Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nỏi của Tuân Tử: "người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy"

Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nỏi của Tuân Tử: "người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy"

Đề bài: Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nỏi của Tuân Tử: "người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy".

I/ Mở bài:

- Nêu sở thích chung của mọi người là đều mong muốn được khen

- Lật lại vấn đề: có phải lúc nào khen cũng đúng, chê cũng đúng?

- Trích dẫn câu nói và nêu ngắn gọn nội dung của câu nói.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nỏi của Tuân Tử: "người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2: ĐỀ 2 – lớp 11 nâng cao
Tuân Tử nói: "Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy" 
Đề bài: Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nỏi của Tuân Tử: "người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy".
I/ Mở bài:
- Nêu sở thích chung của mọi người là đều mong muốn được khen
- Lật lại vấn đề: có phải lúc nào khen cũng đúng, chê cũng đúng?
- Trích dẫn câu nói và nêu ngắn gọn nội dung của câu nói..
II/ Thân bài:
* Giải thích khái niệm
- Khen là gì? Chê là gì? Ai là thầy? ai là bạn? ai là kẻ thù?
=> ý nghĩa chung: câu nói đánh giá về sự khen chê ở đời, khẳng định thế nào là thầy, là bạn, là kẻ thù thông qua việc khen chê.
* Phân tích và chứng minh
- Từ khái niệm "chê", Tuân tử mở rộng thành " chê phải"-> "chê phải" là jì: là phê bình 1 cách khái quát, trung thực đúng lúc, đúng chỗ. " Người chê... thầy của ta" vì người "chê phải" là người nhận thấy cái sai, cái dở của ta, để nhận thấy những điều ấy phải là người có trình độ hiểu biết hơn ta... -> người giúp ta tiến bộ chính là thầy ta.
-> nêu dẫn chứng.
[ tương tự cách làm ở vế trên, bạn cũng phân tích các vế còn lại của câu nói]
* Bình luận:
- Bàn về thái độ của người khen, chê: Khen chê phải luôn đúng mực 
+ Không nên khen quá -> trở thành lời nịnh bợ -> người dc khen tự đắc, tự mãn, sống ảo tưởng
+ Không nên chê quá -> nhục mạ người khác -> người bị chê cảm thấy sốc, hoặc tự ti, mặc cảm ...
- Với người dc chê, bị khen
+ Bình tĩnh cân nhắc về lời khen, chê,nhận ra bản chất của việc khen chê
+ Điều chỉnh cần thiết về thái độ, hành vi sau khi dc khen chê
* Liên hệ với bản thân
III/Kết bài:
Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói -> rút ra bài học cho mọi người
======================
Bài làm tham khảo
Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác với những triết lí nhân sinh trở thành chân lý cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ.
Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với phát triển sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “ Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhưng để nhận biết sự “thật” – “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đời đầy phức tạp đó.
Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta”, ai là “kẻ thù” của ta vậy! 
Lời dạy của Tuân tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”- tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết - hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập.
Người “khen ta mà khen phải”- nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùiĐó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu. 
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra “ bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguỵ biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phảiThật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vongLời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn ta” khen ta thật lòng; đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta.
Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc kính “chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm traHành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.
Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành; dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết “chia ngọt sẻ bùi"” với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng chia sẻ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE BAI VIET SO 2 DE 2 LOP 11 NC.doc