Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân:

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

Quê quán: làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

1945: Nguyễn Tuân đến với Cách mạng và dùng ngòi bút của mình phục vụ cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

 

ppt 13 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2152Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 41, 42: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữ người tử tù(Nguyễn Tuân)Tiết 41 + 42I. Tìm hiểu chung:Vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân:Sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.Quê quán: làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.1945: Nguyễn Tuân đến với Cách mạng và dùng ngòi bút của mình phục vụ cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân?Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, một cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, sở trường về thể loại tùy bút.NHÀ VĂNNGUYỄN TUÂN(1910 – 1987) 2. Tác phẩm “Chữ người tử tù”:a. Xuất xứ: 	+ Trích trong “Vang bóng một thời” (ban đầu 	có tên là “Dòng chữ cuối cùng” )b. Đề tài:	+ Viết về cái đẹp“Vang bóng một thời” xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” nay chỉ còn “vang bóng” Trình bày những nét cơ bản nhất về tác phẩm (xuất xứ, đề tài, bố cục)? 2. Tác phẩm “Chữ người tử tù”:c. Bố cục:	+ Phần 1: Từ đầu.......rồi sẽ liệu: Cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại về tử tù Huấn Cao và tâm trạng của viên quản ngục.	+ Phần 2: Tiếp..... trong thiên hạ: Cuộc nhận tù; cách cư xử đặc biệt của quản ngục với ông Huấn trong nửa tháng ở nhà lao	+ Phần 3: Còn lại: cảnh cho chữNGHỆ THUẬT THƯ PHÁPII. Đọc – hiểu văn bản:Tình huống truyện:	Cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người 	khác thường:	Hãy nêu tình huống truyện của tác phẩm?Viên quản ngục> Đây chính là phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích và coi là: “ một tấm lòng trong thiên hạ”; “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Viên quản ngục có những phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích? (đặt trong mối tương quan với hoàn cảnh sống, công việc của nhân vật này)Suy niệm của nhà văn về con người và cái đẹp: + Trong mỗi con người bao giờ cũng có những cái chưa tốt - phần “ác quỷ” và phần thiên lương – “thiên thần”. + Có khi, cái đẹp tồn tại trong môi trường của cái ác - cái xấu nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, mà trái lai nó lại càng mạnh mẽ và bề bỉ.Qua nhân vật viên quản ngục, Nguyễn Tuân muốn thể hiện những suy niệm gì về con người và cái đẹp?

Tài liệu đính kèm:

  • pptChu nguoi tu tu.ppt
  • doctử tù.doc