Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 100: Luyện tập Thao tác lập luận bình luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 100: Luyện tập Thao tác lập luận bình luận

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:

- Ôn tập và củng cố về kiến thức, kĩ năng thao tác lập luận bình luận

- Vận dụng kĩ năng lập luận bình luận vào việc nhận xét, đánh giá, bàn luận một số vấn đề cụ thể.

- Rèn luyện cách thao tác tư duy suy lí, diễn dịch, quy nạp

B. KIỂM TRA BÀI CŨ :-

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, thiết kế bài dạy

D. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI

Hoạt động của GV và H Kiến thức cần đạt

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3701Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 100: Luyện tập Thao tác lập luận bình luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 11 nâng cao
Tiết thứ : 100 Phân môn: Làm văn
Tên bài : 
 Luyện tập Thao tác lập luận bình luận
A. mục tiêu bài học : Giúp học sinh: 
- Ôn tập và củng cố về kiến thức, kĩ năng thao tác lập luận bình luận
- Vận dụng kĩ năng lập luận bình luận vào việc nhận xét, đánh giá, bàn luận một số vấn đề cụ thể.
- Rèn luyện cách thao tác tư duy suy lí, diễn dịch, quy nạp
B. kiểm tra bài cũ :- 
C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy
D. Hướng dẫn bài mới 
Hoạt động của GV và H
Kiến thức cần đạt
HĐ 1: - Thực hành các bài tập sgk 
HĐ2: Thực hành bổ trợ
I- Thực hành các bài tập trong sách giáo khoa
 1- Bài tập 1: 
1- Thanh niên và số phận
- Bình luận về số phận của thanh niên
- Thao tác so sánh: cái "phận" của thanh niên xưa và nay.
 - Thao tác phân tích: ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định
2- Bàn về truyện " Thầy bói xem voi"
- Bình luận về truyện ngụ ngôn - Truyện Thầy bói xem voi
- Thao tác phân tích : Tính biểu tượng của câu chuyện 
và bản thân mỗi thầy bói .
- Thao tác so sánh : So sánh nhận thức đúng dắn và việc dùng vũ lực một cách lố bịch 
2. Bài tâp 2: Viết một đoạn văn bình luận ( 4 đề phân công 4 nhóm)
( Viết một đoạn văn bình luận câu thành ngữ Một điều nhịn chín điều lành)
 Bước 1: chỉ ra nhiệm vụ bình luận:
- Câu thành ngữ có nội dung gì ?
 - Nội dung ấy có đúng đắn sâu sắc không? 
- Có nên làm theo tư tưởng của câu thành ngữ không và làm như thế nào?
 Bước 2: Lập dàn ý chính cho đoạn văn
- Giải thích: vì sao nhịn mà lại lành? Nhịn có phải là chịu thua kém không? Nhịn ai, khi nào cần phải nhịn?
( Nhịn tức là lùi bước, im lặng, sẽ làm cho đối phương không có cớ lấn tới, có thể đối phương tự thấy hối hận, xấu hổ. Người nhịn là người biệt nhẫn nhịn. Chỉ có kẻ tầm thường, thiển cận mới hay chấp vặt, không biết nhẫn nhịn.
 Bước 3: GV cho hs cả lớp cùng viết diễn đạt các ý vừa trao đổi thành đoạn văn
 Bước 4: Thu bài , nhận xét.
II- Thực hành bổ trợ
1- Đề bài: Hãy bàn về lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch.
2- Quy trình:
a- Xác định kiểu bài:
- Đây là một bài bình luận vì người viết phải trình bày những nhận xét, đánh giá, lời bình của mình về vấn đề " Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch"
- Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi, quan hệ, ứng xử; cũng có thể chỉ viết về một khía cạnh là cách nói năng.
- Bài viết có bố cục 3 phần, phần thân bài có thể hai luận điểm: + thực trạng về cách nói năng của HS hiện nay; 
 + Khẳng định, thuyết phục cách nói năng văn minh, thanh lịch.
b- Diễn đạt một luận điểm của thân bài:
Có bạn tin vào câu ca dao Con người có miệng có môi/ Khi buồn thì khóc khi vui thì cười để cho rằng nói năng là quyền tự do của mỗingười, muốn nói thế nào cũng được. Từ suy nghĩ ấy, một số bạn thường có thói quen nói tục, chửi thề trong khi giao tiếp, bất kể người đang đối thoại với mình là ai. Có lẽ các bạn ấy không biết rằng, mỗi lần văng tục nói bậy là một lần các bạn ấy tự làm mình xấu đi hình ảnh của mình trước mặt bạn và những người xung quanh. Nói năng không chỉ là trao đổi thông tin, mà quan trọng hơn còn là tạo lập các quan hệ xã hội thân thiện; vì vậy những bạn hay nói tục chửi thề dần dần sẽ bị những người xung quanh xa lánh, thậm chí là tẩy chay.
 G. bổ sung kiến thức: 
 K. Tài liệu tham khảo: Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua Chí Phèo

Tài liệu đính kèm:

  • docT100 luyen tap BL 100.doc