Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên qua ngòi bút Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
Bước vào những trang viết của Thạch Lam là ta đã bước vào một thế giới nghệ thuật riêng, một thế giới nghệ thuật đẫm chất thơ. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn bộc lộ rất rõ thế giới nghệ thuật riêng đó của TL. Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng sâu kín đầy trắc ẩn yêu thương của mình qua việc miêu tả bức tranh phố huyện và tâm trạng của hai chị Liên.
Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên qua ngòi bút Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” Bước vào những trang viết của Thạch Lam là ta đã bước vào một thế giới nghệ thuật riêng, một thế giới nghệ thuật đẫm chất thơ. Hai đứa trẻ là một truyện ngắn bộc lộ rất rõ thế giới nghệ thuật riêng đó của TL. Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng sâu kín đầy trắc ẩn yêu thương của mình qua việc miêu tả bức tranh phố huyện và tâm trạng của hai chị Liên. Hai đứa trẻ là một trong những truyên ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của TL. Câu chuyện kể về hai chị em : Liên và An., hai đứa trẻ được mẹ giao cho trông coi một gian hàng nhỏ nơi góc ph6o huyện. Đêm chuyển dần về khuya, những người đi lù mù trong đêm như những chấm sáng mờ nhạt: mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, bà cụ Thi điên, gia đình bác Xẫm. Họ cùng với đêm tối phố huyện gieo vào lòng trẻ thơ những niềm thương xót. Hai chị em dù buồn ngủ “ríu cả mắt” nhưng vẫn cố thức đợi tàu. Đoàn tàu đi ngang qua như một vệt sao băng léo lên chốc lát rồi tất cả chìm vào trong bóng tối thênh thang. Truyện chỉ có như vậy nhưng cho đến nay, sức hấp dẫn của nó vẫn còn vẹn nguyên. Có một cái gì đó vừa thân thuộc, gần gũi lại vừa lạ lùng làm cho lòng ta ngạc nhiên và xao xuyến mãi. Sức hấp dẫn của Hai đứa trẻ trước hết là không khí chuyện. Câu chuyện diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên có sự cảm nhận cả về không gian và thời gian. Đó là những khoảng thời gian rất ngắn của ngày tàn và không gian có sự vận động từ cảnh chiều tàn đến cảnh màn đêm buông xuống rồi đến cảnh đêm khuya. Câu chuyên mở đầu bằng những cuâ văn êm dịu, những âm thanh hình ảnh báo hiệu một ngày tàn: tiếng trống thu âm trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. “Phương tây đỏ rực như lửa cháy con mắt hai đứa trẻ cung đủ màu sắc âm thanh, đường nét, có sự phối hợp giũa cảnh và người. Những nét đơn sơ, giản dị, mộc mạc .tất cả đều thấm đượm vẻ u buồn. Gam màu chủ đạo của phố huyện là màu xám đen của bóng tối hòa lẫn với những quàng sáng mờ nhạt, nhỏ nhoi. Đúng hơn là có cả màu “đỏ rực như lửa cháy” của mặt trời sắp lặn và “ánh hồng như hòn than sắp tàn” của những đám mây, nhưng những cái màu sắc tưởng như rực rỡ kia chỉ tồn tại trong tích tắc để rồi “đen lại” và lụi tàn nhường chỗ cho bóng tối bao trùm, xâm chiếm. Sự miêu tả của TL là hoàn toàn có chủ ý. Cảnh vật như tô điểm sâu sắc cuộc sống nghèo túng, lụi tàn của những kiếp người nghèo khổ không ánh sáng, không tương lai trong xã hội cũ. Mẹ con chị Tí có lẽ là nhân vật điển hình nhất cho cuộc sống lay lắt, ngoi ngóp của phố huyện này. Gánh hàng nước chè tươi của chị là tâm điểm cho bức tranh phố huyện khii màn đêm buông xuống. TL đã trở đi trở lại rất nhiều lần hình ảnh ngọn đèn con ở hàng nước của chị Tí. Hình ảnh ngọn đèn nước của chi Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ , trước hết có ý nghĩa như một biểu tượng về những người nhỏ bé, sống leo lét, quẩn quanh, không tương lai, không hạnh phúc trong đêm trường xã hội cũ. Ngoài ra, hình ành này còn có tác dụng tô đậm thêm sự tối tăm, nghèo khổ của phố huyện khi chiều buông. Được tác giả dụng công miêu tả kĩ hơn có lẽ là chị am Liên. Thầy Liên mất việc ở HN, nhà Liên chuyển về quê, vì thế mà mẹ Liên mới mở một gian hàng tạp hóa nhỏ cho chị em Liên trông coi để bán vặt hòng têm thắt cho cuộc sống gia đình, nhưng “hàng bán chẳng ăn thua gì”. Cứ nhìn Liên thường thương mấy đứa trẻ con nhà nghèo tội nghiệp và nghĩ về gánh phở của bác phở Siêu như một “món quà xa xỉ” là đủ để chúng ta hình dung ra cuộc sống khó khăn, eo hẹp của gia đình Liên. Như vậy từ gia đình chị Tí, gia đình bác Xẩm đến cụ Thi điên và cả hai chị em Liên, mỗi người một nhưng họ đều có chung sự buồn chán và mỏi mò. Cuộc sống của họ là những chuỗi ngày buồn tẻ, đơn điệu. Song điều đáng nói ở đây là những con người dân phố huyện vẫn hi vọng, họ hi vọng “một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”,dù ước mơ đó thật mỏng manh, mơ hồ. Chính sự mong đợi mơ hồ này đã càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của nhưng nhân vật trong truyện. Bởi cuộc sống của cảu họ đã đang và có lẽ mãi chìm trong đêm tối mù mịt, không lối thoát. Bức tranh phố huyện hiện ra và ngập trong bóng tối. Nhưng như một quy luật của sự sinh tồn, ánh sáng dù có lay lắt thì vẫn cứ tồn tại. Ánh sáng từ ngọn đèn của chị Tí, từ cả cái bếp lửa của bác Siêu chỉ đủ “chiếu sáng một vùng đất cát” và dường như càng về khuya thì càng yếu ớt. Ngọn đèn của chị em Liên cũng chỉ vừa đủ để “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”. Ánh sáng nơi phố huyện là thứ ánh sáng yếu ớ, leo lét, rơi rụng và mờ dần. Ánh sáng không làm cho phố huyện sáng lên mà còn gợi cho người ta cảm nhận rõ hơn về bóng tối Trên cái nền của bức tranh phố huyện hiện lên hình ảnh hai đứa trẻ, đặc biệt là Liên. Phố huyện luôn được đặt trong tầm mắt của Liên, một cô bé ngây thơ mà vô cùng nhạy cảm. Trong tâm hồn của Liên có một chút ngây thơ của trẻ con, một chút già dăn của người lớn cộng với chút cái lãng mạn khó cắt nghĩa. Liên chính là hiện thân của tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của TL. Hai chị em Liên và An lặng lẽ quan sát những gì đang diễn era nơi phố huyện với một cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa cảm thông, chia sẻ với những liếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Có lẽ An và Liên cũng mơ màng nhận ra điều đó, phải chăng vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm. Đối với chị em Liên và cả những người dân phố huyện này nữa, chuyến tàu đêm là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, sự giàu sang, rực rỡ và ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo nàn, quẩn quanh và tối tăm của người dân phố huyện.
Tài liệu đính kèm: