I. TÓM TẮT KIẾN THỨC.
1. Dòng điện không đổi, nguồn điện:
Dòng điện không đổi: Là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Dòng điện không đổi thường được gọi là dòng một chiều. Nhưng dòng một chiều thì chưa chắc là dòng điện không đổi
Nguồn điện:
Nguồn điện có tác dụng duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Muốn vậy thì trong nguồn điện phải tồn tại một lực lạ có tác dụng di chuyển điện tích âm từ cực dương về cực âm và điện tích dương từ cực âm về cực dương. Trong mạch điện, nguồn điện có tác dụng như một máy bơm điện tích mà không tạo ra điện tích mới.
Mỗi nguồn điện có một suất điện động:
2. Điện năng, công suất điện.
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch xác định theo công thức:
Công suất tiêu thụ:
Định luật Jun – Lenxo:
Công suất tỏa nhiệt:
Công của nguồn điện:
Công suất của nguồn điện:
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG II VẬT LÝ 11CB TÓM TẮT KIẾN THỨC. Dòng điện không đổi, nguồn điện: Dòng điện không đổi: Là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Dòng điện không đổi thường được gọi là dòng một chiều. Nhưng dòng một chiều thì chưa chắc là dòng điện không đổi Nguồn điện: Nguồn điện có tác dụng duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. Muốn vậy thì trong nguồn điện phải tồn tại một lực lạ có tác dụng di chuyển điện tích âm từ cực dương về cực âm và điện tích dương từ cực âm về cực dương. Trong mạch điện, nguồn điện có tác dụng như một máy bơm điện tích mà không tạo ra điện tích mới. Mỗi nguồn điện có một suất điện động: Điện năng, công suất điện. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch xác định theo công thức: Công suất tiêu thụ: Định luật Jun – Lenxo: Công suất tỏa nhiệt: Công của nguồn điện: Công suất của nguồn điện: Chú ý: Nếu đoạn mạch thuần trở thì điện năng tiêu thụ bằng nhiệt lượng ta có: Điện năng tiêu thụ của mạch ngoài bằng công của lực điện. Điện năng tiêu thụ của toàn mạch thì bằng công của nguồn điện (Công của lực lạ) Điện năng tiêu thụ của toàn mạch = điện năng tiêu thụ mạch ngoài + điện năng tiêu thụ của điện trở trong của nguồn Định luật Ohm. Định luật Ohm đối với toàn mạch: Độ giảm thế: U = I.R được gọi là độ giảm thế trên điện trở R. Suất điện động của nguồn có giá trị bằng tổng độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong. Hiệu điện thế mạch ngoài: Cường độ dòng điện chạy trong mạch (ĐL Ôm): Hiệu suất của nguồn điện: Định luật Ohm đối với đoạn mạch: Nguồn phát: Là nguồn điện có dòng điện đi ra cực dương và đi vào cực âm của nguồn. (Ví dụ: Bình acquy dùng để thắp sáng đèn. Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn phát trong đó đầu A nối với cực dương của nguồn điện bằng hiệu giữa suất điện động và độ giảm thế trên đoạn mạch đó. Nguồn thu (Máy thu): Là thiết bị điện, dụng cụ điện biến một phần điện năng thành các dạng năng lượng khác ngoài nhiệt năng (VD: Bình điện phân không có hiện tượng dương cực tan, Bình acquy đang nạp điện). Một nguồn điện là máy thu khi dòng điện đi vào cực dương và đi ra cực âm của nguồn. Đại lượng đặc trưng cho máy thu là suất phản điện. Suất phản điện của một máy thu có trị số bằng điện năng mà máy thu chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác không phải nhiệt năng. Hay nói cách khác nó bằng trị số của tỉ số giữa công của lực điện làm di chuyển một điện tích q qua máy thu và điện tích q đó: Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn thu trong đó đầu A nối với cực dương của nguồn điện bằng tổng giữa suất điện động và độ giảm thế trên đoạn mạch đó Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu đoạn mạch bất kỳ (không phân nhánh) với giả thiết dòng điện chạy từ A đến B bằng tổng đại số các suất điện động và suất phản điện với tổng độ giảm thế trên đoạn mạch AB Quy ước: Suất điện động và suất phản điện được lấy giá trị dương nếu theo chiều từ A đến B ta gặp cực dương trước và lấy giá trị âm nếu ngược lại. Độ giảm thế sẽ lấy giá trị dương nếu theo chiều tính UAB thì dòng điện cùng chiều và ngược lại Nếu dòng điện giả thiết tính được có giá trị dương thì chiều dòng điện giả thiết là đúng, còn nếu có giá trị âm thì chiều dòng điện là chiều ngược lại Ghép các nguồn điện thành bộ. Bộ nguồn gồm n nguồn mắc nối tiếp: Suất điện động của bộ nguồn: . Nếu các nguồn giống nhau Điện trở trong: . Nếu các nguồn giống nhau Bộ nguồn gồm n nguồn giống nhau mắc song song: Suất điện động của bộ nguồn: . Điện trở trong: . Bộ nguồn mắc hỗn hợp đối xứng (n hàng, mỗi hàng gồm m nguồn): Suất điện động của bộ nguồn: . Điện trở trong: . CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH Phương pháp điện thế nút: u Chọn chiều dòng điện chạy qua giữa hai nút liên tiếp. v Phương trình nút: Tổng các cường độ dòng điện đi vào nút bằng tổng các cường độ dòng điện đi ra khỏi nút đó. w Chọn một nút bất kỳ có điện thế bằng 0, áp dụng định luật Ohm tổng quát cho từng đoạn mạch để tính được điện thế ở các nút khác và từ đó tính được cường độ dòng điện chạy qua mỗi đoạn mạch theo điện thế của các nút x Thay trở lại phương trình nút, tính được các trị số điện thế ở mỗi nút và từ đó tính được các đại lượng khác của mạch điện. Phương pháp điện thế nút chỉ áp dụng cho các mạch có ít nút. Phương pháp Kirchhoff: Định luật I Kirchhoff: Tổng cường độ dòng điện đi vào mỗi nút phải bằng tổng cường độ dòng điện đi ra nút đó (Tổng đại số cường độ dòng điện ở mỗi nút phải bằng 0) Định luật II Kirchhoff: Trong mỗi mắt mạng, tổng đại số các suất điện động, suất phản điện và các độ giảm thế trên mắt mạng đó phải bằng 0. (Quy ước như trên) Để giải bài toán theo phương pháp Kirchhoff ta tiến hành các bước sau: u Nếu chưa biết chiều dòng điện trên các đoạn mạch thì ta giả thiết chiều cho dòng điện đó, nếu chưa biết cách mắc nguồn hay máy thu thì ta giả thiết một cách mắc nào đó. v Lập các phương trình nút: Nêu có n nút thì ta lập được n – 1 phương trình w Chọn cho mỗi mắt một chiều dương chạy dọc theo mắt đó. Chiều trên mỗi mắt là độc lập nhau. Lập các phương trình về mắt (theo định luật II). Các phương trình này độc lập tuyến tính với nhau. Muốn vậy trong các mắt mà ta chọn, mỗi mắt phải có ít nhất một đoạn mạch không tham gia vào mắt khác x Giải phương trình bậc nhất thu được để tìm các giá trị cường độ dòng điện và suất điện động y Biện luận: Nếu giải được I và x dương thì những giả thiết của ta là đúng. Nếu giải được các giá trị là âm thì chiều dòng điện thực là chiều ngược lại, cách mắc nguồn phải ngược lại CÁC DẠNG BÀI TẬP Các dạng bài tập ở chương này thường là dạng tổng hợp rất phức tạp và đa dạng đòi hỏi tìm hiểu rất sâu. Tuy nhiên tôi sẽ trình bày các dạng bài tập nhỏ, đơn giản trước sau đó đến bài tập tổng hợp và phức tạp hơn. Nếu bạn HS chỉ giải các bài toán bình thường thì chỉ cần đọc phần 1 ,3, 4, 5. Còn nếu HS nào muốn tìm hiểu sâu thì nên đọc những phần “Các phương pháp giải bài toán về mạch điện”, và các dạng bài tập thuộc phần 2, 6. Định luật Ohm với đoạn mạch chỉ có điện trở, ghép điện trở. Đây là dạng bài tập đơn giản. Chỉ cần nhận biết được các điện trở ghép nối tiếp hay song song, áp dụng đúng công thức để tìm được điện trở tương đương của đoạn mạch Mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp: Mạch gồm các điện trở mắc song song: Sau đó áp dụng định luật Ohm đối với đoạn mạch: Chú ý: Tính tổng trở theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn. Định luật Ohm với đoạn mạch phức tạp có nhiều điện trở, mạch cầu cân bằng u Cần phải vẽ lại mạch điện, xác định xem các điện trở mắc với nhau nối tiếp hay song song để từ đó có thể tính được tổng trở của từ đoạn và tổng trở của toàn đoạn mạch. v Nếu trong mạch có các Ampére kế, Volt kế thì cần xem chúng có lý tưởng không (thông thường là lý tưởng). Khi đó nếu điện trở Volt kế vô cùng lớn thì dòng điện qua Volt kế rất nhỏ nên khi vẽ lại mạch ta có thể bỏ đi. Khi cần tìm số chỉ Volt kế thì chỉ cần tìm hiệu điện thế giữa hai đầu Volt kế. Nếu điện trở của Ampére kế rất nhỏ thì có thể chập hai đầu Ampére kế làm một Chú ý: Đầu dương của Volt kế và Ampére kế phải mắc vào nơi có điện thế cao hơn đầu âm Công và công suất, Định luật Joule-Lenzt u Cần phải nắm được các công thức đã giới thiệu trong phần lý thuyết. Trước khi vận dụng cần phân biệt đó là thiết bị chỉ tỏa nhiệt hay đó là máy thu điện để vận dụng cho đúng công thức v Trong bài toán thường đề cập đến các giá trị định mức: Công suất định mức, Hiệu điện thế định mức, Cường độ dòng điện định mức. Muốn thiết bị hoạt động bình thường thì các giá trị thực của về phương diện điện của thiết bị phải bằng giá trị định mức w Trong bài toán thường có câu hỏi: “Thiết bị có hoạt động bình thường không?”. Muốn biết thì ta so sánh các giá trị thực tế: Công suất , Hiệu điện thế , Cường độ dòng điện với giá trị định mức tương ứng. Nói chung chúng phải bằng giá trị định mức. Nếu thấp hơn thì thiết bị hoạt động yếu còn nếu cao hơn thì thiết bị mau bị hỏng Ghép các nguồn điện thành bộ u Cần vận dụng đúng các công thức đã nêu trong phần lý thuyết. Trước khi vận dụng cần xác định đúng đó là bộ nguồn mắc nối tiếp, song song hay hỗn hợp đối xứng Chú ý: Nguồn mắc nối tiếp: Cực dương của nguồn này nối với cực âm của nguồn kia Nguồn mắc song song: Cực âm nối với cực âm, cực dương nối với cực dương Nguồn mắc hỗn hợp đối xứng: Chú ý số hàng, số nguồn trong hàng để tránh nhầm lẫn Định luật Ohm đối với toàn mạch đơn giản (Chỉ chứa 1 nguồn hoặc bộ nguồn) Bài toán thuận: u Vận dụng bài toán 1 để xác định được tổng trở của mạch ngoài RAB. Vận dụng bài toán 4 để xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. v Vận dụng định luật Ohm đối với toàn mạch để xác định dòng điện chạy trong mạch w Xác định các đại lượng liên quan: Công - công suất, Nhiệt lượng tỏa ra, Điện năng tiêu thụ, Thiết bị hoạt động bình thường không Bài toán nghịch: Nói chung bài toán này rất đa dạng (dạng đơn giản thì cho công suất định mức hoặc hiệu điện thế định mức hoặc cường độ dòng điện định mức), cần nắm chắc và vận dụng hợp lý định luật Ohm để xác định được cường độ dòng điện Định luật Ohm đối với các loại đoạn mạch phức tạp chứa nhiều nguồn điện và máy thu. u Tách mạch điện thành các đoạn mạch nhỏ và áp dụng định luật Ohm đối với từng đoạn mạch. Sử dụng các phương pháp điện thế nút và phương pháp kirchhoff v Nếu chưa biết chiều dòng điện thì ta có thể giải thiết chiều của dòng điện. Chú ý các quy ước đã nêu trong phần lý thuyết BÀI TẬP. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một bộ nguồn mắc hỗn hợp gồm 20 nguồn mắc thành 4 hàng, mỗi nguồn có suất điện động 1,5V và điện trở trong 0,5W. Suất điện động tương đương của bộ nguồn là? A. 1,875 (V) B. 1,2 (V) C. 6 (V) D. 7,5 (V) Câu 2. Xét một đoạn mạch thuần trở. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 20V thì có dòng điện 0,5A chạy trong mạch. Nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch trong thời gian 20 phút là: A. 12.000 (J) B. 200 (J) C. 100 (J) D. 600 (J) Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dòng điện không đổi? A. Dòng điện không đổi là dòng điện có cường độ không đổi. B. Dòng điện không đổi là dòng có chiều và cường độ không đổi. C. Dòng điện một chiều là dòng điện không đổi. D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không đổi. Câu 4. Cho dòng điện có cường độ 2(A) chạy qua điện trở R trong thời gian 10phút, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là 100(V). Điện năng điện trở tiêu thụ có giá trị: A. 4.103 (J). B. 12.104 (J). C. 2.103 (J). D. 24.104 (J). Câu 5. Một bộ nguồn mắc hỗn hợp gồm 20 nguồn mắc thành 4 hàng, mỗi nguồn có suất điện động 1,5V và điện trở trong 0,5W. Điện trở tương đương của bộ nguồn là? A. 2,5 (W) B. 2 (W) C. 0,625 (W) D. 0,4 (W) Câu 6. Để có dòng điện chạy qua một vật dẫn cần có điều kiện nào? A. Trong vật dẫn phải có các điện tích tự do. B. Trong vật dẫn phải có các electron chuyển động hỗn loạn. C. Phải có sự chênh lệch điện thế giữa hai đầu vật dẫn. D. Trong vật dẫn phải có các lực lạ. Câu 7. Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây? A. Jun (J). B. Ampe (A). C. Culong (C). D. Vôn (V). Câu 8. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về tác dụng của nguồn điện? A. Nguồn điện có tác dụng duy trì dòng điện trong mạch điện. B. Nguồn điện có tác dụng cung cấp năng lượng cho mạch điện. C. Nguồn điện có tác dụng duy trì chênh lệch điện thế giữa hai đầu mạch điện. D. Nguồn điện có tác dụng tạo ra các điện tích. Câu 9. Đặt vòa hai đầu một đoạn mạch một hiệu điện thế là 24V thì người ta thấy cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,5A. Điện năng mà mạch điện tiêu thụ trong 5 phút là: A. 1800 (J) B. 3600 (J) C. 60 (J) D. 12 (J) Câu 10. Trong mạch điện kín thì UN phụ thuộc như thế nào vào RN? A. UN tăng khi RN giảm. B. UN không phụ thuộc vào RN. C. UN tăng khi RN tăng. D. Lúc đầu UN giảm sau đó UN tăng khi RN tăng từ 0 đến µ. Câu 11. Công thức nào sau đây SAI khi tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở? A. B. C. D. Câu 12. Công thức nào trong các công thức sau dùng để xác định công của nguồn điện? A. B. C. D. Câu 13. Cho dòng điện có cường độ 2(A) chạy qua một điện trở trong thời gian 5s. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở có giá trị nào sau đây? A. 40 (J). B. 40 000 (J). C. 20 (J). D. 20 000 (J). Câu 14. Xét một mạch điện gồm một nguồn điện có điện trở trong là r và mạch ngoài. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Điện năng tiêu thụ của mạch ngoài bằng công của nguồn điện. B. Điện năng tiêu thụ của toàn mạch bằng nhiệt lượng tỏa ra trên mạch ngoài. C. Điện năng tiêu thu của toàn mạch bằng công của lực điện. D. Điện năng tiêu thụ của toàn mạch bằng công của lực lạ. Câu 15. Một nguồn điện có suất điện động 36V, điện trở trong 2W, mắc vào hai đầu nguồn điện một điện trở có giá trị 18W. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là? A. 1,5 (A). B. 2 (A). C. 1,8 (A). D. 1,6 (A). Câu 16. Một nguồn điện có suất điện động 3V. Công của lực điện làm di chuyển một điện tích q = +2 (C) từ cực âm đến cực dương của nguồn điện là: A. A = 1,5 (J) B. A = - 6 (J) C. A = 6 (J) D. A = 1,5 (J) Câu 17. Một nguồn điện có suất điện động 36V, điện trở trong 2W, mắc vào hai đầu nguồn điện một điện trở R = 18W. Công suất tỏa nhiệt của điện trở R là? A. 3,24 (W). B. 36 (W). C. 58,32 (W). D. 64,8 (W). Câu 18. Một nguồn điện có suất điện động 36V, điện trở trong 2W, mắc vào hai đầu nguồn điện một điện trở có giá trị 18W. Hiệu suất của nguồn điện là? A. 100%. B. 55,5% C. 90%. D. 50%. Câu 19. Trong mạch kín (gồm nguồn điện và mạch ngoài) thì hiệu điện thế mạch ngoài (UN) phụ thuộc như thế nào vào cường độ dòng điện (I) chạy trong mạch? A. Lúc đầu UN tăng khi I tăng sau đó UN sẽ giảm khi I tăng. B. I tăng thì UN giảm. C. I tăng thì UN tăng. D. UN không phụ thuộc vào I. Câu 20. Công thức nào trong các công thức sau biểu thi đúng định luật Ôm đối với toàn mạch. A. B. C. D. Câu 21. Với các quy ước ký hiệu như sách giáo khoa. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, khẳng định nào sau đây đúng? A. UN = 0. B. RN = 0. C. IN = 0. D. r = 0. Câu 22. Một bộ nguồn gồm 5 nguồn có suất điện động 1,5V, điện trở trong 0,5W mắc nối tiếp với nhau. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là: A. B. C. D. Câu 23. Có 10 bộ nguồn mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động 2V và điện trở trong 0,5W. Suất điện động xb và điện trở trong rb của bộ nguồn là: A. B. C. D. Câu 24. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? A. Khi hiệu điện thế mạch ngoài tăng lên rất lớn. B. Khi cường độ dòng điện mạch ngoài lớn. C. Khi nối hai cực của nguồn điện bằng một dây dẫn không có điện trở. D. Khi điện trở trong của nguồn bằng 0. Câu 25. Một học sinh có 4 cục Pin, mỗi pin có suất điện động 1,5V, điện trở trong không đáng kể. Nếu học sinh đó muốn thắp sáng một bóng đèn có ghi 6V - 12W thì phải mắc các Pin như thế nào? A. Không có cách nào. B. Mắc 4 Pin nối tiếp với nhau. C. Mắc 4 Pin theo kiểu hỗn hợp đối xứng. D. Mắc 4 Pin song song với nhau. Câu 26. Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động , điện trở trong , điện trở ngoài RN = 14W. Khi mạch hoạt động thì hiệu suất của nguồn điện là: A. H = 8,3% B. H = 66,7% C. H = 87,5% D. H = 58,3% Câu 27. Một bộ nguồn gồm 20 nguồn mắc hỗn hợp đối xứng thành 4 hàng. Mỗi nguồn điện có suất điện động 6V và điện trở trong 1W. Suất điện động xb và điện trở trong rb của bộ nguồn là: A. B. C. D. Câu 28. Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động , điện trở trong , điện trở ngoài RN = 14W, nhiệt lượng tỏa ra trên mạch ngoài trong thời gian 5 phút là: A. Q = 9450 (J) B. Q = 1575 (J) C. Q = 10800 (J) D. Q = 180 (J) Câu 29. Dùng một bình Acquy có suất điện động 24V, điện trở trong là 2W để thắp sáng một bóng đèn có ghi 24V - 5W. Đèn sẽ sáng như thế nào? A. Đèn sáng yếu hơn bình thường. B. Đèn sáng bình thường. C. Đèn sẽ bị cháy. D. Không thể xác định được. Câu 30. Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động , điện trở trong , điện trở ngoài RN = 14W, hiệu điện thế mạch ngoài là: A. UN = 24 (V) B. UN = 21 (V) C. UN = 3 (V) D. UN = 12 (V) Câu 31. Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động , điện trở trong , điện trở ngoài RN = 14W. Cường độ dòng điện trong mạch là: A. I = 0,67 (A) B. I = 12 (A) C. I = 1,7 (A) D. I = 1,5 (A) Câu 32. Cho đoạn mạch AB gồm 3 điện trở mắc với nhau như hình vẽ. Biết R1 = 10W, R2 = R3 = 20W. Điện trở tương đương của đoạn mạch là: A. 20 (W) B. 5 (W) C. 50 (W) D. 10,1 (W) BÀI TẬP TỰ LUẬN Hình 2 Câu 1. (Định luật Ohm với đoạn mạch đơn giản chỉ có điện trở, ghép điện trở) Cho đoạn mạch AB gồm 3 điện trở mắc với nhau (Hình 2). Biết R1 = 10W, R2 = R3 = 20W. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một hiệu điện thế UAB = 30V. Hãy xác định tổng trở của đoạn mạch. Xác định cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở. Xác định điện năng tiêu thụ trên mỗi điện trở và trong toàn mạch trong thời gian 5 phút. Câu 2. (Định luật Ohm với đoạn mạch đơn giản chỉ có điện trở, ghép điện trở) Hình 3 Cho đoạn mạch như hình vẽ (Hình 3). Biết: R1 = 50W, R2 = 70W, R3 = 80W, R4 = 20W, UAB = 110V Hãy xác định cường độ dòng điện chạy qua các điện trở Xác định độ giảm thế trên mỗi điện trở, rút ra nhận xét. Hình 4 Tính nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch AC và CB trong thời gian 5 phút. Câu 3. (Định luật Ohm với đoạn mạch đơn giản chỉ có điện trở, ghép điện trở) Cho đoạn mạch như hình vẽ (Hình 4) Biết: UAB = 90V Xác định tổng trở của đoạn mạch AB. Hình 5 Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và độ giảm thế trên mỗi điện trở. Câu 4. (Định luật Ohm với đoạn mạch phức tạp có nhiều điện trở) Cho đoạn mạch như hình vẽ (Hình 5) Biết: UAB = 9V. Nối D và B bằng một Volt kế có điện trở vô cùng lớn. Hãy xác định cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và số chỉ của Volt kế. Hình 6 Thay Volt kế bằng một Ampére kế có điện trở rất nhỏ. Tính hiệu điện thế trên các điện trở, số chỉ của Ampére kế và chiều dòng điện chạy qua Ampére kế. Câu 5. (Mạch cầu điện trở, cầu cân bằng) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (Hình 6). Biết: , R4 là một biến trở. UAB = 33V. Mắc vào CD một Ampére kế có điện trở rất nhỏ, điều chỉnh để R4 = 14W. Tìm số chỉ của Ampére kế và cách mắc Ampére kế. Thay Ampére kế bằng một Volt kế có điện trở vô cùng lớn u Tìm số chỉ của Volt kế. Cực dương của Volt kế phải mắc vào điểm nào? Hình 7 v Điều chỉnh R4 để Volt kế chỉ số 0. Tìm hệ thức liên hệ giữa , tính giá trị của R4 khi đó. Nếu thay Volt kế bằng một điện trở R5 = 10W thì cường độ dòng điện qua các điện trở và toàn mạch thay đổi như thế nào? Câu 6. (Mạch cầu không cân bằng, phương pháp điện thế nút) Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 7). Biết: R1 = 5W, R2 = 2W. R3 = 10W, R4 = 30W, UAB= 15V. Tìm cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và điện trở tương đương của mạch. Hình 8 Câu 7. (Bài toán tổng hợp: Toàn mạch, thuận nghịch, công suất) Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 8). Biết: Hai đèn giống hệt nhau đều có ghi 40V-20W RX là một biến trở. Nguồn điện có suất điện động 60V, điện trở trong 2W Điều chỉnh RX có giá trị 38W. Lúc đó đèn sáng như thế nào? Hình 9 Bộ 2 Muốn đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào? Khi đó tính điện năng tiêu thụ trên hai đèn trong thời gian 5 phút. Câu 8. (Ghép nguồn điện, Công, công suất) Có hai bộ nguồn mắc nối tiếp nhau, mỗi bộ nguồn gồm 20 Pin mắc hỗn hợp đối xứng thành 4 hàng. Biết mỗi Pin có suất điện động 3V và điện trở trong 0,5W, mắc bộ nguồn trên vào mạch điện như hình (Hình 9).Hai đèn giống hệt nhau đều ghi 12V-9W Các đèn sáng như thế nào? Tại sao? Hình 10 Muốn đèn sáng bình thương thì phải mắc vào mạch một điện trở R có độ lớn bào nhiêu và mắc như thế nào? Khi đó hãy xác định hiệu điên thế giữa hai cực của mỗi Pin Câu 9. (Đoạn mạch, phương pháp Kirchhoff) Cho đoạn mạch như hình vẽ (Hình 10). Biết: Hình 11 Hãy xác định dòng điện chạy trong mạch (cả chiều và độ lớn) Xác định UAB và hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn 1 Câu 10. (Phương pháp Kirchhoff) Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ (Hình 11) Biết: Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và số chỉ của Ampére kế Hình 12 Câu 11. (Phương pháp Kirchhoff) Cho đoạn mạch như hình vẽ (Hình 12). Biết: Tìm cường độ dòng điện qua Ampére kế và các nguồn Bài 12: (Bài toán tổng hợp: Mạch kín) Hình 13 Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có x = 50V, r = 1W, R = 60W, Rb = 30W, đèn ghi 40V - 20W Tính cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch và hđt mạch ngoài Tính công suất tiêu thụ của toàn mạch và của bóng đèn Hỏi đèn có sáng bình thường không? Nếu không thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào để đèn sáng bình thường Bài 13: (Bài toán tổng hợp: Mạch kín) Cho hai bộ nguồn mắc nối tiếp với nhau, mỗi bộ nguồn gồm 8 nguồn mắc thành hai dãy song song. Các nguồn giống hệt nhau có suất điện động x = 1,5V, r = 0,5W. Mắc vào nguồn một bóng đèn ghi 6V - 6W nối tiếp một biến trở Rb. điều chỉnh biến trở có giá trị 12W Vẽ mạch điện và tính suất điện động và điện trở tương đương của bộ nguồn. Tính cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch và hiệu điện thế mạch ngoài. Tính công suất và hiệu suất của nguồn. Hỏi đèn sáng bình thường không? Nếu không thì thay đổi biến trở như thế nào để đèn sáng bình thường Bài 14: Cho bộ nguồn gồm 10 nguồn giống hệt nhau được mắc thành hai dãy song song. Mỗi nguồn có x = 2,5V, r = 0,16W. Mắc mạch ngoài gồm Đ1 // (Rb nt Đ2). Đ1: 12V - 6W, Đ2: 6V – 4,5W, Rb = 8W Vẽ mạch điện và xác định suất điện động, điện trở tương đương của bộ nguồn. Chứng tỏ rằng với Rb = 8W thì hai đèn sáng bình thường. Tính công suất và hiệu suất của bộ nguồn aaaHết.................bbb ĐÁP ÁN BÀI TẬP CHƯƠNG I LỚP 11CB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D A B C C C D D B C C D B D C B C C B C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 B B A C B C C A A B D A
Tài liệu đính kèm: