Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 72: Thao tác lập luận bác bỏ

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 72: Thao tác lập luận bác bỏ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.

 - Sử dụng các cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận.

II. DỰ KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC

 1. Những kỹ năng sống cơ bản:

 - Vận dụng và phân tích các cách lập luận bác bỏ.

 - Giao tiếp, trao đổi và trình bày vấn đề.

 - Phân biệt giữa đúng – sai, phù hợp – lệch lạc, khoa học – thiếu khoa học trong nhận định, đánh giá các quan điểm, ý kiến.

 - Kiên quyết và tự tin trong trình bày quan điểm cá nhân.

 2. Hình thức tổ chức và phương pháp:

 - Diễn giảng, vấn đáp

 - Thảo luận nhóm.

 - Nêu vấn đề

 

doc 5 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 7662Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 72: Thao tác lập luận bác bỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 (HKII)	Ngày soạn: 19/02/2017
Tiết: 82	Ngày dạy: 24/02/2017
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
 - Sử dụng các cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận.
II. DỰ KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC
 1. Những kỹ năng sống cơ bản:
 - Vận dụng và phân tích các cách lập luận bác bỏ.
 - Giao tiếp, trao đổi và trình bày vấn đề.
 - Phân biệt giữa đúng – sai, phù hợp – lệch lạc, khoa học – thiếu khoa học trong nhận định, đánh giá các quan điểm, ý kiến.
 - Kiên quyết và tự tin trong trình bày quan điểm cá nhân.
 2. Hình thức tổ chức và phương pháp: 
 - Diễn giảng, vấn đáp
 - Thảo luận nhóm.
 - Nêu vấn đề
 3. Phương tiện và yếu tố bổ trợ:
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, phương tiện trực quan (trình chiếu powerpoint), tài liệu tham khảo, thảo luận nhóm..
- Học sinh: Sách giáo khoa, soạn bài, tài liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Giới thiệu bài mới: Bác bỏ là một thao tác quan trọng giúp bài văn nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục. Thao tác này không chỉ hữu ích cho việc viết bài văn nghị luận mà còn cần thiết trong cuộc sống. Bài học này sẽ giúp các em nắm được, mục đích, yêu cầu và cách bác bỏ một ý kiến sai lầm.
4. Tiến trình bài mới:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
10 phút
Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh xem ví dụ về bác bỏ và thao tác lập luận bác bỏ.
? Em hiểu như thế nào là “bác bỏ”?
- Giáo viên cho ví dụ minh họa
- Giáo viên gọi 1 học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, giảng giải, chốt lại.
 ?Từ ví dụ trên, em hãy cho biết em hiểu thế nào là lập luận bác bỏ?
- Gọi học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý.
 Hoạt động 2:
? Mục đích của em khi thực hiện bác bỏ một quan điểm, ý kiến nào đó là hướng đến điều gì?
- Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, giảng giải, chốt ý.
 ? Để bác bỏ thành công chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào trong quá trình lập luận bác bỏ?
- Giáo viên gọi học sinh trả lời
- GV nhận xét, giảng giải, góp ý.
- Học sinh trả lời câu hỏi .
- Học sinh lắng nghe, ghi nhận.
- Học sinh suy nghĩ, phân tích quan niệm đó
- Học sinh trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của bản thân
- Học sinh lắng nghe, ghi nhận.
- Học sinh trả lời câu hỏi của hoạt động 2. 
- Học sinh lắng nghe, ghi chép lại.
- Học sinh trả lời câu hỏi của hoạt động 2.
- HS lắng nghe, ghi nhận.
I. Khái niệm, mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
1. Khái niệm:
- Bác bỏ: gạt đi, bác đi, không chấp nhận.
- Lập luận bác bỏ là dùng lý lẽ, dẫn chứng đúng đắn, mang tính khoa học để chỉ rõ những sai lầm lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. Nói một cách ngắn gọn, lập luận bác bỏ là dùng thao tác bác bỏ trong bài văn nghị luận.
2. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:
a) Mục đích:
Trao đổi lại, tranh luận lại để chỉ ra những luận điểm, luận cứ và ý kiến sai nhằm khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề.
b) Yêu cầu:
- Nắm chắc những sai lầm, lệch lạc trong quan điểm, ý kiến của người khác.
- Đưa ra những dẫn chứng, lý lẽ thuyết phục, mang tính khoa học.
- Kiên định khi bác bỏ với thái độ thẳng thắn, khách quan.
15 phút
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm 4-5 HS/nhóm (5 phút).
* Đọc các đoạn trích SGK/tr 24-25, trả lời các câu hỏi sau:
- Tác giả đã bác bỏ điều gì? Đó là luận điểm, luận cứ hay lập luận?
- Phân tích cách thức bác bỏ mà tác giả sử dụng (lí lẽ, dẫn chứng như thế nào?).
- Gọi đại diện nhóm 1 làm ngữ liệu 1a.
- Gọi nhóm 2 nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên giảng giải, nhận xét, chốt ý.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 3 trả lời câu hỏi ngữ liệu 1b.
- Giáo viên gọi nhóm 4 nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên giảng giải, nhận xét, chốt ý.
- Giáo viên gọi đại diện nhóm 5 trả lời câu hỏi ngữ liệu 1c.
- GV gọi nhóm 6 nhận xét, bổ sung.
- GV giảng giải, nhận xét, chốt ý.
[?] Hoạt động 4:
 Từ những bài tập trên em hãy rút ra cách thức để chúng ta thực hiện thao tác bác bỏ.
- GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt ý.
Học sinh nhanh chóng ổn định nhóm và thảo luận.
- Nhóm 1, 2 thảo luận ngữ liệu 1a; 
 - Nhóm 3, 4 thảo luận ngữ liệu 1b; nhóm 5, 6 thảo luận ngữ liệu 1c. 
- Học sinh đại diện nhóm 1 trình bày về ngữ liệu 1a.
- 1 học sinh nhóm 2 nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhận.
- 1 học sinh đại diện nhóm 3 trình bày về ngữ liệu 1b.
- 1 học sinh đại diện nhóm 4 nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhận.
- 1 học sinh đại diện nhóm 5 trình bày ngữ liệu 1c.
- Nhóm 6 nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhận.
HS suy nghĩ, khái quát kiến thức.
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, ghi lại.
II. Cách bác bỏ
 1. Phân tích ngữ liệu:
 a) 
* Bác bỏ luận điểm: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.
* Cách thức bác bỏ:
 - Chỉ ra sai lầm: Căn cứ vào thơ của Nguyễn Du mà cho rằng ông mắc bệnh thần kinh.
 - So sánh với những thi sĩ khác: Pa-xcan, những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch.
 - Dùng nhiều kiểu câu:
 + Câu khẳng định: “Không thế đâu”; “Nếu không có bằng chứng gì khác ta cho là tưởng tượng của nghệ sĩ”.
 + Câu hỏi tu từ: “Tác giả căn cứ vào đâu, hay vào những di bút của thi sĩ?”
- Đưa ra đối sánh: kẻ tạo ra tuyệt tác “Truyện Kiều” không thể nào là con bệnh thần kinh.
b)
* Bác bỏ luận cứ: “Nhiều đồng bàotiếng nước mình nghèo nàn”
* Cách bác bỏ:
 - Trực tiếp bác bỏ: “Lời trách cứ này khồn có cơ sở nào cả”
 - Sử dụng câu hỏi tu từ nói lên nguyên nhân: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?”; “Vì sao tác phẩm tương tự?”; “Phải quy lỗihay sự bất tài của con người?”.
c)
* Bác bỏ lập luận: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”
* Cách bác bỏ:
 - Trả lời trực tiếp: “Xin đáp lại”
 - Nêu lên tác hại ghê gớm của việc hút thuốc: “Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, cũng bị ung thư”
 => Cách bác bỏ: Chúng ta có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ, lập luận bằng cách:
 - Nêu nguyên nhân, tác hại.
 - Phân tích những khía cạnh sai lệch.
 - Diễn đạt cần rành mạch, uyển chuyển; thái độ thẳng thắng, trung thực, khách quan.
10 phút
 Hoạt động 5: (3 phút). 
Hoạt động nhóm đôi. Đọc bài tập 1a và 1b SGK/tr.26-27 trả lời các câu hỏi tr.27.
- Gọi đại diện nhóm 1 trả lời câu hỏi SGK/tr.27 bài tập 1a.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên góp ý, chốt lại.
- Gọi nhóm 2 trả lời câu hỏi bài tập 1b.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý.
- Gọi đại diện nhóm 3 rút ra bài học về cách bác bỏ qua hai đoạn trích.
- Gọi nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
2 học sinh ngồi cùng bàn thảo luận với nhau trong vòng 3 phút.
- Đại diện nhóm 1 trả lời câu hỏi SGK/tr.27 bài tập 1a.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Đại diện nhóm 2 trả lời câu hỏi SGK/tr.27 bài tập 1b.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi chép.
- Đại diện nhóm 3 rút ra bài học về cách bác bỏ qua hai đoạn trích.
- Đại diện nhóm khác bổ sung.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhận
III. Luyện tập.
 * Bài tập 1.
 a) SGK/tr 26.
- Bác bỏ quan điểm: “Cứng quá thì gãy”.
- Cách bác bỏ: 
 + Dùng câu hỏi tu từ thể hiện thái độ phản đối.
 + Lấy ví dụ minh chứng: Ngô Tử Văn.
- Giọng văn: khúc chiết, cứng cỏi, dứt khoát.
b) SGK/tr.27.
- Bác bỏ quan niệm: những quan niệm phiến diện về thơ.
- Cách bác bỏ: Đưa ra dẫn chứng cho thấy những quan niệm về thơ mà tác giả nêu lên là chưa thích đáng và kết luận “Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viễn vông bên ngoài cuộc sống thực của con người”.
- Giọng văn: Nhẹ nhàng, sâu lắng.
=> Bài học rút ra: Có nhiều cách bác bỏ và giọng văn có thể khác nhau tùy vào trường hợp, vấn đề bác bỏ.
4. Củng cố kiến thức: (2 phút) Cách bác bỏ.
5. Bài tập về nhà: (1 phút) 
- Làm bài tập 2 SGK/tr.27.
- Chuẩn bị bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
 Giáo viên hướng dẫn 	 Ngày 19 tháng 02 năm 2017 
 Ngày duyệt:.................... 	 	 Người soạn	 
 Trần Thị Yến Trang	 Huỳnh Thanh Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_21_Thao_tac_lap_luan_bac_bo.doc