Bài ôn tập môn học Tiếng Anh khối lớp 11 - Unit 1: Friendship

Bài ôn tập môn học Tiếng Anh khối lớp 11 - Unit 1: Friendship

UNIT 1: FRIENDSHIP

VOCABULARY

acquaintance (n) người quen admire (v) ngưỡng mộ

aim (n) mục đích

appearance (n) vẻ bề ngoài attraction (n) sự thu hút be based on (exp) dựa vào

benefit (n) lợi ích calm (a) điềm tĩnh caring (a) chu đáo

change (n,v) (sự) thay đổi changeable (a) có thể thay đổi chilli (n) ớt

close (a) gần gũi, thân thiết concerned (with) (a) quan tâm condition (n) điều kiện

constancy (n) sự kiên định constant (a) kiên định crooked (a) cong

customs officer (n) nhân viên hải quan

delighted (a) vui mừng enthusiasm (n) lòng nhiệt tình

exist (v) tồn tại feature (n) đặc điểm forehead (n) trán

generous (a) rộng rãi, rộng lượng get out of (v) ra khỏi (xe) give-and-take (n) sự nhường nhịn

good-looking (a) dễ nhìn good-natured (a) tốt bụng gossip (v) ngồi lê đôi mách

height (n) chiều cao helpful (a) giúp đỡ, giúp ích honest (a) trung thực

hospitable (a) hiếu khách humorous (a) hài hước in common (exp) chung

incapable (of) (a) không thể

 

doc 18 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 2041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn học Tiếng Anh khối lớp 11 - Unit 1: Friendship", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UNIT 1: FRIENDSHIP
☺ VOCABULARY
acquaintance (n) người quen	admire (v) ngưỡng mộ	
aim (n) mục đích
appearance (n) vẻ bề ngoài	attraction (n) sự thu hút	be based on (exp) dựa vào
benefit (n) lợi ích	calm (a) điềm tĩnh	caring (a) chu đáo
change (n,v) (sự) thay đổi	changeable (a) có thể thay đổi	chilli (n) ớt
close (a) gần gũi, thân thiết	concerned (with) (a) quan tâm	condition (n) điều kiện
constancy (n) sự kiên định	constant (a) kiên định	crooked (a) cong
customs officer (n) nhân viên hải quan 
delighted (a) vui mừng	enthusiasm (n) lòng nhiệt tình
exist (v) tồn tại	feature (n) đặc điểm	forehead (n) trán
generous (a) rộng rãi, rộng lượng get out of (v) ra khỏi (xe)	give-and-take (n) sự nhường nhịn
good-looking (a) dễ nhìn	good-natured (a) tốt bụng	gossip (v) ngồi lê đôi mách
height (n) chiều cao	helpful (a) giúp đỡ, giúp ích	honest (a) trung thực
hospitable (a) hiếu khách	humorous (a) hài hước	in common (exp) chung
incapable (of) (a) không thể	influence (v) ảnh hưởng	
insist on (v) khăng khăng
jam (n) mứt	joke (n,v) (lời) nói đùa	journalist (n) phóng viên
joy (n) niềm vui	jump (v) nhảy	last (v) kéo dài
lasting (a) bền vững	lifelong (a) suốt đời	like (n) sở thích
loyal (a) trung thành	loyalty (n) lòng trung thành	medium (a) trung bình
mix (v) trộn	modest (a) khiêm tốn	mushroom (n) mấm
mutual (a) lẫn nhau	oval (a) có hình trái xoan	patient (a) kiên nhẫn
personality (n) tích cách, phẩm chất pleasant (a) vui vẻ	pleasure (n) niềm vui thích
principle (n) nguyên tắc	pursuit (n) mưu cầu	quality (n) phẩm chất
quick-witted (a) nhanh trí	relationship (n) mối quan hệ	remain (v) vẫn (còn)
Residential Area (n) khu dân cư rumour (n) lời đồn	secret (n) bí mật
selfish (a) ích kỷ	sense of humour (n) óc hài hước	share (v) chia sẻ
sincere (a) thành thật	sorrow (n) nỗi buồn	studious (a) chăm chỉ
suspicion (n) sự nghi ngờ	suspicious (a) nghi ngờ	sympathy (n) sự thông cảm
take up (v) đề cập đến	trust (n,v) sự tin tưởng	uncertain (a) không chắc chắn
understanding (a) thấu hiểu	unselfishness (n) tính không ích kỷ	
 GRAMMAR
1. Infinitive with to (Động từ nguyên mẫu có to)
1.1 Sau túc từ của động từ:
Ex: The teacher told me to do this exercise. (Thầy bảo tôi làm bài tập này.)
	S V O to V
- advise (khuyên), allow, permit (cho phép), ask (yêu cầu), invite (mời), tell (bảo, kể), order (ra lệnh), 
1.2 Sau một số tính từ:
able (có thể), unable (không thể), happy (vui vẻ), delighted (vui mừng), easy (dễ), lovely (thú vị, hay), glad (vui), sorry (tiếc), anxious (nóng lòng), content (bằng lòng), afraid (sợ), eager (háo hức), amazed (ngạc nhiên), pleased (hài lòng), disappointed (thất vọng), surprised (ngạc nhiên), certain (chắc chắn), willing (sẵn lòng), 
Ex: I am glad to know you are successful. (Tôi vui khi biết bạn thành công.)
 S be adj to V
1.3 Trong cấu trúc: S + be + too + adj + to V (quá  nên không thể )
Ex: He is too old to run fast. (Ông ấy quá già nên không thể chạy nhanh.)
 S be too adj to V
1.4 Sau một số động từ:
want (muốn), expect (mong chờ, kỳ vọng), refuse (từ chối), hope (hy vọng), decide (quyết định), agree (đồng ý), plan (dự định), would like (muốn), fail (thất bại, hỏng), learn (học), afford (có đủ khả năng/ điều kiện), manage (xoay sở), demand (đòi hỏi, yêu cầu), prepare (chuẩn bị), promise (hứa), wish (ao ước), begin/start (bắt đầu), mean (định), 
Ex: They want to make friends with me. (Họ muốn kết bạn với tôi.)
 S V to V
1.5 Sau danh từ hoặc đại từ thay thế cho mệnh đề quan hệ (bắt đầu bằng who/ whom/ which/ that):
Ex: There is a lot of housework which I should do.
g There is a lot of housework to do. (Có nhiều việc nhà cần làm.)
Have you got anything that you can read?
g Have you got anything to read? (Bạn có gì đọc không?)
2. Infinitive without to (Động từ nguyên mẫu không có to)
Được dùng:
2.1 Sau các động từ:
can, could, will, would, shall, should, may, might, must, ought to, have to, would rather, had better
Ex: He can speak three languages. (Anh ta có thể nói ba thứ tiếng.)
2.2 Sau túc từ của động từ:
Ex: I watched them get out of the car. (Tôi thấy họ ra khỏi xe hơi.)
He made his daughter stay home. (Ông ta bắt buộc con gái ở nhà.)
She let him go. (Cô ấy để anh ta đi.)
S V O V 0
V:feel (cảm thấy), hear (nghe), see (gặp), watch (thấy), smell (ngửi thấy) make (bắt buộc), let (để cho)
* LƯU Ý:
- So sánh sự khác nhau giữa mục 1.1 và 2.2.
- Nếu động từ trong câu ở dạng bị động (be + V3/ed), dùng to V theo sau, trừ động từ “let” (được đổi thành “be allowed”).
Ex: (a) They were watched to get out of the car.
(b) His daughter was made to stay home.
(c) He was allowed to go.
 S be + V3/ed to V
UNIT 2: PERSONAL EXPERIENCES
☺ VOCABULARY
affect (v) ảnh hưởng	appreciate (v) trân trọng	attitude (n) thái độ
bake (v) nướng	break out (v) xảy ra bất thình lình	carry (v) mang
complain (v) phàn nàn	complaint (n) lời phàn nàn	contain (v) chứa, đựng
cottage (n) nhà tranh	destroy (v) phá hủy, tiêu hủy	dollar note (n) tiền giấy đôla
embarrassing (a) ngượng ngùng, lúng túng 	 embrace (v) ôm	
escape (v) thoát khỏi
experience (n) trải nghiệm	fail (v) rớt, hỏng	floppy (a) mềm
glance at (v) liếc nhìn	grow up (v) lớn lean	idol (n) thần tượng
imitate (v) bắt chước	make a fuss (v) làm ầm ĩ	marriage (n) hôn nhân
memorable (a) đáng nhớ	novel (n) tiểu thuyết	own (v) sở hữu
package (n) bưu kiện	protect (v) bảo vệ	purse (n) cái ví
realise (v) nhận ra	replace (v) thay thế	rescue (v) cứu nguy, cứu hộ
scream (v) la hét	set off (v) lên đường	shine (v) chiếu sáng
shy (a) mắc cỡ, bẽn lẽn	sneaky (a) lén lút	terrified (a) kinh hãi
thief (n) tên trộm	turn away (v) quay đi, bỏ đi	turtle (n) con rùa
unforgetable (a) không thể quean wad (n) nắm tiền	wave (v) vẩy tay
☺ GRAMMAR
1. Present simple (Hiện tại đơn)
Thì hiện tại đơn được dùng để diễn tả:
1.1 Một thói quen, một hành động được lặp đi lặp lại thường xuyên. Trong câu thường có các trạng từ: always, often, usually, sometimes, seldom, rarely, every day/week/month 
Ex: Mary often gets up early. (Mary thường thức dậy sớm.)
1.2 Một sự thật lúc nào cũng đúng hay một chân lý.
Ex: The sun rises in the east. (Mặt trời mọc hướng đông.)
1.3 Một hành động trong tương lai đã được đưa vào chương trình, kế hoạch.
Ex: The football match begins at 5pm. (Trận bóng đá bắt đầu lúc 5g chiều.)
1.4 Sự việc, câu chuyện đã xảy ra (sẽ lôi cuốn người nghe/đọc hơn là dùng quá khứ đơn)
Ex: In my dream, I see a fairy. She and I fly around the world.
(Trong mơ, tôi gặp một cô tiên. Cô tiên và tôi bay vòng quanh thế giới.)
2. Past simple (Quá khứ đơn)
Thì QKĐ dùng để diễn tả hành động đã xảy ra và hoàn tất trong quá khứ với thời gian được xác định rõ. Các trạng từ thường đi kèm: yesterday, ago, last week/month/year, in the past, in 1990, 
Ex: Uncle Ho passed away in 1969. (Bác Hồ qua đời vào năm 1969.)
3. Past progressive (Quá khứ tiếp diễn)
Thì QKTD dùng để diễn tả:
3.1 Một hành động xảy ra (và kéo dài) vào một thời điểm hoặc một khoảng thời gian trong quá khứ.
Ex: I was studying her lesson at 7 last night. (7g tối qua, tôi đang học bài)
3.2 Một hành động đang xảy ra (V-ing) ở quá khứ thì có một hành động khác xen vào (V2/ed).
Ex: He was sleeping when I came. (Anh ta đang ngủ khi tôi đến.)
3.3 Hai hành động diễn ra song song cùng lúc trong quá khứ.
Ex: While I was doing my homework, my younger brother was watching TV.
(Trong khi tôi đang làm bài tập về nhà thì em trai tôi đang xem tivi.)
4. Past perfect (Quá khứ hoàn thành)
Thì QKHT dùng để diễn tả:
4.1 Một hành động xảy ra và hoàn tất trước một thời điểm hoặc một hành động khác trong quá khứ (hành động trước dùng HAD + V3/ed, hành động sau dùng V2/ed).
Ex: Lucie had learned English before she came to England.
(Lucie học tiếng Anh trước khi cô ấy đến nước Anh.)
4.2 Một hành động đã xảy ra nhưng chưa hoàn thành, tính đến một thời điểm nào đó trong quá khứ.
Ex: By the time I left that school, I had taught there for ten years.
(Tới lúc tôi rời ngôi trường ấy, tôi đã dạy được 10 năm.)
* LƯU Ý: Đọc kỹ mục 3.2 và mục 4.
UNIT 3: A PARTY
☺ VOCABULARY
accidentally (adv) tình cờ	blow out (v) thổi tắt	budget (n) ngân sách
candle (n) đèn cầy, nến	celebrate (v) tổ chức, làm lễ kỷ niệm	clap (v) vỗ tay
count on (v) trông chờ vào	decorate (v) trang trí	decoration (n) sự/đồ trang trí
diamond anniversary (n) (= diamond wedding= diamond jubilee) lễ kỷniệm đám cưới kim cương (60 năm) financial (a) (thuộc) tài chính flight (n) chuyến bay	forgive (v) tha thứ
get into trouble (exp)	golden anniversary (n) (= golden wedding= golden jubilee) lễ kỷ niệm
đám cưới vàng (50 năm)	guest (n) khách	helicopter (n) trực thăng
hold (v) tổ chức	icing (n) lớp kem phủ trên mặt bánh 
jelly (n) thạch (thực phẩm có hương vị trái cây được đong lại)
judge (n) thẩm phán	lemonade (n) nước chanh	mention (v) đề cập
mess (n) sự bừa bộn	milestone (n)sự kiện quan trọng	organise (v) tổ chức
refreshments (n) món ăn nhẹ serve (v) phục vụ	upset (v) làm bối rối, lo lắng
silver anniversary (n) (= silver wedding= silver jubilee) lễ kỷ niệm đám cưới bạc (25 năm)
slice (n) miếng	slip out (v) lỡ miệng	tidy up (v) dọn dẹp
☺ GRAMMAR
1. Infinitive and gerund (to V và V-ing)
1.1 S + V + to V (xem 1.4, trang 2)
1.2 S + V + V-ing
Ex: She enjoys listening to music. (Cô ấy thích nghe nhạc.)
V V-ing
Một số động từ sau đây cần có V-ing theo sau:
enjoy (thích, thưởng thức), finish (hoàn thành), postpone (trì hoãn), avoid (tránh), keep (vẫn còn, tiếp tục), practise (thực hành), miss (bỏ lỡ), spend (tiêu xài, trải qua), allow/permit (cho phép), advise (khuyên), recommend (đề nghị, khuyên bảo), give up (từ bỏ), suggest (đề nghị), deny (từ chối), consider (xem xét), quit (rời bỏ), dislike (không thích), can’t help (không thể không), risk (mạo hiểm), mention (đề cập), mind (phiền), 
* LƯU Ý: Sau giới từ (in, on, at, about, for, from, ) ta dùng V-ing.
2. Passive infinitive (to be + V3/ed)
Dùng với nghĩa bị động, sau các động từ trong mục 1.4, trang 2. Khi làm bài, cần lưu ý nghĩa của câu là chủ động (V + to V) hay bị động (V + to be + V3/ed).
Ex: They want to be invited to the party. (Họ muốn được mời dự tiệc.)
SAI: They want to invite to the party. (Họ muốn mời đến dự tiệc.)
Câu này SAI vì người đọc không rõ họ muốn mời ai. Trong câu trên, họ được mời (= ai đó mời họ), nghĩa đã rõ ràng.
3. Passive gerund (being + V3/ed)
Dùng với nghĩa bị động, sau các động từ trong mục 1.2, trang 6. Khi làm bài, cần lưu ý nghĩa của câu là chủ động (V + V-ing) hay bị động (V+being+ V3/ed).
Ex: I disliked being taken to the zoo when I was a child.
(Khi còn nhỏ, tôi không thích được dẫn đi vườn bách thú.)
SAI: I disliked taking to the zoo when I was a child.
(Khi còn nhỏ, tôi không thích dẫn đi vườn bách thú.)
Câu này SAI vì người đọc không rõ tôi không thích dẫn ai. Trong câu trên, tôi được dẫn (= ai đó dẫn tôi), nghĩa đã rõ ràng.
* LƯU Ý: Sau giới từ (in, on, at, about, for, from, ), vẫn dùng “being”.
UNIT 4: VOLUNTEER WORK
☺ VOCABULARY
(the) aged (n) người già	assistance (n) sự giúp đỡ	be fired (v) bị ... ung ra thành từng mảnh bất cứ lúc nào). Cuộc hội thoại cứ thế tiến triển. Bạn nói một cách dễ dàng và thích thú với điều đó. Một giây trước khi chạm đất, người ngồi cạnh bạn nhận xét: "You speak just like an American. Your pronunciation, your grammar - it's amazing!" (Bạn nói y như một người Mỹ vậy. Cách phát âm của bạn, ngữ pháp của bạn - thật đáng kinh ngạc!). Bạn bước xuống máy bay, mỉm cười. Một ngày thật tuyệt! Như mọi ngày, bạn đang ngồi trên xe buýt tới trường hay chỗ làm việc. Bạn quyết định dành thời gian đọc vài trang sách. Bạn lấy một quyển sách bằng tiếng Anh ra. Khi bạn bắt đầu đọc, người ngồi bên cạnh nhìn vào bìa quyển sách và chú ý đến cái tựa đề tiếng Anh. Người ấy nhìn bạn thật lâu đầy ngưỡng mộ và ghen tị. Một lát sau, một số người khác trên xe buýt cũng bắt đầu nhìn bạn chằm chặp. Họ cũng muốn có thể đọc một quyển sách tiếng Anh nhưng họ lại không thể. Bạn cảm thấy thật hài lòng. Bạn sẽ vui vẻ vì bạn đã dành thời gian để học tiếng Anh. Bạn đang ở một sân bay quốc tế. Bạn rảo bước nhanh, trông rất tự tin. Bạn hiểu hết các tấm biển xung quanh và cả những thông báo trên loa. Bạn biết nếu có bất cứ vấn đề gì bạn có thể nói chuyện dễ dàng với nhân viên ở sân bay bằng ngôn ngữ riêng của họ. Bạn đi về phía cổng, thầm nghĩ sẽ khó khăn biết nhường nào nếu bạn không biết tiếng Anh. Bạn đang tận hưởng những giây phút tuyệt diệu bên bạn gái của mình. Các bạn ngồi thật gần nhau, tay bạn vòng qua lưng nàng. Trên đài đang du dương một bài hát tiếng Anh thật hay. Bạn có thể hiểu từng từ trong lời bài hát. Bạn gái của bạn chợt hỏi: “Bài hát nói về cái gì thế anh?” Bạn trả lời: “Về tình yêu đó em”. Và nàng sẽ thốt lên: “Anh giỏi thế! Ước gì em cũng hiểu hết tiếng Anh giống như anh”. Bạn cảm thấy mình được yêu và được ngưỡng mộ. Chúc bạn luôn tìm được nguồn vui và cảm giác thích thú với môn tiếng Anh!
Bài 2: 15 lời khuyên học tiếng Anh hiệu quả
Bạn muốn nâng cấp kĩ năng sử dụng tiếng Anh của mình? Để làm được điều này, bạn cần có phương pháp cụ thể và hiệu quả. Hãy tham khảo những lời khuyên sau.
(1) Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
(2) Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
(3) Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
(4) Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
(5) Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
(6) Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh.
(7) Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
(8) Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
 (9) Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách can cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
(10) So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
(11) Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
(12) Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
(13) Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
(14) Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.
(15) Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết
ngay kết quả học tập của mình.
Bài 3: CẢI THIỆN TỐC ĐỘ ĐỌC
1. Một số thói quen xấu nên khắc phục khi đọc
- Lips moving (Môi chuyển động)
- Fingers pointing (Tay chỉ từ)
- Head moving (Đầu chuyển động)
- Reading one word at a time (Đọc từng từ một)
2. Cách đọc nhanh
Người đọc nhanh biết rằng bí quyết thật sự của việc đọc nhanh là mỗi lần đọc lướt có thể nắm được toàn bộ các nhóm từ. Ngay sau khi bạn biết cách đọc được ý thay vì từng từ hay nhóm từ là bạn đã đọc nhanh hơn rồi đó. Bạn cũng cần từng bước tăng tốc độ đọc. Có lẽ bạn có thói quen đọc chậm. Nếu thế, bạn phải nỗ lực đẩy mạnh việc thực tập của mình. Bạn đi nhanh hơn khi muốn đi một khoảng cách dài trong một thời gian ngắn. Khi đọc bạn cũng cần làm điều tương tự như thế. Hai điều quan trọng nhất cần phải ghi nhớ khi học cách đọc nhanh là (1) đọc theo ý tưởng và (2) cố lướt mắt theo dòng chữ càng nhanh càng tốt. 
Bài 4: Làm giàu vốn từ vựng khi học tiếng Anh
Hãy tưởng tượng việc học một ngôn ngữ mới giống như bạn xây một ngôi nhà trên một mảnh đất trống. Chắc chắn bạn sẽ phải thiết kế nội thất, mua sắm đồ đạc hay trang trí nhà cửa. Nhưng trước khi làm những việc này bạn phải hoàn thành việc xây dựng phần thô của công trình. Từ vựng của một ngôn ngữ vừa là nền móng vừa là những “viên gạch” giúp bạn xây dựng một “ngôi nhà” vững chãi. Mặc dù không nhất thiết phải có một số lượng gạch khổng lồ nhưng bạn càng có nhiều “gạch” thì “ngôi nhà” sẽ càng lớn và đương nhiên bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Các nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học đã chứng minh rằng chúng ta chỉ cần khoảng 100 từ thường gặp là có thể thực hiện tốt việc giao tiếp cơ bản bằng thứ tiếng đó. Nhưng khoảng 100 “viên gạch” như vậy chỉ đủ xây một căn hộ một phòng trong khi thực tế người ta lại muốn có một biệt thự hai tầng. Đó là lý do tại sao người học ngoại ngữ luôn tìm kiếm bí quyết làm giàu vốn từ vựng của bản thân. Người a chỉ có thể làm giàu khi trong tay có một lượng “vốn” nhất định. Và bí quyết “làm giàu” đặc biệt này cũng vậy. Nó chỉ dành cho những ai đã nắm tương đối vững “vốn từ vựng” cơ bản. Nếu bạn học ngoại ngữ theo một cuốn giáo trình nào đó, thì vốn từ cơ bản của bạn sẽ có phần bị hạn chế do
những cuốn giáo trình ngoại ngữ thường chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định trong cuộc sống. Khi đó, việc áp dụng bí quyết này thành công không phải là chuyện đơn giản. Đọc và nghe(1) thông tin bằng tiếng Anh là hai cách cực kỳ hiệu quả trong việc làm phong phú vốn từ vựng. Bất cứ khi nào có cơ hội nghe ai đó nói tiếng Anh hay xử lý văn bản bằng thứ tiếng này, hãy cố gắng hết sức mình để hiểu rõ những thông tin mà bạn nhận được. Tập trung chú ý vào những từ mà bạn không biết. Hãy thử đoán ý nghĩa của chúng qua ngữ cảnh xuất hiện. Nếu không thể đoán ra, hãy luôn mang theo một cuốn từ điển nhỏ để tra nghĩa của chúng. Đặc biệt là khi bạn đọc chứ không phải nghe thông tin, hãy chú ý tới cách phát âm của những từ mới (Một cuốn từ điển tốt luôn cung cấp cho bạn cả nghĩa và phiên âm của một từ). Một cách hiệu quả không kém để nâng cao vốn từ vựng là tham gia vào những hoạt động giao tiếp (2) hai chiều bằng tiếng Anh. Những trò chơi tiếng Anh hay những trò chơi điện tử bằng thứ tiếng này là một cách rất thú vị để mở rộng vốn từ. Khi chơi điện tử, hãy cố gắng liên hệ những gì đang xảy ra trên màn hình với những điều mà bạn nghe hay đọc được trong trường hợp bạn bất ngờ gặp từ mới. Cách thứ tư để sở hữu một vốn từ vựng phong phú là thực hiện chương trình mà các khoá học ngoại ngữ vẫn gọi là mỗi ngày một từ mới(3). Tự tạo cho mình thói quen tra một từ mới mỗi ngày và cố gắng ghi nhớ nó. Đương nhiên bạn không nên tra một từ tiếng Anh nào đó hiếm khi gặp hay không có tác dụng thực tế gì với công việc của bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào những từ thường dùng mà bạn chưa biết, đặc biệt là những từ mà bạn có cơ hội gặp hàng ngày khi tiếp xúc với mọi người. Nếu biết kết hợp những phương pháp học từ vựng này với nhau, vốn từ vựng giao tiếp của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể, đều đặn mà lại không hề gây ra tình trạng quá tải cho bộ nhớ của bạn. Tình trạng này cũng giống như giọt nước làm tràn ly. Vốn từ của bạn chẳng những không giàu lên mà còn nghèo đi vì ngay cả những từ đã học cũng không còn trong bộ nhớ.
Bài 5: Nâng cao kỹ năng đọc hiểu
Khi bạn học bất kỳ thứ tiếng nào, việc học kỹ năng nghe, nói và viết là rất cần thiết. Nhưng kỹ năng đọc cũng không kém phần quan trọng. Khi bạn học kỹ năng này bạn sẽ học được rất nhiều điều bổ ích bên cạnh cách đọc thế nào cho đúng.
1. Trước tiên bạn sẽ làm cho vốn từ vựng của bạn trở nên phong phú và sinh động với những ví dụ cụ thể từ bài đọc. Chắc chắn bạn sẽ gặp không ít từ mới khi đọc một bài khoá bằng tiếng Anh. Nếu có quá nhiều từ mới thì bài đó ở một trình độ quá cao so với khả năng của bạn và bạn nên tìm cái gì đó đơn giản hơn. Nhưng nếu tối đa chỉ có 5 từ mới trong một trang, bạn sẽ học những từ mới này một cách dễ dàng. Có thể bạn không cần dùng đến từ điển vì bạn có thể đoán nghĩa của chúng từ ngữ cảnh của toàn bài và từ ý nghĩa của những từ mà bạn đã biết. Làm vậy bạn sẽ không chỉ học được từ mới mà còn học được cách sử dụng chúng trong những văn cảnh cụ thể.
2. Bài đọc là nguồn cung cấp dồi dào tư liệu cho môn viết. Khi bạn đọc một bài viết bằng tiếng Anh, chính nó đã là một ví dụ thực tế minh hoạ cho những bài luận tiếng Anh. Những bài viết như thế cung cấp cho bạn những cấu trúc cũng như cách diễn đạt mà bạn có thể dùng trong bài viết của mình.
3. Đọc những bài viết của người bản xứ là một cơ hội tuyệt vời để học ngữ pháp. Văn viết có những yêu cầu nghiêm ngặt về độ chính xác của những cấu trúc ngữ pháp. Đây là điểm khác biệt giữa văn nói và văn viết. Vì thế khi đọc những bài viết bằng tiếng Anh bạn có thể học ngữ pháp một cách tự nhiên mà lại hết sức chuẩn xác.
4. Bạn có thể làm việc nhanh hay chậm tuỳ ý. Bạn có thể đọc 10 trang trong vòng 30 phút hay dành hẳn 1 tiếng chỉ để đọc 1 trang. Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn của bạn. Nhưng bạn không thể làm vậy khi nghe hay nói bằng tiếng Anh. Lợi thế lớn nhất của đọc so với các hoạt động khác là bạn hoàn toàn chủ động về mặt thời gian.
5. Bạn có thể lựa chọn thứ mà mình sẽ đọc. Nếu bạn chọn thứ gì đó mà bạn thích để đọc thì việc học kỹ năng này sẽ trở nên thú vị và hữu ích. Ví dụ, nếu bạn thích bóng đá, sao không thử đọc về những bài viết về môn thể thao này bằng tiếng Anh. Bạn sẽ vừa có những thông tin thú vị, cập nhật về môn thể thao yêu thích vừa củng cố kỹ năng đọc bằng tiếng Anh của mình. Nhưng làm thế nào để tận dụng được những lợi thế này của môn đọc?
Những lời khuyên dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
1) Cố gắng đọc những bài viết phù hợp với trình độ. Hãy đọc những gì mà bạn có thể hiểu được ít nhiều. Nếu cứ 3 từ bạn lại phải dừng để tra từ mới một lần thì bài đọc đó chẳng còn gì thú vị và bạn sẽ nhanh chóng mất hết hứng thú để tiếp tục.
2) Ghi chú bên cạnh những từ mới mà bạn gặp trong bài đọc. Nếu có khoảng 4 đến 5 từ mới trong một trang, hãy viết chúng vào trong sổ từ mới của bạn. Nhưng bạn không cần phải làm ngay việc này khi đang dọc dở. Thay vì làm vậy, hãy cố gắng đoán nghĩa của chúng khi bạn đọc, đánh dấu và xem lại khi bạn đã đọc xong để tra từ trong từ điển và ghi lại vào vở từ vựng.
3) Cố gắng đọc một cách thường xuyên. Chẳng hạn, bạn có thể đọc một đoạn ngắn mỗi ngày. 15 phút mỗi ngày sẽ hiệu quả hơn là 2 tiếng một ngày chủ nhật. Dành hẳn một khoảng thời gian nhất định trong ngày để đọc và cố gắng duy trì đều đặn. Ví dụ, bạn có thể dành 15 phút trước khi đi ngủ, khi ngủ dậy hay khi ăn trưa để đọc.
4) Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho việc đọc: thứ gì đó để đọc, bút nhớ dòng để đánh dấu, từ điển, sổ từ vựng và bút để ghi lại từ mới.
5) Đọc những gì mà bạn yêu thích hay quan tâm. Hãy chọn một cuốn tạp chí hay một quyển sách nói về chủ đề mà bạn cảm thấy hứng thú.
_ ☺ _
Chúc các em thành công!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTu vungngu phap ca nam English11Chuan.doc