Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc văn: Người trong bao

Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc văn: Người trong bao

Tiết 94 - 95. Đọc văn: ng­êi trong bao

 (A.P.SêKhôp)

A. Mục tiêu bài học:

- Về kiến thức:

+ Hiểu được thái độ phê phán sâu sắc của tác giả với lối sống thu mình vào bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX.

+ Thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, xây dựng biểu tượng nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.

- Về kỹ năng:

+ Biết cách tìm hiểu một truyện ngắn.

- Về thái độ:

+ Rèn luyện lối sống lành mạnh, trong sáng, biết phấn đấu và vươn lên, không vị kỷ thu mình vào bao.

B. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2.

- Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn 11.

- Sách giáo viên.

- Tranh ảnh SêKhôp, Bê-Li-Côp.

C. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.

- Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề.

- Phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Đọc văn: Người trong bao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 94 - 95. Đọc văn: ng­êi trong bao
 (A.P.SêKhôp)
A. Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được thái độ phê phán sâu sắc của tác giả với lối sống thu mình vào bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX.
+ Thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, xây dựng biểu tượng nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
- Về kỹ năng:
+ Biết cách tìm hiểu một truyện ngắn.
- Về thái độ:
+ Rèn luyện lối sống lành mạnh, trong sáng, biết phấn đấu và vươn lên, không vị kỷ thu mình vào bao.
B. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2.
- Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn 11.
- Sách giáo viên.
- Tranh ảnh SêKhôp, Bê-Li-Côp.
C. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề.
- Phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Tôi yêu em” - PuSkin.
+ Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Bài mới: Nhắc đến nước Nga người ta không chỉ nhớ tới những rừng bạch dương ngút ngàn sắc nắng hay những đêm trắng mùa đông Matxcơva và hơn như thế người ta còn nhớ tới một nền văn học đồ sộ với nhiều tên tuổi vĩ đại. Thế kỷ XIX đánh dấu sự thành công rực rỡ của nền văn học hiện thực Nga. Nếu như PuSkin được coi là người mở đường tinh anh và tài hoa, là khởi đầu của mọi khởi đầu thì SêKhôp là đại biểu ưu tú cuối cùng khép lại chặng đường vinh quang của chủ nghĩa hiện thực Nga. Người ta nhớ đến SêKhôp bằng những truyện ngắn hiện thực sâu sắc phản ánh hiện thực xã hội Nga cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu là truyện ngắn “Người trong bao”. Để hiểu về phong cách nghệ thuật SêKhôp cũng như đặc trưng của thể loại truyện ngắn chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm “Người tronh bao”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Chiếu ảnh Sê Khôp.( Bảng 1 – 2 )
- Và nội dung cần hoàn thành
* Giáo viên: Căn cứ vào tiểu dẫn hãy hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:
a. Thông tin về cuộc đời.
- Tên đầy đủ .
- Năm sinh năm mất
- Cùng với việc viết văn nhà văn còn làm những công việc 
- Những giải thưởng và danh dự mà SêKhôp đã đạt được...
b. Thông tin về sự nghiệp.
- Số lượng tác phẩm:
- Tên các tác phẩm tiêu biểu:.
- Đặc điểm chung trong các tác phẩm của ông:
- Vị trí của SêKhôp trong nền văn học Nga: .
GV. Chiếu một số hình ảnh về tác giả .( Bảng 3 đến 6 )
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
a. Cuộc đời.
- An-tôn-páp-lô-vích-SêKhôp (1860-1904).
- Là nhà văn Nga vĩ đại.
- Bác sỹ, nhà văn.
b. Sự nghiệp
- Tác phẩm chính hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa.
- Tiêu biểu:
+ Anh béo anh gầy.
+ Phòng 6.
+ Hải âu.
+ Ba chị em.
+ Vườn anh đào.
=> Bậc thầy về truyện ngắn.
- Đặc điểm:
+ Cốt truyện giản dị, chú trọng các chi tiết nghệ thuật (Ông thường bắt đầu từ những mảnh nhỏ của cuộc sống đời thường tạo nên những chi tiết nghệ thuật có giá trị).
+ Nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch.
* Nêu hoàn cảnh ra đời và bối cảnh xã hội thời đại của truyện ngắn ?
Truyện ngắn ra đời có ý nghĩa như thế nào ?
2. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh ra đời.
- Truyện ngắn: “Người trong bao”.trong chùm truyện ngắn gồm 03 tác phẩm ( Khóm phúc bồn tử, một chuyện tình yêu, người trong bao )
+ Viết 1898 trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-av-ta, trên bán đảo Crum, biển Đen.
+ Bối cảnh xã hội Nga
- Bầu không khí chuyên chế, u ám, nặng nề của nước Nga cuối thế kỷ XIX.
- Hoàn cảnh xã hội đẻ ra những con người kỳ quái, điển hình.
b. Ý nghĩacủa truyện:
- Truyện có ý nghĩa phê phán không chỉ xã hội Nga đương thời mà còn có ý nghĩa cho mội thời đại.
HS và giáo viên đọc – kể ( Giọng chậm dãi, có chút mỉa mai, riễu cợt )
Bu – rơ – kin đã kể cho bác sĩ I – van nghe chuyện gì? Hãy tóm tắt ngắn gọn câu chuyện đó?
GV: Chiếu bảng tóm tắt sau khi học sinh tóm tắt đề củng cố. ( Bảng 7)
Thực ra có mấy câu chuyện được kể?
Ai là người kể cho chúng ta nghe câu chuyện này?
Ai là người kể về Bê-li-côp?
Điều này khiến cho câu chuyện độc đáo như thế nào?
Vậy, chủ đề tư tưởng tác phẩm sẽ được thể hiện qua nhân vật nào? Theo các em tác giả muốn thể hiện thái độ gì?
Giáo viên làm tiền đề dẫn sang phần 3.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc - Tóm tắt.
- Bê-li-côp con người có thói quen lập di, lối sống và tính cách khác người, hắn trở thành nỗi sợ hãi cho cả thành phố.
- Việc chị em cô giáo trẻ Va – ren – ca với tính tình hồn nhiên, phóng khoáng cũng không làm thay đổi được Bê-li-côp.
- Vì lên án việc chị em Va – ren – ca đi xe đạp Bê-li-côp bị Cô – va – ren – cô phản ứng đẩy xuống cầu thang, Va – ren – ca cười chế nhạo.
- Không chịu đựng được việc chế nhạo đó Bê-li-côp sợ hãi và tìm đến cái chết để đạt được mục đích cuộc đời.
- Cái chết của hắn đã làm cuộc sống nhẹ đi một thời gian ngắn nhưng sau đó lại trở lại như cũ.
2. Kết cấu độc đáo của tác phẩm:
- Có hai câu chuyện được kể:
+ Câu chuyện thứ nhất (câu chuyện lớn, tác giả kể - ngôi thứ ba )
+ Câu chuyện thứ hai (câu chuyện nhỏ, nhân vật kể - ngôi thứ nhất )
=> Truyện lồng trong truyện.
=> Nhân vật là người kể: câu chuyện chân thực, tự nhiên.
Ngoại hình Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Nhận xét về ngoài hình của hắn?
Bê-li-côp có những thói quen gì?
Nhận xét về thói quen của hắn?
Lối sống gắn với khát vọng của Bê-li-côp?
Nhận xét về lối sống của hắn?
(4 tổ, 3 phút. Viết vào giấy)
GV: Chiếu câu hỏi và đồng hồ. 
( Bảng8 )
Đặc trưng tính cách của Bê-li-côp? Lưu ý ( Câu nói cửa miệng của hắn, những việc hắn làm, những cái hán tôn sùng, những điều hắn sợ, những điều hắn thỏa mãn, những cái hắn lên án?)
Sau khi bốn tổ trình bày GV chiếu bảng và củng cố từng phần
( Bảng9)
Có thể khái quát con người Bê-li-cốp bằng những từ ngữ nào?
Kiểu tính cách đó có phải chỉ có ở Bê-li-côp hay nó khái quát tính cách cho một kiểu người nào?
Bê-li-côp là sản phẩm của xã hội nào? 
Hắn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống xã hội nơi hắn sống?
Hết tiết 1.
3. Hình tượng nhân vật Bê-li-côp.
a. Ngoại hình, thói quen lập dị, lối sống và tính cách khác người của Bê-li-côp.
* Ngoại hình.
- Đi giày cao su ngay cả khi đẹp trời
- Mặc áo bành tô
- Cầm ô, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, đội mũ
à Kì quái, lập dị
* Thói quen .
+ Luôn đi dày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông.
+ Hắn để tất cả trong bao: Vật dụng, khuôn mặt, ý nghĩ.
+ Đến nhà đồng nghiệp ngồi như phỗng khoảng một giờ sau thì cáo từ.
+ Ngủ trong cái buồng chật như cái hộp, chùm trăn kín mít.
=> Lập dị, kì quái
* Lối sống: 
- Thu mình trong một cái bao để bảo vệ hắn khỏi những va đập với bên ngoài.
- Luôn thoả mãn hài lòng với lối sống cổ hủ, kỳ quái, luôn tự tin ở cách sống đúng chuẩn mực của mình
 “Lúc nào tôi  đúng đắn”
=> Ích kỉ, dập khuôn, máy móc.
* Tính cách: 
- Nhút nhát, yếu đuối, luôn sợ hãi hiện thực coi sùng quá khứ:
+ “Lúc nào cũng ngợi ca quá khứ, ngợi ca những gì không bao giờ có thật”
+ Say mê tiếng Hy Lạp .
- Bảo thủ giáo điều máy móc: tuyệt đối tuân thủ những văn bản pháp luật, chỉ thị, công văn.
+“Đối với hắn . mới là những cái rõ ràng”
+ Đi xe đạp, mặc áo thêu ra đường là những việc buông thả
+ Phụ nữ đi xe đạp à kinh khủng
- Sống cô độc, luôn luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả
+ Câu nói cửa miệng: “Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”
+Sợ hiệu trưởng, sợ ông thanh tra
+Sợ cả những thứ vớ vẩn như: kẻ trộm vào nhà,lấy vợ sợ thế này thế nọ; sợ bị chế giễu 
=> Một chân dung lập dị, khác người; một lối sống máy mọc, dập khuôn, tôn súng quá khứ, sợ hãi hiện tại, nhút nhát, bảo thủ, ích kỉ. 
=> Bê-li-côp là điển hình cho một bộ phận trí thức Nga đương thời sống ích kỉ, hèn nhát, sợ hãi, trì trệ.
b) Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-côp tới mọi người:
- Là sản phẩm của một xã hội Nga thế kỉ XIX, XH chuyên chế ngột ngạt, nặng nề.
- Đồng nghiệp, mọi người xung quanh y, cả thành phố nơi y sống đều sợ hãi y, họ xa lánh y, không muốn dây với y.
- Họ sợ tất cả: Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ
=> Khi Bê-li-côp đã làm cho cả xã hội trở nên nặng nề, trì trệ.
Chúng ta đã tìm hiểu xong bức chân dung và tính cách cũng như lối sống và ảnh hưởng của nhân vật Bê-li-côp tới mọi người. Với ảnh hưởng to lớn, sâu rộng của Bê-li-côp như vậy thì cái chết của Bê-li-côp sẽ gây sự chú ý rất lớn cho mọi người.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Thảo luận 2 bàn 1 nhóm.
Hình ảnh chị em Va – Ren – ca so với Bê-li-côp?
GV chiếu hình ảnh hai chị em
( Bảng10 )
Nguyên nhân chết của Bê-li-côp? 
Ý nghĩa chi tiết Bê-li-côp nằm trong quan tài?
Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp như thế nào (lúc hắn sống và khi hắn chết)
GV Hỏi: Ở phần cuối tác phẩm muộn lời của nhân vật tác giả thể hiện thái độ gì?
4. Chị em Va ren ca, nguyên nhân, ý nghĩa cái chết của Bê-li-côp và thái độ của tác giả.
* Hình ảnh chị em Va – Ren – ca so với Bê-li-côp đối lập Bê-li-côp. Họ mới mẻ, tự do, mạnh mẽ.
* Nguyên nhân cái chết Bê-li-côp.
 - Trực tiếp:
+ Vì bị ngã đau lại không chịu chạy chữa.
+ Vì bị sốc trước thái độ của chị em
- Sâu xa:
+ Cái chết của Bê-li-côp là cái chết tất yếu, tạng người, lối sống, tính cách của y.
+ Cái chết hợp lôgic khi có xung đột giữa cái cũ và cái mới để tạo sự pt của xã hội
* Hình ảnh Bê-li-cốp khi chết
- Vẻ mặt hiền lành, dễ chịu có vẻ tươi tỉnh như mừng
Cái chết là sự giải thoát và hạnh phúc
 Quan tài là cái bao tốt nhất, bền vững nhất
* Thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp
- Khi y còn sống: sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc
- Khi y chết: cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái
- Sau đó lại nặng nề như cũ
* Ý nghĩa.
+ Do ảnh hưởng, tác động nặng nề, dai dẳng của lối sống, kiểu người Bê-li-côp đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa nước Nga đương thời.
=> Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bê-li-côp mang tính quy luật lịch sử phát triển của xã hội loài người.
* Thái độ của tác giả.
- Lên án cách sống kiểu Bê – li – cốp
- Kêu gọi hãy thay đổi cách sống, lối sống.
Hình ảnh xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, gây ảnh hưởng cho người đọc và thể hiện sự sáng tạo cũng như tư tưởng của nhà văn đó là hình ảnh nào? Nó mang ý nghĩa gì? 
5. Biểu tượng cái bao.
- Nghĩa đen: Vật dùng để đựng, gói đồ vật, hàng hóa hình túi hoặc hình hộp.
- Nghĩa bóng: Lối sống, tính cách của Bê-li-côp.
- Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao. Cả xã hội nước Nga thời điểm đó phải chăng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do của mọi người.
Theo em truyện ngắn có những đặc sắc nghệ thuật nào?
Kết cấu.
+ Ngôi kể
+ Giọng kể.
+ Xây dựng nhân vật?
+ Nghệ thuật tương phản
6. Đặc điểm nghệ thuật của truyện:
- Chọn ngôi kể: Ngôi thứ 3 chuyển sang ngôi thứ nhất => Tính khách quan, chân thực, gần gũi, tạo cấu trúc kể truyện lồng trong truyện.
- Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm, vẻ ngoài trầm tĩnh nhưng ẩn đằng sau là sự trăn trở, chua xót.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
- Nghệ thuật tương phản: Lối sống, tính cách Bê-li-côp >< chị em Va-ren-ca.
- Nghệ thuật biểu tượng: Hình ảnh cái bao, lối sống trong bao.
Nêu chủ đề tư tưởng của tác phẩm?
HS trả lời.
GV chiếu chủ để 
( Bảng11)
Chiếu bài tập củng cố
( Bảng12 – 16 )
7. Chủ đề tư tưởng của truyện:
- Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao. Lối sống trong bao và tác hại của nó tới hiện tại và tương lai của nước Nga.
- Lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ít kỷ, vô vị mãi thế được.
III. Tổng kết.
( Ghi nhớ ) 
IV. Củng cố, dặn dò.
- Truyện có ý nghĩa thời sự như thế nào?
- Hình tượng nhân vật Bê-li-côp và thông điệp của nhà văn.
- Về soạn bài: Thao tác lập luận bình luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_doc_van_nguoi_trong_bao.doc