Giáo án Sinh học 11 - Bài 18: Tuần hoàn máu

Giáo án Sinh học 11 - Bài 18: Tuần hoàn máu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

- Mô tả được cấu tạo chung của hệ tuần hoàn và nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.

- Phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật

- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn.

2. Kỹ năng: Quan Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Yêu khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường sống cho con người và động vật.

4. Năng lự: phát triển năng lực tự học, thu nhận, xử lí thông tin và giao tiếp giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 18.1, 18.2, 18.3, SGK.

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.:

1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1 phút)

2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)

 - Nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí?

- Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?

3. Bài mới: (35 phút)

 

doc 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 27720Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 18: Tuần hoàn máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10- Tiết 20
Ngày soạn: 24/10/2014
Ngày bắt đầu giảng : 31/10/2014 
Bài 18. TUẦN HOÀN MÁU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- Mô tả được cấu tạo chung của hệ tuần hoàn và nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
- Phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn.
2. Kỹ năng: Quan Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Yêu khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường sống cho con người và động vật.
4. Năng lự: phát triển năng lực tự học, thu nhận, xử lí thông tin và giao tiếp giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 18.1, 18.2, 18.3, SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.:
1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)
	- Nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? 
- Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?
3. Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cấu tạo chung và chức năng của hệ tuần hoàn.
GV, yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK trang 76 và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi sau !
? Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo từ những bộ phận nào và chức năng của các bộ phận đó ?
? Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn là gì ?
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
1. Cấu tạo chung.
- Hệ tuần hoàn gồm :
 + Dịch tuần hoàn, gồm máu và dịch mô.
 + Tim, là máy bơm hút và đẩy máu trong hệ mạch.
 + Hệ mạch, gồm hệ thống động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Chức năng của hệ tuần hoàn.
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Hoạt động 2 : phân biệt các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
GV yêu cầu HS tìm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau :
? Tại sao các động vật đơn bào và các động vật đa bào nhỏ lại không cần có hệ tuần hoàn ? Còn các động vật đa bào có kích thước lớn bắt buộc phải có hệ tuần hoàn ?
? Hệ tuần hoàn của động vật được chia làm mấy dạng ? đó là những dạng nào ?
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
- Động vật đơn bào và động vật đa bào có kích thước nhỏ, -> có tỉ lệ S/V lớn nên trao đổi chất trực tiếp qua bề mặt cơ thể -> không cần hệ tuần hoàn
- Động vật đa bào có kích thước lớn -> trao đổi gián tiếp với môi trường thông qua máu và dịch mô nên cần có hệ tuần hoàn 
- Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật sơ đồ SGK
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 18.1 và 18.2 kết hợp với thông tin trong SGK để hoàn thành PHT số 1. Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
1. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
(Tờ nguồn PHT số 1 – phần phụ lục)
? hệ tuần hoàn kín ở động vật có xương sống được chia làm mấy dạng, đó là những dạng nào?
? Gv yêu cầu Hs quan sát hình 18.3 SGK và thực hiện các lệnh trong SGK trang 79.
(Ưu điểm : máu từ cơ quan TĐK được đưa về tim, và được tim đẩy đi do vậy áp lực máu được đẩy đi là lớn, tốc độ máu nhanh và máu sẽ đi được xa hơn, tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời cũng thải nhanh chất cạn bã ra ngoài)
2. Hệ tuần hoàn kín ở động vật có xương sống
a) Vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn đơn : Tim bơm máu giàu CO2 → ĐM mang → mao mạch mang (TĐK → giàu O2 ) → ĐM lưng → (TĐC + TĐK) → Tĩnh mạch → Tim
- Hệ tuần hoàn kép :
+ Vòng tuần hoàn nhỏ : Tim bơm máu giàu CO2 → ĐM phổi→ mao mạch phổi (TĐK → giàu O2 ) → tĩnh mạch phổi → Tim
+ Vòng tuần hoàn lớn : Máu giàu O2 từ tim → động mạch → mao mạch (TĐC + TĐK) → Tĩnh mạch → Tim 
b) Đặc điểm tuần hoàn ở các nhóm động vật có xương.
- Cá : cấu tạo tim 2 ngăn, và có 1 vòng tuần hoàn
- Lưỡng cư : cấu tạo tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn. 
- Bò sát : Cấu tạo tim 3 ngăn + một vách ngăn hụt, có 2 vòng tuần hoàn
- Chim và thú : cấu tạo tim 4 ngăn và có 2 vòng tuần hoàn.
 4. Cũng cố: (3 phút)
 + Qua kiến thức đã học hãy rút ra chiều hướng tiến hóa trong cấu tạo chức năng của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật ?
Từ chưa có hệ tuần hoàn → có hệ tuần hoàn.
Từ hệ tuần hoàn hở→ hệ tuần hoàn kín.
Từ hệ tuần hoàn đơn → hệ tuần hoàn kép.
Từ tim 2 ngăn máu chảy chậm → tim 3 ngăn máu pha → tim 4 ngăn, máu chảy nhanh , không pha → tăng hiệu suất tuần hoàn qua các nhóm động vật khác nhau.
5. Dặn dò: (1 phút)
	- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc trước bài 19
	- Ôn lại kiến thức ở THCS về cấu tạo hoạt động của Tim và hệ mạch.
6. Phụ lục
 PHT số 1 : Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
 Quan sát hình 18.1 và 18.2 và tìm thông tin trong SGK hoàn thành bảng sau !
Chỉ tiêu so sánh
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Đại diện
Đặc điểm
+ Hệ mạch ....
+ Hành trình của máu ....
+ Áp lực và tốc độ vận chuyển máu trong hệ mạch thấp
+........
+ Hệ mạch .....
+ Hành trình của máu ........
+ ...........
+ Máu được điều hòa và phân phối nhanh tới các cơ quan.
Tờ nguồn : 
Chỉ tiêu so sánh
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Đại diện
Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
Mực ống, bạch tuộc, giún đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
Đặc điểm
+ Hệ mạch hở (động mạch và tĩnh mạch không có mao mạch nối)
+ Hành trình của máu :  Máu từ tìm → động mạch → khoang máu → tiếp xúc và TĐC với tế bào → tĩnh mạch → Tim
+ Áp lực và tốc độ vận chuyển máu trong hệ mạch thấp
+ Máu được phân phối đều tới các cơ quan.
+ Hệ mạch kín (động mạch và tĩnh mạch có mao mạch nối)
+ Hành trình của máu : Máu từ tìm → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → Tim.
Máu TĐC với tế bào qua thành mao mạch.
+ Áp lực và tốc độ vận chuyển máu trong hệ mạch cao hoặc trung bình.
+ Máu được điều hòa và phân phối nhanh tới các cơ quan.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_18_Tuan_hoan_mau.doc