Bài soạn Ngữ văn 10 tập I

Bài soạn Ngữ văn 10 tập I

ĐỌC VĂN:

TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM QUA CÁCTHỜI KÌ

 LỊCH SỬ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.

- Nắm vững các vấn đề khái quát làm cơ sở để học tập, nghiên cứu những tri thức về văn học Việt Nam trong chương trình.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 164 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 10 tập I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bµi so¹n 
Ng÷ v¨n 
10
TËp I
TUẦN 1 1
ĐỌC VĂN:
TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM QUA CÁCTHỜI KÌ 
 LỊCH SỬ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được thành phần cấu tạo, quá trình phát triển và những nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.
- Nắm vững các vấn đề khái quát làm cơ sở để học tập, nghiên cứu những tri thức về văn học Việt Nam trong chương trình.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu các thành phần của nền văn học Việt Nam
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu các thành phần của nền văn học Việt Nam
 Bài tập 1: Đọc mục I (SGK) và cho biết: các bộ phận chính của nền văn học Việt Nam?
(HS làm việc cá nhân, và trình bày trước lớp).
 Bài tập 1: 
 Nền văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận chính: 
 - Văn học dân gian 
 - Văn học viết. 
 Hai bộ phận này có quan hệ qua lại với nhau.
Bài tập 2:
a) Văn học dân gian do ai sáng tác và truyền miệng?
b) Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Kể tên một số thể loại mà anh (chị) biết. 
c) Tính chất và vai trò của văn học dân gian đối với lịch sử văn học nói chung? 
(HS trình bày trước lớp).
Bài tập 2:
a) Văn học dân gian chủ yếu do tầng lớp bình dân sáng tác bằng con đường truyền miệng, lưu truyền từ đời này sang đời khác, xuất hiện từ thời xa xưa.
b) Văn học dân gian gồm: truyện thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca dao, dân ca, tục ngữ, vè, câu đố, chèo...
c) Văn học dân gian mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân và văn học viết.
Bài tập 3:
a) Văn học viết do ai sáng tác? Xuất hiện từ bao giờ?
Thông tin bổ sung:
Bài tập 3:
a) Văn học do tầng lớp trí thức sáng tác, xuất hiện từ TK X.
Thông tin bổ sung:
 Trên thực tế vẫn có những trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian và những người xuất xứ bình dân tham gia sáng tác văn học viết (Gọi là trí thức bình dân).
b) Văn học viết bao gồm những thành phần nào? Tính chất và vai trò của văn học viết?
c) Anh (chị) hiểu thế nào là chữ Nôm? Kể tên một số tác phẩm chữ Nôm mà anh (chị) biết. 
d) Thế nào là văn học viết bằng chữ Hán? Anh (chị) biết những tác phẩm nào viết bằng chữ Hán ra đời sớm nhất?
b) Văn học viết Việt Nam đến đầu TK XX chủ yếu gồm: văn học viết bằng chữ Hán, văn học viết bằng chữ Nôm, ngoài ra còn có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc (những năm 1920). 
Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học Trung Hoa sâu sắc nhưng vẫn mang đậm tính dân tộc, vì phản ánh thực tế cuộc sống và diễn tả tâm hồn con người Việt Nam.
Văn học viết giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn học.
c) Chữ Nôm là loại chữ được sáng tạo từ chữ Hán, dùng để ghi âm, từ tiếng Việt. Văn học viết bằng chữ Nôm xuất hiện khoảng TK.XIII, phát triển mạnh mẽ từ TK. XV. Đỉnh cao là các tác phẩm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ...
d) Văn học viết bằng chữ Hán có vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời phong kiến. Do giai cấp thống trị phần lớn sùng bái Hán văn, đề cao Hán tự, coi thường chữ Nôm. 
Văn học viết bằng chữ Hán bắt đầu từ TK. X-XI. Các tác phẩm đầu tiên còn lại đến ngày nay như Quốc tộ (Vận nước) của sư Pháp Thuận (TK.X), Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Công Uẩn, Thị đệ tử (Dạy đệ tử) của sư Vạn Hạnh, Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) của sư Mãn Giác (TK.XI)...
e) Thế nào là chữ quốc ngữ? Văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện từ khi nào?
e) Chữ quốc ngữ là loại chữ cái La-tin, được các cha cố châu Âu đem đến Đông Dương truyền đạo, sau đó được nhân dân và các trí thức yêu nước Việt Nam tiếp thu, phát triển thành chữ viết hiện đại của dân tộc. Văn học viết bằng chữ quốc ngữ xuất hiện và phát triển vào những năm 20 của TK trước.
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu quá trình phát triển của văn học Việt Nam 
(HS làm việc cá nhân: đọc, chuẩn bị trên vở nháp, trình bày trước lớp).
Bài tập 1: Đọc mục II, SGK và cho biết: có thể chia quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam thành mấy thời kì? Đó là những thời kì nào? 
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu quá trình phát triển của văn học Việt Nam 
Bài tập 1:
Quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam được chia thành 3 thời kì:
- Từ TK.X đến hết TK. XIX.
- Từ đầu TK.XX đến 1945.
- Từ 1945 đến nay (2000).
Bài tập 2: Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX. Kể tên một số tác gia nổi tiếng mà anh (chị) biết.
Bài tập 2: 
- Hai dòng văn học phát triển song song: văn học dân gian (trong tổng thể văn hoá dân gian) và văn học viết. Văn học viết giữ vai trò chủ đạo. Hai dòng bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
- Mang đặc điểm thi pháp trung đại. Ảnh hưởng tư tưởng Nho, Phật, Lão và văn học cổ Trung Hoa.
Một số tác gia nổi tiếng: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương v.v...
 Bài tập 3a. Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam đầu TK.XX đến 1945. Kể tên một số tác gia nổi tiếng mà anh (chị) biết.
Bài tập 3a.
- Có những biến động lớn, chuyển từ thời trung đại, cận đại đến hiện đại.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ văn hoá Âu - Tây.
- Xuất hiện nhiều khuynh hướng, với những cuộc bút chiến sôi nổi, phức tạp.
- Có nhiều thành tựu rực rỡ.
Một số tác gia nổi tiếng: Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Tố Hữu...
Bài tập 3b. Khái quát những nét chính trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến nay. Kể tên một số tác gia nổi tiếng mà anh (chị) biết. 
Bài tập 3b.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt, trường kì và đang bước vào công cuộc hội nhập quốc tế.
Một số tác gia tiêu biểu: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp v.v...
Bài tập 3c. Văn học 1945 đến nay có thể chia thành mấy giai đoạn? Những nét chính của mỗi giai đoạn?
Bài tập 3c.
- Thời kì chiến tranh (1945- 1975), văn nghệ phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục và cổ động chính trị; thể hiện chủ yếu tình cảm, nghĩa vụ của con người đối với Tổ quốc.
Có tiếng nói của văn học yêu nước tiến bộ trong vùng địch tạm chiếm.
 - Thời kì hoà bình và hội nhập (sau 1975 đến nay), văn học đang có những đổi mới căn bản: đề tài mở rộng, hình thức và nội dung phong phú, cá tính đa dạng, con người được nhìn nhận toàn diện hơn... Cơ chế thị trường có tác động mạnh mẽ cả tích cực lẫn tiêu cực.
Hoạt động 3: Đọc và tìm hiểu con ngêi ViÖt Nam qua văn học. 
Bài tập: Nêu những nét cơ bản của tâm hồn con người Việt Nam thể hiện trong văn học. 
(HS làm việc cá nhân. Sau đó trình bày trước lớp hoặc thảo luận theo nhóm)
Hoạt động 3: Đọc và tìm hiểu con ngêi ViÖt Nam qua văn học. 
Bài tập:
1. Trong quan hệ với thế giới tự nhiên, con người Việt Nam luôn có tình yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên.
2. Trong quan hệ với quốc gia, dân tộc, con người Việt Nam luôn có lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc.
3. Trong quan hệ với xã hội, con người Việt Nam luôn giàu lòng nhân ái, vị tha.
 4. Đối với bản thân, con người Việt Nam luôn có ý thức về bản thân: rất có ý thức về danh dự, lòng tự trọng, nhân phẩm, lương tâm...; ý thức đó lại luôn gắn bó với ý thức cộng đồng. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể luôn luôn thống nhất, gắn bó, hài hoà.
TIẾNG VIỆT: 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: 
- Hiểu được phương tiện giao tiếp chính của con người là ngôn ngữ và các chức năng chính của ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Nắm được các nhân tố giao tiếp và tác động của các nhân tố ấy trong giao tiếp.
- Biết vận dụng những tri thức trên vào quá trình đọc hiểu văn bản và làm văn. 
B. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số văn bản.
Bài tập 1: Đọc văn bản (SGK) và cho biết:
a) Có những nhân vật giao tiếp nào? Cương vị, quan hệ của họ ra sao?
b) Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai như thế nào? Những hành động tương ứng?
c) Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào?
d) Hoạt động giao tiếp có nội dung gì?
e) Mục đích giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích không?
(GV gợi ý, HS đọc kĩ văn bản, thảo luận và trình bày)
 Hoạt động 1: Tìm hiểu một số văn bản.
Bài tập 1:
 a) Các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mà văn bản trên ghi lại gồm có: Vua Trần Nhân Tông, các bô lão và những người khác (không nói rõ).
 b) Trong hoạt động giao tiếp trên, người nói và người nghe luôn đổi vai cho nhau. Lúc đầu, vua Nhân Tông là người nói, các bô lão là người nghe, sau đó, các bô lão lại là người nói: “Xin bệ hạ cho đánh”, “Thưa, chỉ có đánh”..., “Đánh! Đánh!”.
Người nói đầu tiên là vua Trần Nhân Tôn thực hiện hành động “trịnh trọng hỏi”; Khi mọi người đáp (trở thành người nói) thì có hành động “xôn xao, tranh nhau nói”. Lần thứ hai, vua trở thành người nói, động tác kèm theo, báo hiệu tư cách người nói là: vua “nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại lần nữa”; còn những người nghe là các bô lão, cuối cùng trở thành người nói qua hành động: “...tức thì, muôn miệng một lời...”.
 c) Hoàn cảnh giao tiếp:
- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.
- Thời gian: Vào thời vua Trần Nhân Tông. Khi đó, nước ta đang bị đế quốc Nguyên- Mông đe doạ xâm lăng.
 d) Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm. Vấn đề cụ thể trong hoạt động giao tiếp trên là: Nên hoà (tức đầu hàng) hay nên đánh?
 e) Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích: kêu gọi các bô lão, thông qua các bô lão để động viên khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước. 
Mục đích giao tiếp đó đã đạt được một cách mĩ mãn.
Bài tập 2: Đọc bài Tổng quan văn học Việt Nam và cho biết: 
a) nhân vật giao tiếp và đặc điểm của các nhân vật giao tiếp.
b) Hoàn cảnh giao tiếp.
c) Nội dung giao tiếp.
d) Mục đích giao tiếp.
e) Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản..
(GV yêu cầu HS xem lại bài Tổng quan văn học Việt Nam và thảo luận nhóm rồi trình bày).
Bài tập 2: 
a) Các nhân vật giao tiếp:
- Người viết: Các giáo sư và các thầy cô giáo có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy.
- Người đọc: HS lớp 10, lứa tuổi 15- 16, mới học xong bậc THCS.
b) Hoàn cảnh: Nhà trường, có chương trình, có tổ chức, kế hoạch dạy học.
c) Nội dung: Thuộc lĩnh vực lịch sử văn học.
Đề tài: Lịch sử văn học Việt Nam.
Vấn đề: Các thành phần và quá trình phát triển của văn học Việt Nam.
d) Mục đích của hoạt động giao tiếp: 
+ Về phía người viết: Cung cấp cho HS những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.
+ Về phía HS: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.
đ) Phương tiện ngôn ngữ có đặc điểm nổi bật là dùng phong cách khoa học phối hợp với thuyết minh, trong đó chủ yếu là phong cách khoa học. Cách tổ chức văn bản: được kết cấu thành các phầ ... c, cần trình bày trung thực, hấp dẫn.
b) Thân bài:
- Muốn tìm ý, chọn ý, cần lựa chọn những tri thức, xem xét độ chính xác và tầm quan trọng của mỗi thông tin đối với bạn đọc...
- Muốn sắp xếp ý, cần nghiên cứu cấu trúc của bài viết một cách phù hợp, sao cho trật tự trước sau , trật tự lô-gíc...giữa các ý tạo ra vẻ đẹp cân xứng và có ý nghĩa.
c) Kết bài:
- Muốn trở lại với đề tài thuyết minh, cần khái quát toàn bộ nội dung đã thuyết minh trong phần thân bài, dùng câu văn liên kết để chuyển ý, chuyển đoạn.
- Muốn lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả, cần có những từ ngữ ấn tượng, lịch sự, xã giao... trong kết thúc bài.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài luyện tập: Lập dàn ý cho các đề thuyết minh:
Đề 1: Giới thiệu một tác giả văn học.
Đề 2: Giới thiệu một tấm gương học tốt.
Đề 3: Giới thiệu một phong trào của trường (lớp) mình.
Đề 4: Trình bày các bước của một quá trình học tập (hoặc một quy trình sản xuất).
(GV chia 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm chuẩn bị 1 dàn ý. Sao 5 phút mỗi nhóm cử đại diện trình bày)
Bài luyện tập: 
Đề 1:
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi (1380-1444).
- Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học.
b) Thân bài:
- Một vài nét về cuộc đời của Nguyễn Trãi.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi:
+ Các tác phẩm chính.
+ Nội dung thơ văn của Nguyễn Trãi.
+ Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi.
c) Kết luận: Khẳng định vị trí về tư tưởng cũng như về văn học của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn hóa văn học Việt Nam.
Đề 2:
a) Mở bài: Giới thiệu một số nét chính về tấm gương học tốt: tên, nơi học tập...
b) Thân bài:
- Hoàn cảnh sống.
- Những thành tích nỗi bật về học tập.
- Phương pháp học của bạn.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của mình về tấm gương học tốt.
Đề 3:
a) Mở bài:
- Giới thiệu về lớp, về trường mình.
- Giới thiệu về các hoạt động nổi bật của lớp (của trường) mình. (Ví dụ: phong trào học tập, phong trào văn nghệ, phong trào thể dục - thể thao).
b) Thân bài:
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào.
- Diễn biến của phong trào
+ Bắt đầu.
+ Phát triển .
+ Kết quả.
- Ý nghĩa của phong trào.
c) Kết luận:
- Khẳng định lại về sự tác động của phong trào trong lớp (trường).
- Những bài học rút ra từ phong trào.
Đề 4:
a) Mở bài: Giới thiệu về việc đọc một tác phẩm tự sự.
b) Thân bài:
+ Nêu các bước của việc đọc một tác phẩm tự sự:
- Đọc từng phần.
- Đọc kết hợp với suy ngẫm.
- Chú ý đến sự phát triển của các tuyến nhân vật và mối quan hệ của các nhân vật trong tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm.
- Tìm ra nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
+ Ý nghĩa của việc đọc một tác phẩm tự sự.
 c) Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa và cách thực đọc một tác phẩm tự sự.
TIẾT 53 - ĐỌC VĂN:
ĐỌC THÊM:
THƠ HAI-CƯ (HAIKU)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Có dược những hiểu biết nhất định về cuộc đời và sáng tác của Mát-su-ô Ba-sô và nắm được các đặc điểm của loại thơ hai-cư.
- Hiểu ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ hai-cư để thêm yêu thiên nhiên và cuộc sống.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạtđộng của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thơ hai-cư
Bài tập: Đọc tiểu dẫn và cho biết những đặc điểm của thơ hai-cư.
(HS thảo luận và phát biểu. GV Khái quát và cung cấp thêm 1 số tri thức về thơ hai-cư).
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhà thơ Ba-sô và đọc - hiểu những bài thơ của ông.
Bài tập 1: Đọc phần giới thiệu về Ba-sô và tóm tắt nhứng nét cơ bản về nhà thơ này.
(HS làm việc cá nhân và trình bày. GV giới thiệu khái quát, bổ sung thêm một số thông tin về Ba-sô).
Bài tập 2: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào?
(HS đọc 2 bài thơ và phát biểu cảm nhận của mình)
Bài tập 3: Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?
(HS đọc 2 bài thơ và phát biểu cảm nhận của mình)
Bài tập 4: Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
(HS đọc bài thơ và phát biểu cảm nhận của mình)
Bài tập 5: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đẹp, thú vị ở chỗ nào?
(HS đọc 2 bài thơ và phát biểu cảm nhận của mình)
Bài tập 6: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
(HS đọc bài thơ và phát biểu cảm nhận của mình)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thơ hai-cư
Bài tập: 
Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản.
1. Về hình thức: Hai-cư là loại thơ cực ngắn nên cô đọng, hàm súc. Thơ hai-cư bắt nguồn từ thể thơ liên ca gồm 31 âm tiết, mỗi đoạn 2 vế, vế đầu 3 câu, 17 âm tiết, vế sau 2 câu, 14 âm tiết (vế đầu xướng, vế sau hoạ). Liên ca trở thành 1 loại thơ xướng hoạ có thể kéo dài hàng trăm câu. Đến đời Mat-su-ô Ba-sô, liên ca được cách tân, vế đầu 17 âm tiết được xây dựng thành 1 bài thơ Độc lập. Trước đây liên ca thường mang tính giải trí mua vui hoặc dung tục tầm thường. Hai cư thì khác, đậm chất lãng mạn trữ tình thanh thoát.
 2. Về nội dung: Thơ hai-cư thường phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người. Người Nhật Bản rất yêu thích thiên nhiên, thích hoà nhập thả hồn mình vào thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó và giải thoát tâm linh mình.
 Thơ hai-cư đậm chất sa-bi (Tịch hoặc Thiền). Đó là xu hướng hoà nhập tâm linh, bản ngã vào cái tịch lặng vô biên, trống vắng vô hạn. Tuy đơn sơ tao nhã, trầm lắng, u buồn nhưng không chán chường, bi luỵ hay oán đời. Đó là vẻ đẹp tâm hồn con người mà ta cảm nhận được từ những bài thơ hai-cư.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhà thơ Ba-sô và đọc - hiểu những bài thơ của ông.
Bài tập 1:
1. Mat- su-ô Ba- sô (1644 - 1694).
Mat-su-ô Ba-sô là một nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản, ông xuất thân trong một gia đình võ sĩ đạo, lấy việc luyện tập võ nghệ, cung kiếm và tu luyện thiền để trở thành người có sức mạnh thể chất và trí tuệ, giải thoát tâm linh. Bản thân Ba-sô cũng theo Thiền tông nên thơ của ông đượm chất thiền. Ông thích thơ văn, hội hoạ từ bé, có vốn hiểu biết rộng về văn học Nhật và Trung Quốc. Ba-sô sống cuộc đời lận đận, lên 9 tuổi đã phải đi ở cho một gia đình lãnh chúa, hầu hạ Yô-si-ta-đa (con trai lãnh chúa). Lớn lên, 2 người kết thân với nhau vì cùng yêu thích văn chương.
 Yô-si-ta-đa mất sớm, Ba-sô buồn chán bỏ đi lang thang. Trong nhật kí, bút kí thơ ca của mình Ba-sô viết nhiều về những cuộc hành trình đó. “Ba tiêu thất bộ tập" là 7 bộ tác phẩm của Ba-sô để lại cho đời.
 Bài tập 2: 
	Bài thứ nhất thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó với mảnh đất nơi mình ở. Quê Ba-sô ở Mi-ê, ông lên Ê-đô mười năm mới về thăm lại, nhưng đi rồi lại thấy nhớ Ê-đô bởi Ê-đô giờ đây đã gắn bó thân thiết như quê hương mình. Mối quan hệ giữa “đất khách” và “cố hương” tự trong sâu thẳm đã ngầm nói lên điều đó.
	Bài thứ 2 nhắc đến tên một loài chim đã rất quen thuộc trong văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc, chim đỗ quyên. Ở đây, tiếng chim không phải gợi tiếng lòng vong quốc mà gợi nỗi thương tiếc thời gian, nỗi buồn và sự vô thường (vẫn biết vô thường sao còn phiền não?). Ba-sô trở về kinh đô sau 20 năm xa cách, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà nhớ kinh đô năm nào, một kinh đô đầy ắp những kỉ niệm. Chủ thể của bài thơ bị xoá mờ? bị đồng nhất? bị phân thân? Tiếng chim đỗ quyên hay tiếng người? Dư âm vang vọng thời gian để tạo nên tiếng đồng vọng trong lòng người chính là ở sự mơ hồ, hư ảo ấy.
	Bài tập 3: 
	Bài thơ thứ ba có ba hình ảnh: giọt lệ, tóc mẹ, sương thu. Giọt lệ nóng hổi những xót xa của người con rơi trên mớ tóc bạc, di vật còn lại của mẹ. Làn sương thu là giọt lệ như sương? Là tóc mẹ trắng màu sương? Hay cuộc đời ngắn ngủi, vô thường?
	Bài thứ tư là sự liên tưởng giữa tiếng vượn hú và tiếng khóc của trẻ bị bỏ rơi trong rừng. Gió mùa thu tái tê mang theo nỗi đau buồn của con người về kiếp người, về nỗi đời, một nỗi đau rất đỗi nhân văn.
	Bài tập 4:
	Hình ảnh chú khỉ đơn độc gợi lên hình ảnh những người nông dân, những em bé nghèo đang co ro trong mưa lạnh. Bài thơ thể hiện lòng từ bi đối với những sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp, cũng là đối với những con người nghèo khổ.
	Bài tập 5:
	Thiên nhiên vốn là đề tài nổi bật của thơ hai-cư. Bài 6 miêu tả cảnh mùa xuân, một cảnh tượng mang vẻ đẹp giản dị thể hiện triết lí sâu sắc về sự tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Bài 7 miêu tả cảnh u tịch, vắng lặng của một buổi chiều tà nơi rừng núi. Tiếng ve rền rĩ như thấm vào từng thớ đá. Liên tưởng thật độc đáo, kì lạ. Cảm thức thẩm mĩ trong hai bài thơ là cảm thức ka-ru-mi (nhẹ nhàng).
	Bài tập 6: 
	Cuộc đời Ba-sô là cuộc đời lang thang, phiêu bồng, lãng du. Ngay cả khi nhìn mùa thu thấy mình già nhanh thế, cuộc ra đi đang đón đợi thì Ba-sô vẫn muốn được làm cánh chim bay khuất vào chân mây để hồn lang thang chốn vô thường.
TIẾT 54- LÀM VĂN
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 4
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Tìm hiểu và giải quyết được các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng mà đề văn đặt ra.
- Qua tiết trả bài, HS phải đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm của bài viết của mình về các phương diện: kiến thức cơ bản, kỹ năng diễn đạt, cách trình bày v.v... 
 B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề
Bài tập: Nhớ lại và phân tích những yêu cầu của đề thi.
 (HS nhớ lại và phát biểu)
Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn ý.
(GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo đáp án).
Hoạt độnh 3: Tự đánh giá và sửa chữa. 
Bài tập: Dựa vào dàn ý, đọc lại bài viết để tự đánh giá.
(HS nhận bài , đọc lại và tự đánh giá)
Hoạt động 5: Phương hướng rèn luyện trong học kì II.
Bài tập: Qua bài viết, hãy lập kế hoạch học tập, rèn luyện.
(GV gợi ý để HS xây dựng kế hoạch cá nhân. HS phác họa kế hoạch cá nhân vào giấy)
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề
Bài tập:
Đề thi có 2 phần: phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm và phần tự luận.
- Yêu cầu của phần trắc nghiệm là kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản trên diện rộng. HS phải nhớ kiến thức và phải thao tác nhanh.
- Yêu cầu của phần tự luận là viết một văn bản tự sự có nội dung ý nghĩa và có bố cục hợp lí.
Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn ý.
 (Xem lại bài soạn tiết 49, 50) 
Hoạt độnh 3: Tự đánh giá và sửa chữa. 
Bài tập:
Tự đánh giá về các mặt:
+ Về nội dung: Bài viết đã đáp ứng được những yêu cầu nào? Nội dung nào còn thiếu? Nếu viết lại thì sẽ bổ sung những gì?
+ Về kỹ năng viết: Hệ thống ý, bố cục, lời văn, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp ... có ưu điểm gì và còn mắc phải những lỗi nào?
+ Đánh dấu những sai sót và sửa các lỗi trong bài làm của mình.
Hoạt động 5: Phương hướng rèn luyện trong học kì II.
Bài tập:
Kế hoạch cá nhân có thể lập trên một số phương diện sau:
- Về kiến thức: cần nắm vững những kiến thức nào?
- Về kĩ năng: những lỗi hay mắc và cách sửa chữa.
- Về thời gian và phương thức thực hiện: những phương thức cụ thể như tăng cường luyện viết (nếu chữ viết xấu); đọc thêm sách (nếu kiến thức còn hạn hẹp); ôn lại bài cũ (nếu kiến thức cơ bản chưa nắm chắc); tổ chức thảo luận nhóm,

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet ke bai soan NV 10 T1 chuan.doc