Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Văn tế nghĩa sỹ cần giuộc

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Văn tế nghĩa sỹ cần giuộc

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp hs:

1. Về kiến thức:

- Nắm vững được những nét chính về cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sỹ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” của lịch sử dân tộc.

- Hiểu được những nét cơ bản về thể văn tế và thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế.

2. Về kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.

3. Về tư tưởng:

Củng cố lòng yêu nước, tự hào dân tộc. có thái độ đúng đắn với lịch sử, sống có mục đích, có

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 79384Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Văn tế nghĩa sỹ cần giuộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 26/09/2010
Tiết ppct: 21,22 VĂN TẾ NGHĨA SỸ CẦN GIUỘC
 Nguyễn Đình Chiểu
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp hs:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững được những nét chính về cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sỹ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” của lịch sử dân tộc.
- Hiểu được những nét cơ bản về thể văn tế và thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài văn tế.
2. Về kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.
3. Về tư tưởng: 
Củng cố lòng yêu nước, tự hào dân tộc... có thái độ đúng đắn với lịch sử, sống có mục đích, có lí tưởng cao cả...
B. Phương tiện thực hiện: 
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Chuẩn kiến thức và một số tài liệu tham khảo khác.
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ học theo cách đọc – hiểu, gợi tìm kết hợp các hình thức trao đổi – thảo luận.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Anh (chị) hiểu như thế nào về nhà thơ mù Đồ Chiểu?
 - Tâm sự của nhà thơ qua đoạn trích “Lẽ ghét thương”...
3. Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Phần 1. Tác giả
- Giáo viên yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk.
- Hãy nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
Gv: Mặc dù bị mù nhưng ông vẫn vừa dạy học, vùa bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lại vừa sáng tác thơ văn làm vũ khí đánh giặc.
 ==> Ông trở thành lá cờ đầu của dòng văn học yêu nước chống Pháp. 
- Em hiểu được những gì về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
 - Dựa vào sgk hãy kể tên những sáng tác chính của Nguyễn Đình Chiểu?
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đề cập đến những nội dung gì? 
 Em có suy nghĩ gì về mục đích sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
- Đặc điểm thơ văn đề cao đạo đức nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu có gì đặc biệt?
- Lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện như thế nào qua thơ văn?
 Gv yêu câu hs phân tích qua một số tp tiêu biểu. Nếu có tg nên cho hs so sánh với thơ văn Nguyễn Trãi...
Gv: trích dẫn câu nói của Phạm văn Đồng: “Thơ văn Đồ Chiểu mới đọc tưởng nghệ thuật không cao. Nhưng thực ra nó là một vì sao có thứ ánh sáng khác thường...con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”.
- Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên? Từ đó nhận xét gì về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Hs đọc sgk
Hs khác tìm hiểu, phát biểu
Hs theo dõi, ghi chép
Hs đọc sgk, tìm hiểu, trao đổi và phát biểu.
Theo dõi, ghi chép.
Hs tìm hiểu qua sgk, trao đổi, phát biểu.
Hs trao đổi, phát biểu
Vd: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga,...là những tấm gương sáng ngời về đạo đức nhân nghĩa.
“...Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này...”
Hs tìm hiểu, phát biểu
Tìm vd phân tích làm rõ.
- Văn tế Phan Tòng
- Văn tế NSCG...
- Ngư tiều y thuật...(Kỳ Nhân Sư tự xông mắt cho mù...)
Hs suy nghĩ, tranh luận, trao đổi và phát biểu.
Hs tham khảo phần ghi nhớ sgk, tự kết luận bài học.
I. Cuộc đời và con người:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự là mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Ông sinh ra tại quê mẹ làng Tân Thới – Bình Dương – Gia Định (nay là TPHCM).
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho:
Cha: Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên
Mẹ: Trương Thị Thiệt, người Sài Gòn. 
 năm 1843: đỗ tú tài ở Gia Định
 năm 1846: ra Huế học để thi tiếp
 năm 1849: sắp thi thì được tin mẹ mất, ông bỏ thi về Nam chịu tang mẹ, dọc đường vất vả thương mẹ, khóc nhiều nên đau nặng và mù cả hai mắt.
- Ông là người yêu nước thương dân và có lòng căm thù giặc sâu sắc.
 KL: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là về thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước.
II. Sự nghiệp thơ văn:
1. Những tác phẩm chính:
Ông là người Nam kì đầu tiên sáng tác bằng chữ nôm. Sự nghiệp thơ văn của ông thể hiện qua hai giai đoạn:
- Trước khi giặc Pháp xâm lược:
 + Truyện thơ Nôm “Lục Vân Tiên”
 + Truyện thơ Nôm “Dương Từ - Hà Mậu”
-> Nhằm truyền bá đạo đức, tư tưởng nhân nghĩa
- Sau khi giặc Pháp xâm lược:
 + Chạy giặc (thơ Nôm Đường luật)
 + Truyện thơ Nôm “Ngư tiều y thuật vấn đáp”
 + Văn tế, thơ điếu...
-> Nhằm mục đích chiến đấu, đánh giặc.
2. Nội dung thơ văn:
- Quan niệm nghệ thuật:
 + Học theo ngòi bút chí công
Trong thơ cho ngụ tấm lòng xuân thu.
 + Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Thơ văn của NĐC là thơ văn để “chở đạo, đâm gian”, nhằm mục đích chiến đấu...
- Đề cao lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
 Nhân: tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang, đùm bọc người khác
 Nghĩa: những mối quan hệ tốtđẹp giữa con người với nhau...
-> Nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu mang tư tưởng nhân nghĩa của đạo Nho- đậm đà tính nhân dân, dân tộc.
- Đề cao lòng yêu nước, thương dân:
Nguyễn Đình Chiểu không bao giờ chịu khuất phục, mua chuộc bởi bọn giặc xâm lược. Ông luôn sát cánh sống - chiến đấu cùng nhân dân Nam bộ.
+ Ghi lại chân thực 1 thời kỳ lịch sử hết sức đau thương và oanh liệt của đất nước.
+ Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Biểu dương, ca ngợi những tấm gương anh dũng hi sinh...
3. Nghệ thuật thơ văn:
 Ánh sáng: đạo đức, lòng nhân nghĩa
 lòng yêu nước, thương dân
Là thứ ánh sáng toát ra từ những phẩm chất bên trong, vẻ đẹp nó tiềm ẩn ở tầng sâu cảm xúc, suy nghĩ.
- Ngôn ngữ, lời văn: mộc mạc, giản dị,giàu sức gợi cám (Nôm),độ chính xác cao.
- Kết hợp chất trữ tình với chất đạo đức ( những cảm xúc yêu thương con người)
- Đậm sắc thái Nam bộ từ lời nói, tâm hồn, cách cư xử...
* Kết luận: tham khảo ghi nhớ - sgk
* Củng cố - dặn dò:
- Từ việc tìm hiểu trên, em hãy khái quát lại toàn bộ nội dung tiết học
- Từ đó hãy rút ra bài học về cách Đọc – hiểu tác gia văn học:
 + Đọc – hiểu tiểu sử -> chú ý những yếu tố từ con người, cuộc đời có a/h đến thơ văn
 + Đọc – hiểu những tp tiêu biểu, quan điểm sáng tác cũng như nội dung thơ văn
 + Thấy được sự a/h (thậm chí chi phối) đến nền văn học dân tộc.
- Dặn dò: Soạn chuẩn bị thật tốt phần tác phẩm.
Tiết 2
Bài cũ: - Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu có gì đặc biệt.
 - Nêu những đặc điểm thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu?
Bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Phần 2. Tác phẩm
Gv yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk.
- Phần tiểu dẫn nêu lên những nội dung gì?
+ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đc sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?
Gv: Bài văn tế này đc sáng tác trong bối cảnh cuộc chiến đấu không cân sức của những ngày đầu chống Pháp, khi toàn dân tộc đang quyết một lòng: “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”
+ Anh (chị) hiểu như thế nào về thể loại văn tế?
 Dựa vào sgk cùng với những hiểu biết của bản thân, hãy nêu những đặc điểm của thể loại văn tế?
Gv: bài văn tế này được viết theo thể Phú Đường luật.
Gv yêu cầu hs nêu nội dung của từng đoạn.
 Gv yêu cầu hs đọc toàn bộ văn bản (khuyến khích đọc đúng giọng), tìm hiểu các chú thích.
 - Dựa vào văn bản,em hãy xác định bố cục của bài văn tế?
Lưu ý: Bài văn tế này có nội dung tương đối dài mà chỉ tìm hiểu trong 1 tiết. Nên giáo viên chỉ cần chọn một phần để hướng dẫn hs cách đọc – hiểu. 
Gv dẫn dắt: 
 Bao trùm bài văn tế là hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ qua dòng hòi tưởng cuartacs giả.
- Vậy hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ hiện lên như thế nào trong bài văn tế này?
+ Trong cuộc sống đời thường họ là những con người như thế nào?
+ Tìm những chi tiết miêu tả họ trong cuộc sống đời thường.
- Em có nhận xét gì về người nông dân trong cuộc sống đời thường của họ qua văn bản.
Gv: 
- Khi có giặc xâm lược thì tinh thần, thái độ của họ thể hiện như thế nào?
+ Tìm những chi tiết miêu tả điều đó.
+ Nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện?
- Theo em, phải là người như thế nào thì NĐC mới hiểu được người nông dân như vậy?
Gv: Từ lòng căm thù giặc đến ý thức trách nhiệm công dân, dẫn tới hành động tự giác và tự nghuyện gia nhập nghĩa quân chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện ở đoạn thơ này?
- Anh (chị) nhận xét gì về tình cảm của người viết dành cho những nông dân – nghĩa sĩ?
Gv: Hãy khái quát những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của bài văn tế.
=> Tất cả những yếu tố đó đã làm bật nổi hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ như một tượng đài hết sức bi tráng về người nông dân.
Đọc sgk, tìm hiểu.
2 nội dung:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Đặc điểm thể loại văn tế.
Hs tìm hiểu qua sgk, phát biểu.
Hs tìm hiểu, trả lời.
Về: 
Nội dung
Âm hưởng chung
Hình thức văn bản
Bố cục
Hs theo dõi, ghi chép
Hs đọc, tìm hiểu văn bản
Hs trao đổi, thảo luận để xác định bố cục, nội dung của bài văn tế
Đọc hiểu phần: Thích thực.
Hs tìm hiểu văn bản, trao đổi, tranh luận và phát biểu.
Hs: dựa vào sgk phát biểu.
Hs tìm hiểu, trả lời.
Hs phát biểu.
Hs tìm hiểu, phát biểu
Hs nhận xét.
Hs trao đổi, phát biểu.
Theo dõi văn bản, ghi chép.
Suy nghĩ, trả lời
Hs phát biểu
Trao đổi, phát biểu khái quát giá trị tp.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
I. Tiểu dẫn:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đêm 16/12/1861,những nghĩa sĩ nông dân ở ba xứ Cần Giuộc – Tân An – Gò Công đã nhất tề nỏi dậy tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, diệt được tên quan Hai pháp và một số binh lính.Sau 2 ngày chiếm dữ, bị phản công, nghĩa quân thất bại, khoảng 20 người bị hi sinh.
 Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này để đọc trước lễ truy điệu họ.
2. Thể loại tác phẩm: Văn tế
- Là thể loại văn cổ, dùng trong tang lễ, nhằm bày tỏ sự tiếc thương của người sống đối với người đã chết.
- Nội dung: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh...khi còn sống; bày tỏ sự dau thương của người sống đ/v người đã chết.
- Âm hưởng chung: bi thương, thống thiết, nhưng ở mỗi bài lại có những sắc thái khác nhau. Giọng điệu lâm li, bi đát, sd nhiều thán từ, nhiều từ ngữ có giá trị biểu cảm mạnh.
- Hình thức văn bản: văn tế có thể viết theo nhiều loại như văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú Đường luật...
- Bố cục: thường có 4 đoạn: Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết.
II. Đọc hiểu văn bản:
* Giọng đọc: trầm hùng, bi tráng.
* Bố cục: 4 phần
- Phần lung khởi: câu 1,2.
 Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa nghĩa bất tử của sự hi sinh của các nghĩa sĩ nông dân.
- Phần thích thực: từ câu 3 -> câu 15
 Tái hiện chân thực hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh.
- Phần ai vãn: từ câu 16 -> câu 28.
 Bày tỏ lòng thương tiếc và thái độ cảm phục đối với các nghĩa sĩ.
- Phần kết: 2 câu cuối.
 Ca ngợi linh hồn bất tử của các nông dân nghĩa sĩ.
Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ:
 Họ là những con người vô cùng đẹp đẽ, rất đáng ngợi ca và tự hào. Vẻ đẹp của họ hiện lên qua hai bối cảnh: trong cuộc sống đời thường và khi có giặc xâm lược.
1. Trong cuộc sống đời thường:
 Họ mang những vẻ đẹp của người nông dân thực thụ:
- Xuất thân:
“...Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
 Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. 
Việc cuốc, việc cày, việt bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó... Là dân ấp, dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ...”
- Trang bị chiến đấu: “... Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông,chi nài sắm dao tu, nón gõ
 Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan Hai nọ...”
=> Đó là vẻ đẹp bình dị, chân chất của những người nông đân chân lấm, tay bùn
2. Khi có giặc xâm lược:
“... mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. 
 Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan, ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ...”
-> Bằng những hình ảnh so sánh quen thuộc, dân dã, tác giả đã khắc họa được hình ảnh người nông với một tấm lòng, thái độ căm thù giặc hết sức sâu sắc, luôn mong chờ vào tin tức, mệnh lệnh đánh giặc của quan trên “...trông tin quan như trời hạn trông mưa...”
 -> Phải là người sống gần gũi với nhân dân, yêu thương họ thì mới có thể nhìn thấu người dân như vậy. Xuất phát từ những tình cảm đúng đắn và cao đẹp những nghĩa binh nông dân mới tự giác đi vào cuộc chiến đấu của dân tộc
- Trước “trận nghĩa đánh Tây”: người nông dân lo “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó..., chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ...”
- Khi vào trận: “kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau,trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ...”
-> Họ vô cùng dũng cảm, gan dạ, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
 Nghệ thuật:
+ Phép đối: đối ý, đối thanh
+ Phép so sánh, đặc tả
+ Giọng điệu : từ trầm lắng đến hào sảng. Miêu tả trận công đồn đầy khí thế và sôi động. Có sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp trữ tình: bộc lộ sâu sắc tình cảm của người viết – đó là nỗi cảm thông, kính phục sâu sắc, là niềm tự hào của con người Việt Nam đối với truyền thống của dân tộc...
* Giá trị nghệ thuật của bài văn tế :
- Cảm xúc chân thành, sâu sắc, mãnh liệt
- Giọng văn bi tráng, thống thiết
- Hình ảnh sống động
- Ngôn ngữ: dân dã, giản dị nhưng có sự chọn lọc tinh tế, có sức biểu cảm và giá trị nghệ thuật cao, kết hợp với sự thay đổi giọng điệu... -> Tạo nên nét đặc sắc của bài văn tế
D. Củng cố - dặn dò:
 Qua bài học ta cần nắm được những nội dung gì?
 Hs phát biểu khái quát, gv nhận xét, củng cố.

Tài liệu đính kèm:

  • docVTNSCG.doc