Bài tập axit, bazo, muối và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch

Bài tập axit, bazo, muối và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch

Câu 12 (MĐ 193– 2013)

Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

A. HCl. B. K3PO4 C. KBr. D. HNO3.

Câu 10 (MĐ 193 – 2013)

Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HNO3, NaCl và Na2SO4.

C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2. B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.

D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.

Câu 11 (MĐ 357– 2015)

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.

(b) Cho CaO vào H2O.

(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH.

(d). Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.

Số thi nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 1(MĐ 253 – 2010)

Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là

A. NH3. B. KOH. C. NaNO3. D. BaCl2.

 

docx 8 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2443Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập axit, bazo, muối và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG I. SỰ ĐIỆN LI
BÀI TẬP AXIT, BAZO, MUỐI VÀ PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH
Câu 12 (MĐ 193– 2013)
Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl.
B. K3PO4
C. KBr. 
D. HNO3.
Câu 10 (MĐ 193 – 2013)
Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl và Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.
Câu 11 (MĐ 357– 2015)
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2. 
(b) Cho CaO vào H2O.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH.
(d). Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thi nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 1(MĐ 253 – 2010)
Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là
A. NH3.
B. KOH.
C. NaNO3.
D. BaCl2.
Câu 45 (MĐ 296 – 2012)
Cho các phản ứng sau:
(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
(d) KHSO4 + KHS → K2SO4 + H2S
(e) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 8 (MĐ 175 – 2009)
Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:
A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.
B. FeS, BaSO4, KOH.
C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.
D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
Câu 39 (MĐ 296 – 2012)
Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là
A. 3,94 gam,
B. 7,88 gam.
C. 11,28 gam.
D. 9,85 gam.
Câu 24 (MĐ 253– 2010)
Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là:
A. 0.08 và 4,8.	
B. 0,04 và 4,8.	
C. 0,14 và 2,4.
D. 0,07 và 3,2.
Câu 50 (MĐ 259– 2014)
Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 10.
B. 40.
C. 30.
D. 20.
Câu 42 (MĐ 357– 2015)
X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng
A. 11 : 4.
B. 7 : 5.
C. 11 : 7.
D. 7 : 3.
Câu 45 (MĐ 253 – 2010)
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,020.
B. 0,030.
C. 0,015.
D. 0,010.
Câu 14 (MĐ 259– 2014)
Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,3.
B. 0,4.
C. 0,1
D. 0,2.
BÀI TẬP VỀ HIDROXIT LƯỠNG TÍNH
Câu 34 (MĐ 182 – 2007)
Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 33 (MĐ 296 – 2012)
Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 41 (MĐ 175 – 2009)
Có năm dung dịch riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)2, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa trắng là:
A. 4.
B. 2
C. 5.
D. 3.
.Câu 40 (MĐ 259– 2014)
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 17 (MĐ 263 – 2008)
Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 4.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 22 (MĐ 273 – 2011)
Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 31 (MĐ 253 – 2010)
Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 55 (MĐ 182 – 2007)
Có 4 dung dịch riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3
Câu 5 (MĐ 175 – 2009)
Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước dư chỉ tạo ra dung dịch là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 56 (MĐ 296 – 2012)
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. BaSO4 và BaCrO4 hầu như không tan trong nước.
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hidroxit lưỡng tính và có tính khử.
C. SO3 và CrO3 đều là oxit axit.
D. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazo và có tính khử.
Câu 26 (MĐ 253 – 2010)
Hòa tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 17,71.
B. 16,10.
C. 32,30.
D. 24,15.
Câu 34 (MĐ 259– 2014)
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
 số mol Al(OH)3 
	. 
 0,4
 số mol NaOH 
 0 0,8 2,0 2,8 
Tỉ lệ a : b là 
A. 4 : 3
B. 2 : 1. 
C. 1 : 1. 
D. 2 : 3. 
Câu 13 (MĐ 296 – 2012)
Cho 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 12,045 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 300.
B. 75.
C. 200.
D. 150.
Câu 14 (MĐ 263 – 2008)
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45.
B. 0,35.
C. 0,25.
D. 0,05.
BÀI TẬP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Câu 15 (MĐ 135 – 2007)
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là bao nhiêu?
A. 0,12
B. 0,04
C. 0,075
D. 0,06
Câu 30 (MĐ 253 – 2010)
Cho dung dịch X gồm: 0,07 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,06 mol Cl-; 0,006 mol HCO3- và 0,001 mol NO3-. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là.
A. 0,180.
B. 0,120
C. 0,444.
D. 0,222
Câu 36 (MĐ 259– 2014)
Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là
A. 49,4 gam.
B. 23,2 gam.
C. 37,4 gam.
D. 28,6 gam.
Câu 3: (HSG 2014 - 2015) 
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol Ca(OH)2; x mol NaOH và y mol KOH thu được dung dịch chứa 8,66 gam muối (không có bazo dư) và có 5 gam kết tủa. Tính x, y.
BÀI TẬP TÍNH pH
Câu 39 (MĐ 182 – 2007)
Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)
A. y = 100x.
B. y = 2x.
C. y = x – 2.
D. y = x + 2.
Câu 28 (MĐ 263 – 2008)
Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 40 (MĐ 182 – 2007)
Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
A. 1.
B. 6
C. 7.
D. 2.
Câu 56 (MĐ 263 – 2008)
Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4.
B. CH4 và NH3.
C. SO2 và NO2.
D. CO và CO2.
Câu 36 (MĐ 253 – 2010)
Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-; và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là
A. 1.
B. 12.
C. 13.
D. 2.
Câu 53 (MĐ 296 – 2012)
Dung dịch X gồm CH3COOH 0,03M và CH3COONa 0,01M. Biết ở 250C, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5, bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 250C là
A. 4,28.
B. 4,04.
C. 4,76.
D. 6,28.
Câu 53 (MĐ 296 – 2011)
Dung dịch X gồm CH3COOH 1M (Ka = 1,75.10-5) và HCl 0,001. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 1,77
B. 2,33.
C. 2,43.
D. 2,55.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH HÀ TĨNH
Câu 4 (HSG 2008 – 2009)
a. Tính độ điện li của CH3NH2 trong dung dịch 0,01M.
Biết: CH3NH2 + H+ ← CH3NH3+ K = 1010,64 
b. Cation kim loại M3+ có tính axit, với hằng số điện lị nấc thứ nhất là 5.10-3. Tích số tan của M(OH)3 là 10-37. Bỏ qua nấc điện li axit thứ 2 và thứ 3 của M3+.
-Tính pH của dung dịch M(NO3)3.
-Tính pH và nồng độ mol của muối M(NO3)3 để bắt đầu có kết tủa M(OH)3 xuất hiện.
Câu 5 (HSG 2009 – 2010)
Một lít dung dịch axit đơn chức HA có pH = 1,55. Pha loãng dung dịch trên thành 2 lít, pH của dung dịch mới là 1,72.
a. Tính hằng số Ka của axit HA.
b. Tìm khoảng xác định của sự biến đổi độ pH khi pha loãng dung dịch trên n lần (bỏ qua sự điện li của nước).
Câu II (HSG 2015 - 2016)
1. Thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M được 100 ml dung dịch A, hỏi có kết tủa Mg(OH)2 được tạo thành hay không? Biết: TMg(OH)2 =10-10,95 và Kb(NH3) = 10-4,75.
2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn các dung dịch sau:
a. 10ml dung dịch CH3COOH 0,10M với 10ml dung dịch HCl có pH = 4,00
b. 25ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 15ml dung dịch KOH có pH = 11,00
c. 10ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 10ml dung dịch axit fomic (HCOOH) có pH=3,00.
Biết Ka của CH3COOH và HCOOH lần lượt là 10-4,76 và 10-3,75 (Khi tính lấy tới chữ số thứ 2 sau dấu phẩy ở kết quả cuối cùng).
Câu 6 (HSG 2016) 
Cho 488 ml dung dịch Na2SO3 0,1M vào dung dịch MCl2 (có chứa 3,063 gam M2+) thì thu được 5,86 gam kết tủa sunfit và dung dịch A. Xác định M nếu biết trong dung dịch A có:
a) Hai muối và pH = 7 
b) Hai muối và pH > 7 
Câu 8 (đề minh họa 2017) 
Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. vàng nhạt.
B. trắng xanh.
C. xanh lam.
D. nâu đỏ
Câu 11 (đề minh họa 2017)
 Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch
A. HCl.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. HNO3
Câu 26 (đề minh họa 2017)
 Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
 khối lượng kết tủa (gam)
 69,9
 V thể tích dung dịch Ba(OH)2 (lít)
Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,7.
B. 2,1.
C. 2,4.
D. 2,5
Câu 50 (MĐ 136 – 2016)
Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau :
 m kết tủa
 0 0,03 0,13 nCO2
Giá trị của V là
A. 300.
B. 250.
C. 400.
D. 150.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_1_Su_dien_li.docx