Bộ đề thi học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11(Có đáp án)

Bộ đề thi học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11(Có đáp án)

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó? (1,0 điểm)

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm)

Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm)

 Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 

doc 15 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 30/05/2024 Lượt xem 174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11(Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1
MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
I. Đọc hiểu
Đoạn trích.
-Thể loại 
- Phương thức biểu đạt
- Các biện pháp tu từ của đoạn trích.

- Nội dung đoạn trích. Quan điểm, tư tưởng của tác giả.
Nghệ thuật và tác dụng trong đoạn văn, đoạn thơ.
Thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích (nhận xét, đánh giá, rút ra bài học,)


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1,0
10%
1
1,0
10%
1
1,0
10%

3
3,0
30%
II.Làm văn
1. Nghị luận xã hội: viết đoạn văn (khoảng 200 chữ).
2.Nghị luận văn học về một đoạn văn hoặc một tác phẩm văn xuôi (giai đoạn 30 – 45).



Vận dụng tổng hợp kĩ năng và kiến thức về xã hội, văn học để viết đoạn văn ngắn về vấn đề xã hội trong đoạn trích phần đọc hiểu.
Vận dụng tổng hợp những hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn hoặc tác phẩm văn xuôi. (HKI - Ngữ văn 11).

Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ



2
7,0
70%
2
7,0
70%
Tổng chung
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ

1
1,0
10%

1
1,0
10%
1
1,0
10%

2
7,0
70%

5
10,0
100%

ĐỀ THI
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: 
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Chân quê – Nguyễn Bính) 
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó? (1,0 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm)
Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm)
 Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu I (2 điểm) 
Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính , Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Viết khoảng 200 từ )
Câu II (5,0 điểm):
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 
................HẾT................
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

Phần đọc hiểu
1.
Đọc đoạn văn và trả lời từ câu 1 đến 4:
3,0
- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.
- Tác dụng: Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực.
0,5
0,5
2.
- Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (có thể thêm: tự sự, miêu tả).
0,5
3
- Nhân vật trữ tình: nhân vật anh – chàng trai. 
0,5
4.
- Biện pháp tu từ : 
+ Liệt kê ( trang phục của cô gái );
+ Câu hỏi tu từ ( 4 câu ) : “Nào đâu cái yếmnái đen? ”;
+ Điệp ngữ : nào đâu.

1,0

Phần làm văn
I
Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiễn thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ rang, có cảm xúc, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2.0
Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính ta đã bàn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: 
- Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc đó không phải ngẫu nhiên mà có được. 
- Đó là kết quả của sự kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm. 
- Cho nên, ai cũng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

1,5
- Bàn luận, mở rộng vấn đề: 
- Liên hệ một số đối tượng trong xã hội có lối sống đua đòi dẫn đến văn hóa truyền thống bị phá vỡ (dẫn chứng).
- Cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của văn hóa các dân tộc khác để làm giàu có và phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.

0,5
II
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân.
5,0
- Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài , thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,25
1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao. 

0,25

Cảm nhận : 

*Vẻ đẹp tài hoa:
- Nhân vật Huấn Cao được đánh giá là nhân vật đẹp nhất trong thế giới nhân vật của nguyễn Tuân và là nhân vật điển hình của văn học lãng mạn trước năm 1945 
- Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quản ngục và thầy thơ lại, ông là một người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm” 
- Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa, tâm huyết, hoài bão của người cầm bút nên quản ngục mới ước ao: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời” .
- Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hi vọng xin được chữ Huấn Cao. Ông bất chấp luật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao.
 - Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếp mà còn ca ngợi trực tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy của Huấn Cao trong cảnh cho chữ cuối cùng. Trước quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao đúng là một nghệ sĩ thư pháp, ông dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ: vuông vắn, tươi tắn, bay bổng, nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
*Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất :
 - Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa hiệp, chọc trời khuấy nước. 
- Khi vào nhà lao, Huấn cao vẫn hiên ngang, bất khuất, không run sợ trước cường quyền, bạo lực và cái chết (hành động lạnh lùng chúc mũi gông nặng trước mặt quân lính, thản nhiên nhận rượu thịt, thái độ khinh thường quản ngục) .
=> Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu cho những anh hùng nghĩa liệt dựng cờ chống lại triều đình, tuy chí lớn không thành nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. 
0,25 
0,25 
0,25 
* Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng:
 - Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. Nếu Huấn Cao chỉ có tài hoa, khí phách mà thiếu thiên lương thì Huấn cao chưa phải là nhân vật hoàn mĩ 
- Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở tính cách thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài. Ông viết chữ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những người yêu cái đẹp. 
- Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn tặng Quản Ngục những lời khuyên quý giá nhằm cứu vớt con người lầm đường lạc lối. 
=> Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và mối quan hệ mật thiết giữa cái Tài và cái Tâm. 

0,25 
0,25 
0,25 
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập.
- Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, ngôn ngữ giàu tính tạo hình 
0,75

 Kết thúc vấn để: 
- Đánh giá chung về tác phẩm và nhân vật .
-Chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Đảm bảo quy tắc chính tả;dùng từ; đặt câu.

0,75
ĐỀ SỐ 2
Chủ đề \ Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Làm văn:
Xác định được phép tu từ trong câu thơ.
- Khái niệm một số phép tu từ: so sánh
- Nhận biết được phép tu từ qua ngữ liệu cụ thể.
Chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ qua các ngữ liệu cụ thể.
Nêu được nội dung của văn bản
Chỉ ra được nghĩa của từ và cảm nhận ban đầu trong những ngữ liệu cụ thể.


1,0
1,0
1,0

30%= 3 điểm
2. Làm văn:
Kỹ năng làm văn nghị luận
văn học: về tác phẩm thơ 
Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.
Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.
Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân


0,5
1,5
4,0
1,0
70%=
7điểm

1,0= 1,0%
3,0 = 30%
5,0 = 50%
1,0 = 10%
100%=
10điểm
ĐỀ THI
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.
(Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
 Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
Họ và tên thí sinh :. Lớp :
..Hết.
(Đề thi gồm 01 trang )
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu 
Câu 
Nội dung
Điểm
1
 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 
0.5
2
 Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
0.5

3
 - Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận
- Hiệu quả NT: 
+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm
+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau 
1.0
4
 Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.
(HS lựa chọn nêu quan điểm và lí giải được quan điểm đã nêu – GV linh hoạt khi chấm bài)
1.0

Phần II: Làm văn (7 điểm)
2
Phân tích hình ảnh bà Tú và tình cảm thương vợ của ông Tú
7.0

a. Yêu cầu về kĩ năng: 

0,50
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài). 
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng.
b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết phải đảm bảo các ý sau

* Giới thiệu chung: 
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 
0,50
* Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ qua 4 câu thơ đầu
- Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.
-  Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:
   Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
   Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
- Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.
- Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà ... hương trình truyền hình dung tục, một bài diễn văn sáo mòn, một bản báo cáo nhặt từ những khẩu hiệu có sẵn, những bài phát biểu giống nhau, nghĩa là người nói chỉ cần nhắc lại mà không cần phải động não suy nghĩ Lười biếng thuộc loại gây nhiều hậu quả nhất. Nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo (bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy), nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph. Ăng-ghen từng mỉa mai gọi là “bệnh lười chảy thây” cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. Không chỉ cái đẹp mất chỗ đứng tại đó (thật kinh khủng nếu điều này xảy ra) mà ngay cả thứ dễ kiếm nhất là tình yêu đồng loại cũng biến mất.
(Theo Tạ Duy Anh, In trong Nâng cao và phát triển Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, năm 2011, trang 225)
Câu 1. Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, lười biếng gây ra những hậu quả nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích. (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị rút ra bài học gì từ nội dung đoạn trích trên? (Trình bày khoảng 5-7 dòng). (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
------------------------------------------HẾT------------------------------------------
HƯƠNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
	1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
	2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
	3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
I. ĐỌC - HIỂU

3.0
Câu 1
Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích: lười chảy thây.
0.5
Câu 2
Theo tác giả, lười biếng gây ra những hậu quả:
- Triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo.
- Dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được.
- Luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó.
- Gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. 
- Hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn.
- Tình yêu đồng loại cũng biến mất.
* Lưu ý: Học sinh trình bày đúng 2 ý cho điểm tối đa.
0.5

Câu 3

Nội dung của đoạn trích: Những biểu hiện và hậu quả của sự lười biếng. (Hoặc: Bàn về sự lười biếng)
1.0
Câu 4: 

Rút ra bài học từ đoạn trích: 
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý:
- Lười biếng là một thói quen xấu, gây nhiều tác hại cho con người.
- Mỗi người cần sống tích cực, luôn đấu tranh loại bỏ sự lười biếng. 

1.0

II. LÀM VĂN
7.0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.
0.5
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
0.5
3. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

a. Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao.
05
b. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao:
 * Về nội dung: 
 - Huấn Cao mang cốt cách của người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: viết chữ nhanh, đẹp, vuông và có thần...
 - Huấn Cao có khí phách hiên ngang, bất khuất của một trang anh hùng nghĩa liệt: xem thường cường quyền phi nghĩa, cái chết 
 - Huấn Cao có thiên lương trong sáng: luôn trân quý tài năng, trọng nghĩa khinh lợi, mềm lòng trước cái đẹp, cái thiện và hướng người khác gìn giữ thiên lương
 * Về nghệ thuật:
 - Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo.
 - Khắc họa nhân vật ấn tượng bằng bút pháp lãng mạn để làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật.
 - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại...
1.0
1.0
1.0
0.5
c. Đánh giá chung:
 Nhân vật Huấn Cao kết tinh bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân. Qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ và tấm lòng yêu nước kín đáo.
.
1.0

4/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
0.5
5/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.0 điểm
ĐỀ SỐ 4 
II. THIẾT LẬP MA TRẬN
NỘI DUNG

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng

Đọc
hiểu

Ngữ liệu:
Văn bản văn học 
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một văn bản hoàn chỉnh
- Nhận biết các phương thức biểu đạt trong văn bản.

- Hiểu được nội dung của một số câu văn trong văn bản.

- Trình bày quan điểm của mình về một số câu thơ trong văn bản.



Tổng
Số câu 
1
2
1
0
4
Số điểm
0,5
1.5
1.0
0
3,0
Tỉ lệ
5%
15%
10%
0
30%
Làm văn
Câu 1:Nghị luận Xã hội 
-Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I


Viết đoạn văn.



Câu 2: Nghị luận về một tác phẩm văn học đã học ở học kì I



Viết bài văn.


Tổng
Số câu


1
1
2
Số điểm


2
5
7,0
Tỉ lệ



20%
50%
70%
Tổng cộng

Số câu
1
2
2
1
6
Số điểm
0,5
1,5
3
5
10,0
Tỉ lệ
5%
15%
30%
50%
100%

ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
QUÁN HÀNG PHÙ THỦY
	Một phù thủy 
	Mở quán hàng nho nhỏ
	“Mời vào đây
	Ai muốn mua gì cũng có!”
	Tôi là khách đầu tiên
	Từ bên trong
	Phù thủy ló ra nhìn:
	“Anh muốn gì?”
	“Tôi muốn mua tình yêu,
	Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn”
	“ Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
	Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”
	( K. BadjadjoPradip – Thái Bá Tân dịch)
Câu 1. Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Câu nói: “Mời vào đây - Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thủy?
 (0,75 điểm) 
Câu 3. Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu, - Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn...” cho thấy vị khách là người như thế nào? (0,75 điểm)
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của phù thủy ở hai câu thơ cuối bài thơ không? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
 Từ nội dung của bài thơ Quán hàng phù thủy ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01đoạn văn
 Trang1/2
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc?
Câu 2: (5.0 điểm) 
 Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
 	Hết.	 	
ĐÁP ÁN 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
- Biểu cảm và tự sự.
0,50
2
- Phù thủy là người có quyền năng vô hạn, có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng”.
0,75
3
- Vị khách là người đang khao khát có được những điều tốt đẹp nhất trên đời này như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn Song, cũng có thể hiểu vị khách – trong tình huống này – là một người khá khôn ngoan và hóm hỉnh, đang muốn “thử” xem phù thủy có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng” hay không.
0,75
4
- Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn như những thứ “quả chín” mà quán hàng phù thủy lại chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thứ “quả chín” ấy thì “khách hàng” phải có thời gian, công sức để “trồng” những cái “cây non” tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn, ngay cả phù thủy – người có quyền năng vô hạn cũng không thể tạo ra những giá trị ấy.
- HS có thể bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối với quan điểm đó của phù thủy. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục.
1,0
II

LÀM VĂN

1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc?
2,0

a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn
0,25
Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề

b. Xác định vấn đề nghị luận: Làm thế nào để có hạnh phúc?
0,25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:
1,0
- Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là biểu thị thái độ sung sướng về một điều gì đó trong cuộc sống làm ta thấy thỏa mãn.
- Quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc đôi khi không phải tìm kiếm đâu xa xôi, nó vẫn ở ngay trước mắt chúng ta đấy thôi.
- Hạnh phúc mang đến cuộc sống của ta những gái trị: Sống có mục đích, lạc quan hơn và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh.
- Chúng ta phải làm gì để có hạnh phúc: Hãy chia sẻ niềm vui của mình cho người khác. Bởi thế hãy tập trân trọng những gì ta đang có - hạnh phúc giản dị nhưng nếu mất đi sẽ mãi chẳng thể lấy lại được. 

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
2
Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
5,0

a. Yêu cầu về kĩ năng: 

0,50
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài). 
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng.
b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết phải đảm bảo các ý sau

* Giới thiệu chung: 
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 
0,50
* Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù 
 Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân được khắc họa với ba vẻ đẹp tiêu biểu:
- Tài hoa nghệ sĩ;
- Khí phách hiên ngang;
- Thiên lương trong sáng.
Học sinh có thể lựa chọn một trong ba vẻ đẹp trên để phân tích.
Ví dụ: Khí phách hiên ngang của Huấn Cao được tô đậm thông qua khá nhiều chi tiết:
+ Huấn Cao là người đứng đầu của bọn phản nghịch chống lại triều đình.
+ Huấn Cao là một tên tù có tiếng là nguy hiểm, có tài bẻ khóa vượt ngục.
+ Huấn Cao là một tên tù nổi tiếng là nguy hiểm lại mang trọng tội
=> Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, chọc trời khuấy nước của một người anh hùng 
3.0
 *Đánh giá : 
- Khẳng định vẻ đẹp được lựa chọn để phân tích không tách rời các vẻ đẹp khác trong hình tượng nghệ thuật.
- Để khắc họa thành công vẻ đẹp đó, tác giả đã dày công xây dựng nhân vật Huấn Cao, đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản và lựa chọn thứ ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
0,50
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hành văn trong sáng.
0,25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
Tổng điểm
10.0
ĐỀ SỐ 4

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_11co_dap_an.doc