyển động từ n ...  quá trình hô hấp sáng.
90. Trình bày phương pháp tách chiết sắc tố từ lá 
	Bài 13 / SGK - 54
91. a. Viết PTTQ của quá trình hô hấp. Nêu vai trò của hô hấp đối với TB
b. Vì sao nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp
c. Nếu tính nguồn năng lượng dự trữ trong liên kết cao năng của mỗi phân tử ATP là 7 - 11Kcal thì hiệu suất chuyển hoá năng lượng có ích của quá trình hô hấp hiếu khí chỉ khoảng 50%. Nhận định trên đúng hay sai.? Giải thích.
TL:
a. PTTQ: C6H12O6 + 6O2 + 6 H2O " 6 CO2 + 12 H2O + Q
Vai trò của hô hấp đối với TB:
- Tạo năng lượng ATP để cung cấp cho các hoạt động sống của TB
- Tạo nhiệt làm ấm cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt.
b. - Nước tham gia vào các phản ứng thủy phân và các phản ứng oxi hóa trong chu trình Crep " nước là nguyên liệu.
- Trong chuỗi chuyền e, nước được tạo ra theo phương trình: H+ + e + O2 " H2O [ nước là sản phẩm.
c. Nhận định trên đúng. Vì:
- Một phân tử glucose tích luỹ 674 Kcal, khi bị oxi hoá hoàn toàn trong hô hấp hiếu khí cho 38 ATP.
- Năng lượng chuyển hoá vào liên kết cao năng của ATP là: 38 x 9 = 342 Kcal.
- Hiệu suất chuyển hoá năng lượng có ích: 342: 674 ~ 50%
92. a. Trong hô hấp ở TV, ATP được tạo ra theo những con đường nào?
b. Giải thích tại sao hô hấp sáng ở TV lại làm giảm hiệu quả quang hợp?
TL:
a. ATP được tạo ra theo 2 con đường:
- Con đường photphorin hóa ở mức cơ chất: xảy ra trong giai đoạn đoạn đường phân và chu trình Crep (4 ATP)
- Con đường photphorin hóa ở mức enzym: xảy ra ở giai đoạn chuỗi chuyền e (34 ATP)
b. Hô hấp sáng xảy ra ở TV C3 khi nồng độ O2 cao, CO2 thấp. Quá trình hô hấp sáng làm giảm hiệu quả QH là do làm giảm 50% lượng APG.	
- Khi nồng độ CO2 thấp và nồng độ O2 cao thì E cố định CO2 đầu tiên Rubisco sẽ có hoạt tính oxi hóa, biến đổi Ri5DP thành 1 APG và axit glicolic. Sau đó O2 kết hợp với glicolic và diễn ra hô hấp sáng. Trong điều kiện QH bình thường thì 1 phân tử Ri5DP kết hợp với một phân tử CO2 sẽ tạo ra 2 APG, từ đó hình thành nên glucose và các sản phẩm khác. Khi có hô hấp sáng, từ 1 phân tử Ri5DP chỉ hình thành được 1 phân tử APG, nên làm giảm 50% sản phẩm QH.
93. Trong QH, quá trình truyền điện tử diễn ra ở cấu trúc nào? Thực hiện theo những con đường nào? Hiệu quả năng lượng ở những con đường đó? Chiều vận chuyển H+ để tạo ra ATP?
TL:
- Quá trình truyền điện tử diễn ra trên màng tilacoit
- Theo 2 con đường: 	+ Vận chuyển điện tử vòng: từ P700 đến P700 " tạo 2 ATP 
	+ Vận chuyển điện tử không vòng: từ P700 đến NADPH và từ P680 đến P700 " tạo 1 ATP và 1 NADPH
- Chiều vận chuyển H+: từ xoang tilacoit ra chất nền của lục lạp.
94. Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ti thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dung như thế nào?
 TL: 
Trên màng tilacoit
Trên màng ti thể
- Các điện tử e đến từ diệp lục
- Các điện tử sinh ra từ các quá trình dị hóa (phân giải chất hữu cơ)
- Năng lượng có nguồn gốc từ ánh sáng
- Năng lượng có nguồn gốc từ các hợp chất hữu cơ
- Chất nhận điện tử cuối cùng là NADP+
- Chất nhận điện tử cuối cùng là oxi
95. a. Hô hấp ở thực vật diễn ra ở loại bào quan nào? Hãy trình bày tóm tắt các giai đoạn của quá trình hô hấp có tạo ra ATP?
b. Mối quan hệ giữa chu trình Crep và chuỗi chuyền e: 
TL: a. Hô hấp ở TV có 2 loại là hô hấp tạo ATP diễn ra ở bào quan ti thể và hô hấp sáng không tạo ATP diễn ra ở lục lạp, peroxixom và ti thể.
 Hô hấp tạo ATP có 3 giai đoạn: 	- Đường phân
	- Chu trình Crep
	- Chuỗi chuyền e
(Đặc điểm của từng giai đoạn học theo SGK)
Giai đoạn
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi chuyền e
Nơi diễn ra
TB chất
Chất nền ti thể
Màng trong ti thể
Nguyên liệu
Glucozơ, ATP, ADP, NAD
Axit piruvic, côenzimA, NAD+, FAD+, ADP, Pi, H2O
NADH, FADH2, O2, ADP, Pi.
Sản phẩm
Axit piruvic, NADH, ATP, ADP.
CO2, NADH, FADH2, các chất hữu cơ trung gian.
NAD+, FAD+, ADP, , H2O
b. Mối quan hệ giữa chu trình Crep và chuỗi chuyền e: 
Từ bảng trên ta thấy: Giai đoạn chuỗi chuyền e sử dụng NADH, FADH2 do chu trình Crep tạo ra. Giai đoạn chu trình Crep sử dụng NAD+, FAD+ do chuỗi chuyền e tạo ra. " Giải thích được vì sao chu trình Crep không sử dụng oxi nhưng nếu thiếu oxi thì không diễn ra chu trình Crep.
96. a. Tại sao khi gặp hạn năng suất QH của cây xanh thường giảm? TV CAM sống trong vùng khô hạn có giảm năng suất QH không ? Vì sao?
b. Phân tích những đặc điểm cấu tạo, sinh lí của TV CAM giúp chúng có thể sinh trưởng trong điều kiện nắng nóng, khô hạn kéo dài tại vùng sa mạc?
TL: a. * Năng suất QH của cây xanh thường giảm khi gặp hạn vì:
- Nước ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước " ảnh hưởng đến việ hấp thụ khí CO2 ở khí khổng " ảnh hưởng năng suất quang hợp.
- Nước ảnh hưởng lên quá trình hoạt động của enzym trong TBC " ảnh hưởng lên hoạt động QH.
- Nước ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và kích thước của lá.
* TV CAM sống ở vùng khô hạn nhưng năng suất QH không giảm vì: TV CAM có thân mọng nước, đóng khí khổng ban ngày và mở ban đêm " giảm thoát hơi nước " hiệu suất QH không giảm so với các TV xanh khác khi bị hạn.
b. Cấu tạo:
- Lá nhỏ, xếp cuộn lại hoặc tiêu biến thành gai "giảm bề mặt tiếp xúc với không khí khô nóng, tầng cutin dày " hạn chế sự thoát hơi nước.
- Thân, lá thường mọng nước " dự trữ nước 
- Bộ rễ phát triển, đam sâu, lan rộng " tìm kiếm nguồn nước
Sinh lí:
- Thời gian sinh trưởng ngắn, gói gọn trong mùa mưa ở sa mạc.
- Khí khổng đóng ban ngày, chỉ mở ban đêm " hạn chế sự thoát hơi nước
- Đồng hóa CO2 theo con đường CAM.
97. Xem sơ đồ thí nghiệm sau:
- Nêu mục đích thí nghiệm
- Vì sao ống A chứa KOH
- Cho biết hiện tượng xảy ra trong ống C sau thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm sẽ thế nào nếu thay bằng hạt đậu khô?
- Tại sao lại sử dụng hạt nảy mầm làm đối tượng thí nghiệm?
TL: - Mục đích: nhận biết hô hấp TV thải CO2
- Ống A chứa KOH: hấp thụ hết CO2 có trong không khí trước khi tham gia thí nghiệm.
- Ống C xuất hiện các vẩn kết tủa trắng giống ống A
- Khi thay bằng hạt đậu khô, thí nghiệm sẽ không có váng đục ở ống C (hạt khô cướng độ hô hấp rất yếu nên khó quan sát)
- Hạt nảy mầm có kcish thước nhỏ gọn nên dễ bố trí thí nghiệm; hạt nảy mầm có cường độ hô hấp rất mạnh nên dễ quan sát kết quả thí nghiệm.
98. Khi chiếu sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các VK hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi nhận thấy:
- VK tập trung ở 2 đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này.
- Số lượng VK tập trung ở 2 đầu sợi tảo là khác nhau rõ rệt. Giải thích.
TL: 
- Khi chiếu sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím, từ đầu này đến đầu kia " một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở 2 đầu của sợi tảo QH sẽ xảy ra mạnh nhất, thấy nhiều O2 nhất " VK hiếu khí sẽ tập trung ở đây.
- VK tập trung với số lượng khác nhau ở 2 đầu sợi tảo: ở đầu sợi tảo hấp thụ ánh sáng đỏ VK sẽ tập trung nhiều hơn vì ánh sáng đỏ có hiệu quả QH hơn ánh sáng tím.
99. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nito. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
TL:
- Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nito: Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP , tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ " ATP và các hợp chất hữu cơ này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nito, quá trình sử dụng các chất khoáng và biến đổi nito trong cây.
+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP " cung cấp cho quá trình hấp thụ khoáng và nito, quá trình sử dụng các chất khoáng và biến đổi nito trong cây.
+ Tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ " sử dụng làm tăng áp suất thẩm thấu của TB lông hút, chất mang vận chuyển các chất qua màng.
+ Hô hấp của rễ tạo ra CO2, trong dung dịch đất thì: CO2 + H2O " H2CO3 " HCO3- + H+. Các ion H+ hút bám trao đổi trên bề mặt rễ trao đổi với các ion trên bề mặt keo đất " rễ hấp thụ được các nguyên tố khoáng theo cơ chế hút bám trao đổi.
- Ứng dụng thực tiễn:
+ Khi trồng cây người ta phải xới đất, làm cỏ, sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rế cây hô hấp hiếu khí.
+ Ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch, trồng cây trong không khí để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.
100. Người ta làm 1 thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây TV C3 và 1 cây TV C4 (kí hiệu A và B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ QH và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng như sau:
Hàm lượng O2
Cường độ QH (mgCO2 / dm2. giờ)
Cây A
Cây B
21%
25
40
0%
40
40
Em hãy cho biết cây A, B thuộc Tv C3 hay C4? Giải thích?
TL: 	- Cây A thuộc TV C3, cây B thuộc TV C4.
	- Giải thích: 
+ Cây C3 có hô hấp sáng nên khi nồng độ O2 tăng lên thì xảy ra hô sáng làm giảm cường độ quang hợp. Cây C4 không có HH sáng nên thay đổi nồng độ oxi không thây đổi cường độ QH
+ Cây A ở 2 lần TN có cường độ QH khác nhau là do khi giảm nồng độ oxi xuống 0% thì giảm HH sáng xuống thấp nhất nên cường độ quang hợp tăng.
101. Trong cây, sự chuyển hóa năng lượng có nhiều quá trình, trong đó có 2 giai đoạn được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
EATP
EHCHC
Giai đoạn 1
EHCHCV
EATP
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 và 2 là gì? Viết PTPU tổng quát cho mỗi giai đoạn? Giai đoạn 1 có thể xảy ra theo những con đường nào? Điều kiện của mỗi con đường đó là gì? Con đường nào có thể xảy ra hô hấp sáng? Tại sao?
TL:
- Giai đoạn 1 là pha tối QH, giai đoạn 2 là quá trình hô hấp TB
- PTTQ:
+ Giai đoạn 1: 6CO2 + 12NADPH + 18ATP " C6H12O6 + 6H2O + 18ADP + 12NADP
+ Giai đoạn 2: C6H12O6 + 6O2 " 6CO2 + 6H2O + 38ATP
- Giai đoạn 1 có 3 con đường khác nhau: chu trình C3, chu trình C4, chu trình CAM.
- Điều kiện của mỗi con đường:
+ Con đường C3 ở nhóm TV C3: xảy ra ở phần lớn TV sống trong điều kiện ôn đới, á nhiệt đới, khí hậu ôn hòa: CO2, O2, ánh sáng, nhiệtđộ bình thường.
+ Con đường cố định cacbon ở nhóm Tv C4: xảy ra ở phần lớn TV nhiệt đới họ hòa thảo, khí hậu nóng ẩm, CO2 giảm, O2 tăng, ánh sáng và nhiệt độ cao.
+ Con đường cố định Cacbon ở nhóm TV CAM: xảy ra ở nhóm cây mọng nước trong điều kiện khắc nghiệt, khô hạn kéo dài ở sa mạc.
- Con đường cố định cacbon ở nhóm TV C3 có thể xảy ra hô hấp sáng. 
102: Cho các lọ thuỷ tinh chứa đầy nước và có nút kín, một loài TV thuỷ sinh, một loài ĐV thuỷ sinh. Hãy bố trí các thí nghiệm để có được:
- Lọ sinh vật sống được lâu nhất - giải thích.
- Lọ sinh vật sống ngắn nhất - giải thích.
TL:
- Lọ SV sống được lâu nhất là lọ gồm TV thuỷ sinh và ĐV thuỷ sinh để ngoài sáng. Vì TV thuỷ sinh QH thải O2 cung cấp cho ĐV thuỷ sinh hô hấp, đồng thời ĐV thuỷ sinh thải CO2 cung cấp cho TV thuỷ sinh QH.
- Lọ SV sống ngắn nhất là lọ TV thuỷ sinh và ĐV thuỷ sinh để trong tối. Vì cả ĐV và TV thuỷ sinh đều hô hấp " thiếu O2 " chết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_BDHSG_Sinh_11_chuong_IA_rat_hay.doc