Bài 76. Hai diện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau một khoảng r1= 2cm. Lực đẩy giữa chúng là N.
a. Tìm độ lớn của các điện tích đó
b. Khoảng cách r2 giữa chúng là bao nhiêu để lực tác dụng là F2 = 2,5.10-4 N.
Bài 77. Cho hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r = 30cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F0. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này bị yếu đi 2,25 lần. Vậy cần dịch chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F ?
Bài 78. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 1 m trong không khí thì đẩy nhau một lực F = 1,8 N. Độ lớn điện tích tổng cộng là 3.10-5 C. Tính điện tích mỗi vật.
Bài 79. Hai quả cầu giống nhau, mang điện, đặt cách nhau một đoạn r = 20 cm, chúng hút nhau một lực F1 = 4.10-3N. Sau đó, cho chúng tiếp xúc và lại đưa ra vị trí cũ thì thấy chúng đẩy nhau bằng một lực F2 = 2,25.10-3 N. Hãy xác định điện tích ban đầu của mỗi quả cầu.
Bài 81. Hai điện tích q1 = 4.10-8 C, q2 = -4.10-8 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng a = 4 cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích điểm q = 2.10-9 C khi:
a. q đặt tại trung điểm O của AB.
b. q đặt tại M sao cho AM = 4 cm, BM = 8 cm.
Bài tập phần : Tĩnh điện học Bài 76. Hai diện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau một khoảng r1= 2cm. Lực đẩy giữa chúng là N. a. Tìm độ lớn của các điện tích đó b. Khoảng cách r2 giữa chúng là bao nhiêu để lực tác dụng là F2 = 2,5.10-4 N. Bài 77. Cho hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r = 30cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F0. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này bị yếu đi 2,25 lần. Vậy cần dịch chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F ? Bài 78. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 1 m trong không khí thì đẩy nhau một lực F = 1,8 N. Độ lớn điện tích tổng cộng là 3.10-5 C. Tính điện tích mỗi vật. Bài 79. Hai quả cầu giống nhau, mang điện, đặt cách nhau một đoạn r = 20 cm, chúng hút nhau một lực F1 = 4.10-3N. Sau đó, cho chúng tiếp xúc và lại đưa ra vị trí cũ thì thấy chúng đẩy nhau bằng một lực F2 = 2,25.10-3 N. Hãy xác định điện tích ban đầu của mỗi quả cầu. Bài 81. Hai điện tích q1 = 4.10-8 C, q2 = -4.10-8 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng a = 4 cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích điểm q = 2.10-9 C khi: a. q đặt tại trung điểm O của AB. b. q đặt tại M sao cho AM = 4 cm, BM = 8 cm. Bài 82. Ba điện tích điểm q1 = 27.10-8 C; q2 = 64.10-8 C, q3 = -10-7 C đặt tại ba đỉnh của tam giác ABC vuông tại C. Cho AC = 30 cm; BC = 40 cm. Xác định lực tác dụng lên q3. Hệ thống đặt trong không khí. Bài 83. Hai điện tích điểm +q và -q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 2d trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0 = q đặt tại điểm M trên đường trung trực của AB, cách AB một đoạn x. áp dụng bằng số: q = 10-6 C; d = 4 cm; x = 3 cm. Bài 84. Hai quả cầu có cùng khối lượng m = 10g, tích điện q và treo vào hai dây mảnh, dài l = 30 cm vào cùng một điểm. Một quả cầu được giữ cố định tại vị trí cân bằng, dây treo quả cầu thứ hai lệch một góc = 600 so với phương đứng. Xác định điện tích q. Cho g = 10m/s2. Bài 85. Người ta treo hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau m = 1g bằng những dây có cùng độ dài l = 50 cm. Khi hai quả cầu tích điện bằng nhau, cùng dấu, chúng đẩy nhau và cách nhau r1 = 6cm. a. Tính điện tích mỗi quả cầu b. Nhúng cả hệ thống vào rượu có hằng số điện môi = 27. Tính khoảng cách r2 giữa 2 quả cầu khi cân bằng. Bỏ qua lực đẩy Archimede. Lấy g = 10m/s2. Bài 86. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m, bán kính r, điện tích q được treo bằng hai dây mảnh có cùng chiều dài l vào cùng một điểm. Do lực tương tác Coulomb, mỗi dây lệch 1 góc so với phương đứng. Nhúng hai quả cầu vào dầu có hằng số điện môi = 2 người ta thấy góc lệch của mỗi dây vẫn là . Tính khối lượng riêng D của quả cầu, biết khối lượng riêng của dầu là D0 = 0,8.103 kg/m3. Bài 87. Cho ba điện tích cùng độ lớn q đặt ở ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a trong không khí. Xác định lực tác dụng của hai điện tích lên điện tích thứ ba. Biết có một điện tích trái dấu với hai điện tích kia. Bài 88. Cho ba điện tích cùng độ lớn q đặt ở ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0 = +q tại tâm O của tam giác trong các trường hợp a. Các điện tích q cùng dấu b. Một điện tích trái dấu với hai điện tích kia Bài 89. Hai điện tích dương q1 = q và q2 = 4q đặt cách nhau một đoạn d trong không khí. Phải đặt điện tích q0 ở đâu, bằng bao nhiêu để q0 nằm cân bằng. Bài 90. Giải lại bài trên trong trường hợp cả ba điện tích nằm cân bằng Bài 91. Tại ba đỉnh của tam giác đều cạnh a đặt ba điện tích dương q. Phải đặt điện tích q0 ở đâu, bằng bao nhiêu để hệ cả 4 điện tích nằm cân bằng. Bài 92. Bốn điện tích cùng loại có độ lớn q đặt tại 4 đỉnh của một hình vuông cạnh a trong không khí. Xác định lực tác dụng của ba điện tích lên điện tích thứ tư. Bài 93. Giải lại bài toán trên trong trường hợp hai điện tích dương, hai điện tích âm nằm xen kẽ nhau. Bài 94. Trong bài 92 phải đặt điện tích q0 ở đâu để hệ 5 điện tích cân bằng. Bài 95. Trong nguyên tử hiđro, electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân theo quỹ đạo có bán kính r = 5.10-9 cm. a. Xác định lực hút tĩnh điện tích giữa hạt nhân và electron. b. Xác định vận tốc góc của electron (tính ra vòng/s) Bài 96. Một điện tích điểm Q = 10-6C đặt trong không khí a. Xác định cường độ điện trường tại điểm cách điện tích 30cm b. Đặt điện tích trong chất lỏng có hằng số điện môi = 16. Điểm có cường độ điện trường như câu a cách điện tích bao nhiêu? Bài 97. Hai điện tích q1 = -10-6 C, q2 = 10-6 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 40cm trong chân không. Xác định vectơ cường độ điện trường tại a. M là trung điểm của AB b. N có AN = 20cm; BN = 60cm. Bài 98.Tại ba đỉnh của tam giác vuông ABC, AB = 30cm, AC = 40cm đặt ba điện tích dương q1 = q2 = q3 = q = 10-9 C. Xác định tại chân đường cao hạ từ đỉnh góc vuông xuống cạnh huyền. Bài 100. Tại ba đỉnh A, B, C của hình vuông cạnh a trong chân không đặt ba điện tích dương q. Xác định cường độ điện trường: a. Tại tâm O của hình vuông b. Tại đỉnh D. Bài 101. Tại ba điểm A, B, C trong không khí tạo thành tam giác vuông tại A; AB = 4cm; AC = 3cm. Tại A đặt q1 = -2,7.10-9 C, tại B đặt q2. Biết tổng hợp tại C có phương song song AB. Xác định q2 và E tại C. Bài 102. Hai điện tích +q và -q (q > 0) đặt tại hai điểm A, B với AB = 2a trong không khí. a. Xác định cường độ điện trường tại M nằm trên trung trực của AB, cách AB một đoạn x. b. Tính x để EM cực đại và tính giá trị cực đại này. Bài 103 Hai điện tích q1 = 4q > 0 và q2 = - q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Xác định điểm M để cường độ điện trường tổng hợp tại đó bằng 0. Bài 104 Cho ba điện tích điểm q1, q2, q3 đặt tại ba đỉnh A, B, C của hình vuông ABCD trong không khí. Xác định hệ thức giữa q1, q2, q3 để cường độ điện trường tại D bằng không. Bài 105 Một quả cầu nhỏ, khối lượng m = 20g mang điện tích q = 10-7 C được treo bởi dây mảnh trong điện trường đều có vectơ nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương đứng một góc = 300. Tính độ lớn của cường độ điện trường; cho g = 10 m/s2. Bài 106 Một giọt chất lỏng tích điện có khối lượng 2.10-9 g nằm cân bằng trong điện trường đều có phương thẳng đứng, có E = 1,25.105 V/m. Tính điện tích của giọt chất lỏng và số electron thừa hoặc thiếu trên giọt chất lỏng đó. Lấy g = 10m/s2. Bài 107 Một quả cầu nhỏ, bằng kim loại có bán kính 1 mm đặt trong dầu. Hệ thống đặt trong điện trường đều, hướng thẳng đứng từ trên xuống, E = 106 V/m. Tìm điện tích của quả cầu để nó nằm lơ lửng trong dầu. Cho khối lượng riêng của kim loại và dầu là D = 2,7.103 kg/m3.; D0 = 800 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2. Bài 108 Một electron ở trong một điện trường đều thu gia tốc a = 1012 m/s2. Hãy tìm: a. Độ lớn của cường độ điện trường. b. Vận tốc của electron sau khi chuyển động được 1s. Cho vận tốc ban đầu bằng 0. c. Công của lực điện trường thực hiện được trong sự dịch chuyển đó. d. Hiệu điện thế giữa điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên. Bài 109 Cho hai điện tích điểm q1 = 10-8C; q2 = 4.10-8C đặt cách nhau 12 cm trong chân không. Tính điện thế của điện trường gây ra bởi hai điện tích trên tại điểm có cường độ điện trường bằng 0. Bài 110 Có ba điện tích điểm q1 = 10-8C; q2 = 2.10-8C; q3 = -3.10-8C đặt tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 10cm trong không khí. a. Xác định điện thế tại tâm O và chân đường cao H kẻ từ A. b. Tính công của lực điện trường khi electron di chuyển từ O đến H. Bài 111 Một electron bay dọc theo đường sức của điện trường đều với vận tốc v0 = 106 m/s và đi được quãng đường d = 20 cm thì dừng lại. Tìm độ lớn của cường độ điện trường E. Bài 112 Ba điểm A, B, C nằm trong điện trường đều sao cho song song với CA. Cho AB AC và AB = 6 cm, AC = 8 cm. a. Tính cường độ điện trường E, UAB và UBC Biết UCD= 100V (D là trung điểm của AC). b. Tính công của lực điện trường khi electron di chuyển từ B đến C; từ B đến D. Bài 113 Hai electron ở rất xa nhau cùng chuyển động lại gặp nhau với cùng vận tốc ban đầu v0 = 106 m/s. Hãy xác định khoảng cách r nhỏ nhất mà hai electron có thể tiến lại gần nhau. Bài 114 Hai điện tích 9q và -q được giữ chặt tại hai điểm A, B trong chân không (AB = d). Một hạt điện tích q, khối lượng m chuyển động dọc theo đường thẳng AB từ rất xa đến. Tìm vận tốc ban đầu của hạt m để có thể đến được B. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Bài 115 Một electron chuyển động với vận tốc đầu v0 = 4.107 m/s trên đường nằm ngang và bay vào điện trường của một tụ điện, vuông góc với các đường sức. Các bản tụ dài l = 4cm và cách nhau d = 1,6 cm. Chu U = 910V. a. Lập phương trình quỹ đạo và xác định dạng quỹ đạo của electron trong điện trường. b. Tính vận tốc electron khi vừa ra khỏi điện trường và độ lệch so với phương ban đầu. Bài 116 Các bản của tụ điện phẳng có dạng hình chữ nhật, chiều rộng a = 5 cm, chiều dài b = 10 cm đặt cách nhau d = 2 cm trong không khí. Tụ được tích điện Q = 4.10-10C. Một electron bay vào điện trường của tụ với vận tốc đầu có phương song song và dọc theo chiều dài của các bản tụ, cách bản tích điện dương một khoảng . a. Hỏi v0 phải có giá trị tối thiểu là bao nhiêu để electron có thể bay hết chiều dai b của bản tụ và bay ra khỏi tụ điện trên. b. Xác định động năng của electron ngay khi bay ra khỏi tụ điện trên nếu vận tốc ban đầu v0 của electron có giá trị nhỏ nhất trên. Bài 117 Một electron bay vào khoảng không gian giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu với vận tốc v0 = 2,5.107 m/s theo hướng hợp với bản tích điện dương một góc =150. Độ dài mỗi bản l = 5cm, khoảng cách giữa hai bản d = 1cm. Tính hiệu điện thế giữa hai bản, biết bằng khi ra khỏi điện trường giữa hai bản tụ, electron chuyển động theo hướng song song với hai bản. Bài 118 Cho ba bản kim loại phẳng A, B, C đặt song song với nhau, tích điện đều, cách nhau các khoảng d1 = 2,5cm; d2 = 4cm. Biết điện trường giữa các bản là đều, có độ lớn E1 = 8.104 V/m; E2 = 105 V/m và có chiều như hình vẽ. Nối bản A với đất (VA = 0), hãy tính các điện thế VB, VC của hai bản B, C. Bài 119 Một tụ điện phẳng không khí, có hai bản hình tròn bán kính R = 6cm đặt cách nhau d = 0,5 cm. Đặt vào hai bản một hiệu điện thế U = 10V. Hãy tính: điện dụng của tụ, điện tích của tụ, năng lượng của tụ. Bài 120 Một tụ phẳng không khí có điện dung C0 = 0,1F ược tích điện đến hiệu điện thế U = 100V. a. Tính điện tích Q của tụ b. Ngắt tụ khỏi nguồn. Nhúng tụ vào điện môi lỏng có = 4. Tính điện dung, điện tích và hiệu điện thế của tụ lúc này. c. Vẫn nối tụ với nguồn rồi nhúng vào điện môi lỏng trên. Tính như câu b. Bài 121 a. Tính điện dung của tụ điện phẳng không khí có điện tích mỗi bản S = 100cm2, khoảng cách giữa hai bản d = 2mm. b. Nếu đưa vào giữa hai bản lớp điện môi dày d’=1mm ( = 3) thì điện dung của tụ là bao nhiêu? Bài 122 Thay lớp điện môi bằng bản kim loại có cùng bề dày. Tính điện dung của tụ lúc này. Điện dung của tụ có phụ thuộc vào vị trí lớp điện môi hoặc bản kim loại không? Bài 123 Một tụ điện phẳng với điện môi là không khí, có hai bản cách nhau là d, mỗi bản có diện tích là S. Người ta đưa vào một lớp điện m ... òng điện qua thanh MN là I = 5A. Hệ thống đặt trong từ trường đều thẳng đứng, hướng lên, với B = 0,2T. Thanh ray MN nằm yên. Xác định hệ số ma sát giữa thanh MN và hai thanh ray, lấy g = 10 m/s2. Bài 419 Hai thanh kim loại AB, CD đặt nằm ngang, song song, cách nhau l = 20 cm, hai đầu thanh được nối với nguồn điện có = 12V, r = 1. Thanh MN có điện trở R = 2, khối lượng m = 100 g đặt vuông góc với hai thanh AB, CD và có thể trượt trên hai thanh này với hệ số ma sát k = 0,2. Hệ thống đặt trong từ trường đều thẳng đứng, hướng lên với B = 0,4T như hình vẽ. Bỏ qua điện trở các thanh ray. a. Tính gia tốc chuyển động của ray MN, lấy g = 10 m/s2. b. Cần phải nâng hai đầu BD của thanh hợp với phương ngang một góc bằng bao nhiêu để thanh MN trượt xuống hai đầu A, C với gia tốc như câu a. Bài 420 Một điện tích chuyển động trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường cảm ứng từ. Nếu điện tích chuyển động với vận tốc v1 = 106 Lorentz tác dụng lên điện tích là f1 = 3.10-6 N. Hỏi nếu điện tích chuyển động với vận tốc v2 = 2,5.106 m/s thì lực f2 tác dụng lên điện tích là bao nhiêu? Bài 421 Một điện tích có khối lượng m1 = 1,60.10-27 kg, có điện tích q1 = -e chuyển động vào từ trường đều B = 0,4T với vận tốc v1 = 106 m/s. Biết . a. Tính bán kính quỹ đạo của điện tích b. Một điện tích thứ hai có khối lượng m2 = 9,60.10-27 kg, điện tích q2 = 2e khi bay vuông góc vào từ trường trên sẽ có bán kính quỹ đạo gấp 2 lần điện tích thứ nhất. Tính vận tốc của điện tích thứ hai. Bài 422 Một electron trong đèn hình của máy thu hình có năng lượng W = 12kev. ống được đặt sao cho electron chuyển động nằm ngang theo hướng Nam - Bắc địa lý. Cho biết thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất có cảm ứng từ B = 5,5.10-5 T và hướng xuống. a. Dưới tác dụng của từ trường Trái đất, electron bị lệch về phía nào? Tính gia tốc a của electron dưới tác dụng của lực từ. b. Sauk hi bay được một đoạn l = 20cm trong ống, tia electron bị lệch đi một khoảng S bằng bao nhiêu? Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Bài 423 Một dòng điện I chạy qua thanh dẫn bằng đồng có tiết diện hình chữ nhật (a = 1mm; b = 2mm). Thanh đặt trong từ trường đều có B = 0,2T; b và dòng điện. Cho vận tốc chuyển động của electron là .10-4 m/s. Tính hiệu điện thế xuất hiện giữa các cạnh của thanh dẫn, cho thời gian đủ lớn. Phần VII: Cảm ứng điện từ Bài 424 Tìm chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các trường hợp sau: 1. Đưa thanh nam châm ra xa khung dây. (h.a) 2. Tăng dòng điện qua dây dẫn. (h.b) 3. Cho khung chuyển động theo chiều . (h.c) Bài 425 Một vòng dây đồng có đường kính D = 20cm, tiết diện dây s = 0,5 mm2 đặt vào trong từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc mặt phẳng vòng dây. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ qua vòng dây để dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là 2A. Cho điện trở suất của đồng = 1,75.10-8 m. Bài 426 Một vòng dây tròn có bán kính R = 10cm, đặt trong từ trường đều B = 10-2T. Mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường cảm ứng. Sau thời gian t = 10-2 s, từ thông giảm đều đến 0. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây. Bài 427 Một vòng dây tròn đường kính D = 10cm, điện trở R = 0,1 đặt nghiêng một góc 600 với cảm ứng từ của từ trường đều như hình. Xác định suất điện động cảm ứng, độ lớn và chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây nếu trong thời gian t = 0,029 s. a. Từ trường giảm đều từ B = 0,4T xuống 0 b. Từ trường tăng đều từ B1 = 0,1T đến B2 = 0,5T. c. Từ trường không đổi B = 0,4T nhưng quay đều vòng dây đến vị trí mà cảm ứng từ trùng với mặt phẳng vòng dây. Bài 428 Một cuộn dây có 500 vòng, diện tích mỗi vòng S = 10 cm2 có trục song song với của từ trường đều. Tính độ biến thiên của cảm ứng từ trong thời gian t = 10-2 s nếu suất điện động cảm ứng có độ lớn 5V. Bài 429 Khung dây ABCD đặt thẳng đứng, một phần khung nằm trong từ trường đều như hình. B = 1T trong khoảng MNPQ, B = 0 ngoài khoảng đó. Cho AB = l = 5cm, khung có điện trở R = 2. Khung di chuyển đều xuống dưới với vận tốc 2 m/s. Tính dòng điện cảm ứng qua khung và nhiệt lượng toả ra trong khung khi nó di chuyển một đoạn x = 10cm (cạnh AB chưa ra khỏi từ trường). Bài 430 Một khung dây hình vuông, ABCD, cạnh a = 20cm, điện trở tổng cộng R = 0,8, trên đó có các nguồn E1 = 12V; r1 = 0,1; E2 = 8V; v2 = 0,1 mắc như hình vẽ. Mạch được đặt trong từ trường đều vuông góc với mặt phẳng của khung. a. Cho tăng theo thời gian bằng quy luật B = k.t (k = 40 T/s). Tính I chạy qua khung dây. b. Để dòng điện qua khung dây bằng 0, từ trường phải thay đổi thế nào? Bài 431 Một vòng dây có điện tích S = 100 cm2, hai đầu nối với tụ có điện dung C = 5F. Mặt phẳng vòng dây đặt vuông góc với các đường cảm ứng của từ trường B = kt; (k = 0,5 T/s). a. Tính điện tích trên tụ. b. Nếu không có tụ thì công suất toả nhiệt trên vòng dây là bao nhiêu? Cho điện trở của vòng dây R = 0,1. Bài 432 Một thanh kim loại dài l = 1,2 m quay trong từ trường đều có vuông góc với thanh (B = 0,2T). Tìm hiệu điện thế ở hai đầu thanh khi thanh quay quanh trục với tần số góc n = 120 vòng/phút khi: a. Trục quay qua một đầu thanh. b. Trục quay qua một điểm trên thanh, cách một đầu một qua l = 20cm. Bài 433 Một cuộn dây có 100 vòng, bán kính 10 cm. Trụ của cuộn dây song song với cảm ứng từ của một từ trường đều B = 0,2T. Ta quay đều cuộn dây sao cho sau 0,5s trục của nó vuông góc với vectơ . Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. Bài 434 Một đoạn dây MN dài l = 10 cm được treo nằm ngang bằng hai dây dẫn mảnh, nhẹ, thẳng đứng, dài L = 0,9m. Hệ thống được đặt trong từ trường đều thắng đứng hướng xuống, B = 0,2T. Kéo lệch dây MN để dây treo hợp với phương đứng một góc = 600 rồi buông ra. a. Tìm biểu thức suất điện động cmar ứng xuất hiện trong dây MN khi dây treo lệch một góc với phương đứng. b. Tìm giá trị suất điện động cực đại. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Bài 435 Cho mạch điện như hình vẽ, E = 1,2V, r = 1, MN = l = 40cm; RMN = 3, Error! Not a valid link. vuông góc với khung dây, B = 0,4T. Bỏ qua điện trở các phần còn lại của khung dây. Thanh MN có thể trượt không ma sát trên hai thanh ray. a. Thanh MN chuyển động đều sang phải với vận tốc v = 2m/s. Tìm dòng điện qua mạch và lực từ tác dụng vào thanh MN. b. Để không có dòng điện qua mạch, MN phải chuyển động theo hường nào? Với vận tốc bao nhiêu? Bài 436 Một dẫy dẫn được uốn thành mạch điện thẳng có dạng hai hình vuông cạnh a = 10cm, b = 20cm như hình vẽ. Mạch đặt trong từ trường đều có vuông góc với mặt phẳng hai khung, B = 3,6.10-2T. Cho dây dẫn có tiết diện 1 mm2, điện trở suất =1,5.10-6 m. a. Người ta cho từ trường giảm đều xuống O trong thời gian t = 10-2 s. Tính dòng điện chạy qua mạch. b. Giữ nguyên từ trường, mở khung cạnh b bằng cách xoay ngược lại, sau đó dãn khung ra thành hình vuông mới với cùng thời gian. Tính dòng điện qua mạch lúc này. Bài 437 H thống dây dân đặt nằm ngang như hình. Thanh Hz trượt trên cách cạnh õ, oy và luôn vuông góc với phân giác OH, Hz tiếp xúc với Oxx, Oy tại M và N. Góc xOy = 2. Thanh Hz chuyển động với vận tốc không đổi v. Các dây dẫn đồng chất, cùng tiết diện, có điện trở cho một đơn vị chiều dài là r. Bỏ qua điện trở tiếp xúc tại M, N. Hệ thống đặt trong từ trường đều thẳng đứng, có độ lớn B. Xác định chiều và độ lớn dòng điện chạy qua MN khi Hz trượt đều. Bài 438 Vòng dây tròn, bán kính a, điện trở 1 đơn vị chiều dài r. Một thanh cùng loạt trượt trên vòng tròn với vận tốc v. Hệ thống đặt trong từ trường đều, vuông góc với mặt phẳng vòng dây như hình. Tính dòng điện qua khung theo góc . Bỏ qua điện trở tiếp xúc tại M, N. Bài 439 Cho khung dây dẫn có kích thước như hình, điện trở một đơn vị chiều dài là R0 = 1 /m. Khung đặt trong từ trường đều vuông góc mặt phẳng khung. Cho tăng theo quy luật B = kt (k = 10 T/s). Tính cường độ dòng điện qua các đoạn của khung. Cho a = 50cm, =1,4. Bài 440 Cho hệ thống như hình vẽ, thanh kim loại MN = l = 20cm, khối lượng m = 20g; E = 1,5v, r = 0,1. Cảm ứng từ thẳng đứng hướng xuống, B = 0,4T. Do lực từ cân bằng với lực ma sát nên thanh MN trượt đều với vận tốc 5 m/s. Cho điện trở của hệ thống là R = 0,9 và không đổi. Lấy g = 10m/s2. a. Tính độ lớn và chiều dòng điện trong mạch. b. Hệ số ma sát giữa MN và các ray. c. Để dòng điện chạy từ N đến M với độ lớn 0,5A thì phải kéo MN sang phía nào? Vận tốc và lực kéo bao nhiêu? Bài 441 Hai thanh kim loại thẳng đứng, điện trở không đáng kể, hai đầu nối nhau bằng điện trở R. Một thanh kim loại MN = l, khối lượng m được thả cho trượt không ma sát trên hai thanh đứng xuống dưới và luôn luôn năm ngang. Hệ thống đặt trong từ trường đều có vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ. Bỏ qua sức cản không khí. a. Tính vận tốc cực đại của thanh MN. Cho hai thanh đứng thẳng đứng đủ dài. b. Tính như câu a trong trường hợp hai thanh đứng bây giờ hợp với phương ngang một góc . Bài 442 Thay điện trở R bằng tụ có điện dung C. Tính gia tốc chuyển động của thanh MN và cho biết sự biến đổi năng lượng trong mạch. Bài 443 Thanh đồng khối lượng m trượt trên hai thanh ray đặt nghiêng một góc (tg > k); k là hệ số ma sát giữa thanh đồng và hai ray. Phía trên hai đầu thanh ray có nối nhau bằng một điện trở R. Hệ thống đặt trong từ trường đều có mặt phẳng của hai ray. Tính vận tốc của thanh đồng có thể đạt được. Cho khoảng cách giữa hai thanh ray là l; bỏ qua điện trở các phần khác. Bài 444 Trong bài 443 nếu thay R bằng tụ có điện dung c. Tìm gia tốc chuyển động của thanh đồng. Bài 445 Một dĩa kim loại cô lập, bán kính a quay quanh trục với vận tốc n. Tính hiệu điện thế giữa tâm và mép dĩa khi: a. Không có từ trường. b. Có từ trường đều, mặt dĩa. Bài 446 Thanh kim loại khối lượng m, quay không ma sát quanh O và trượt không ma sát trên một vòng dây kim loại bán kính b. Hệ thống đặt trong từ trường đều, mặt phẳng vòng dây. Trục và vòng dây nối với nguồn có suất điện động E. a. Tìm quy luật của dòng điện i để thanh quay đều với vận tốc góc . b. Suất điện động E của nguồn cần để duy trì dòng điện trên. Cho điện trở toàn phần của mạch là R và không đổi. Bài 447 Hai cuộn dây có hệ số tự cảm L1, L2 có điện trở không đáng kể mắc song song và được nối với nguồn (E, r) qua điện trở R (như hình). Đóng K, tìm cường độ dòng điện ổn định trong các cuộn dây và qua điện trở R. Bỏ qua sự hỗ cảm giữa các cuộn dây. Bài 448 Cuộn dây có h số tự cảm K, điện trở không đáng kể mắc với tụ có điện dung C như hình vẽ. Khi K đóng lại và dòng điện qua mạch đã ổn định. Tìm hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ C sau khi K mở. Chọn nguồn có (E, r). Bài 449 Cuộn dây hệ số tự cảm L, điện trở không đáng kể mắc song song với điện trở R vào mạch như hình vẽ. Đầu tiện K mở. Tìm điện lượng chạy qua điện trở R sau khi đóng khoá K. Cho nguồn có (E, r). Bài 450 Cho mạch điện như hình vẽ. Ban đầu tụ C1 được tích điện đến hiệu điện thế U và K mở. Tụ C2 không tích điện. Tìm dòng điện cực đại qua cuộn dây L sau khi đóng khoá K. Cho C1 = C2 = C, bỏ qua điện trở của cuộn dây.
Tài liệu đính kèm: