Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11

 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

-Trích Thượng kinh ký sự-

Lê Hữu Trác

A. Mục tiêu buổi học

- Giúp hs:

 -Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm kí

- Ôn tập và nâng cao những kiến thức cơ bản về đoạn trích " Vào phủ chúa Trịnh"

B. Cách thức thực hiện:

- Nêu câu hỏi, ra đề- hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải quyết đề

C. Tiến trình lên lớp

I. Đặt câu hỏi và ra đề

1. Câu hỏi:

- Nêu những nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm " Thượng Kinh Kí Sự"

2. Đề văn: Giá trih hiện thực của " Vào phủ chúa Trịnh".

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và lập dàn ý cho đề văn

1. Trả lời câu hỏi

2. Gợi ý đề văn

 

doc 83 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3530Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm: Tuần 6
 Ngày soạn : 22/10/2009	
 Vào phủ chúa Trịnh
-Trích Thượng kinh ký sự-
Lê Hữu Trác
A. Mục tiêu buổi học
- Giúp hs:
 -Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm kí
- Ôn tập và nâng cao những kiến thức cơ bản về đoạn trích " Vào phủ chúa Trịnh"
B. Cách thức thực hiện:
- Nêu câu hỏi, ra đề- hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải quyết đề
C. Tiến trình lên lớp
I. Đặt câu hỏi và ra đề
1. Câu hỏi:
- Nêu những nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm " Thượng Kinh Kí Sự"
2. Đề văn: Giá trih hiện thực của " Vào phủ chúa Trịnh".
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và lập dàn ý cho đề văn
1. Trả lời câu hỏi
2. Gợi ý đề văn
Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác là một trong những nhà nho nặng lòng với đất nước. Ông đã luôn cố gắng vận hết sức mình để giúp đời. Ông học võ, luyện văn rồi lại dồn tâm huyết cho nghề thuốc. Sự cố gắng ấy của ông đã để lại cho đời những sản phẩm thật đáng trân trọng. Đó là những bài thuốc hay, những trang văn luôn căng đầy nhiệt huyết và hơn hết đó là một nhân cách cao quý của một con người. Với tập kí Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác đã thể hiện tài năng của mình với nhiều tư cách : thầy thuốc, nhà sử học và nhà văn. Với tư cách là nhà văn, ông đã đưa thể văn xuôi tự sự trung đại lên một tầm cao mới. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích đặc sắc, tiêu biểu của tác phẩm. Nó cũng đã thể hiện khá đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của Lê Hữu Trác.
I/ Tìm hiểu chung
 1.Tác giả
2.Thể loại
3.Tác phẩm
II/Khám phá văn bản.
 1.Bức tranh hiện thực sinh động trong phủ chúa
2.Người thầy thuốc không màng danh lợi
III/Tổng kết
 1.Nội dung
 2.Nghệ thuật
 Lê Hữu Trác (1724 - 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên). Ông là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, một nho sĩ coi thường danh lợi. Khi xã hội rối ren, người người đua chen danh lợi, ông đã lánh về quê mẹ là đất Hương Sơn, Hà Tĩnh để sống cuộc đời ẩn sĩ thanh cao, làm nghề bốc thuốc chữa bệnh. Vì vậy ông tự nhận mình là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười đất Thượng Hồng). Với tư cách thầy thuốc, ông đã để lại cho y học rất nhiều bài thuốc quý. Với tư cách nhà văn, ông đã đưa thể kí trung đại trở thành một thể văn xuôi tự sự nghệ thuật, với cái Tôi nghệ sĩ trữ tình và bản lĩnh.
 Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường lấy chất liệu từ là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết. Một số tác phẩm kí tiêu biểu của văn học trung đại : Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Nhị Thanh động kí sự (Ngô Thời Sĩ)...
 Thượng kinh kí sự là tập kí sự viết bằng chữ Hán của Lê Hữu Trác, ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn mùng 2 tháng 11 năm đó.
Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì bỗng có chỉ triệu ra kinh chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm. Tác giả miễn cưỡng lên kinh. Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân trên đường đi. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh kinh đô và cảnh trong phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du của mình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành. ở kinh đô, ông luôn thương nhớ và mong trở về quê hương. Cuối cùng, ông lên đường trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung. Về đến nhà được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết. 
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi lại chi tiết việc tác giả vào phủ và khám bệnh cho thế tử ngày 1 tháng 2 năm 1782.
Đoạn trích đã tái hiện chi tiết và cụ thể hành trình tác giả vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử. Thế nhưng nội dung kể chuyện không đơn giản là tường thuật một cuộc khám bệnh. ẩn đằng sau lời kể chuyện rất tự nhiên và có vẻ khách quan ấy là rất nhiều điều mà người đọc có thể thu nhận và khám phá.
Thứ nhất, người đọc hình dung được trình tự một cuộc bắt mạch và kê thuốc của một thầy thuốc đối với một bệnh nhân đặc biệt, vị thế tử nhỏ tuổi của phủ chúa.
Thứ hai, người đọc hình dung được một phủ chúa sang trọng, xa hoa và đầy uy quyền. Đó không phải là một phủ chúa mà là một hoàng cung. Từ đó, người đọc phần nào nhận ra được bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam thời kì vua Lê chúa Trịnh. 
Thứ ba, người đọc thấy được một thầy thuốc, một người kể chuyện có một phong thái rất ung dung mặc dù ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại của ông rất khách quan và đúng mực một kẻ bề tôi.
Tất cả những điều trên, có lẽ đều nhằm vào một mục đích duy nhất, mục đích cuối cùng và mục đích nghệ thuật sâu xa của nhà văn : đó là thể hiện thái độ của mình đối với “triều đình” phủ chúa.
Vốn con nhà quan lại nên cũng không mấy lạ lẫm với cảnh xa hoa của hoàng cung, vậy mà khi được triệu vào phủ chúa, tác giả đã không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh lộng lẫy nơi đây. Mặc dù bị mời đi vội vã, ngồi trên chiếc cáng “chạy như ngựa lồng”, “bị xóc một mẻ, khổ không nói hết” nhưng bước chân vào phủ, ông vẫn có đủ thời gian để quan sát, để ngạc nhiên.
Có bao nhiêu sự làm ông thầy thuốc ẩn sĩ vừa từ Hương Sơn ra kinh thành, dù “vốn con quan, sinh trưởng, chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết” vẫn phải ngạc nhiên. Cảnh thì đẹp như chốn “đào nguyên”, người đi lại phục vụ nhà chúa đông như mắc cửi, vào đến chỗ ở của thế tử thì phải qua bao nhiêu lần cửa. Nơi thế tử “dùng trà” (uống thuốc) cũng là gác tía với cột và đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Phòng ở của thế tử thì ngào ngạt hương hoa. Một cậu bé năm sáu tuổi sống như bậc đế vương. Trịnh Cán là con trai của Trịnh Sâm với Tuyên phi Đặng Thị Huệ (người thiếp yêu của chúa Trịnh Sâm). Căn nguyên căn bệnh của thế tử chính là sự quá xa hoa và thừa thãi. 
Khung cảnh và cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa qua miêu tả của tác giả đã chứng minh một điều rằng, phủ chúa là một hoàng cung. Và vì thế, Trịnh Sâm mới chính là một ông vua, còn vua Lê chỉ là bù nhìn. Tác giả cũng đã bộc lộ đánh giá này của mình khi rất nhiều lần ông nhắc đến những từ “thánh chỉ”, “thánh giá”, “thánh thượng” - vốn chỉ được dùng chỉ vua, kể cả việc miêu tả rất tỉ mỉ căn phòng của thế tử và chiếc ghế đặt cạnh giường thế tử. Chúa Trịnh đã quá lộng hành, đã tự coi mình là vua. Chỉ là kể, là tả thôi nhưng tác giả đã thể hiện rất rõ thái độ, quan điểm của mình. Cách kể chuyện nhẹ nhàng, thâm thuý, nghe như không mà gợi thật nhiều. Nhân vật “tôi” đã quan sát và tả rất tỉ mỉ, từng đường đi lối lại, qua từng cánh cổng... Miêu tả chi tiết sự thực là một đặc điểm nổi bật của thể kí, song kí của Lê Hữu Trác không đơn giản chỉ là tường thuật sự việc như nhiều tác phẩm kí trung đại khác. ở đây, tác giả tả, kể, tường thuật chi tiết và rất tự nhiên xen vào đó những lời bình luận nhẹ nhàng mà sâu cay, như : “Ông san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. 
Nhìn bề ngoài, cách nói, cách tiếp đón, các nghi lễ, người hầu... có vẻ như chúa Trịnh Sâm có một uy quyền thật lớn, phủ chúa thật mạnh, thật nghiêm trang. Thế nhưng, tất cả chỉ là một vở chèo hài hước. Đã có rất nhiều cái chệch choạc, uể oải, nhốn nháo và bệnh hoạn trong phủ chúa. Sự rệu rạo của nhà Trịnh thể hiện ở hình ảnh bệnh hoạn của Đông cung thế tử, người đã được chọn để nối ngôi chúa. 
Qua đoạn trích, người đọc còn có thể hình dung được một chân dung người thầy thuốc khá chi tiết. Thầy thuốc này có vẻ không mấy mặn mà với công việc chữa bệnh của mình. Người thầy thuốc ấy vào phủ chúa với vẻ miễn cưỡng. Trước sự nghiêm trang của phủ chúa, ông không có vẻ sợ sệt hay e ngại của một kẻ bề tôi. Ông thầy thuốc ấy cứ dửng dưng kể, dửng dưng tả và thản nhiên bình luận. Uy quyền không làm ông sợ nhưng khiến ông trăn trở. Với cách tả cách kể ấy, có thể nhận ra thái độ của tác giả đằng sau câu chuyện. Đó là thái độ châm biếm, phê phán nhà Chúa. Thành công của đoạn trích phải kể đến giọng điệu kể chuyện rất kí sự của Lê Hữu Trác, đó là sự xen kẽ rất tự nhiên của lời kể và lời bình. Thông thường, kí là kết quả của sự kết hợp giữa tả cảnh và thể hiện tâm tư. ở đây, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc. Nhưng lại chính cách kể và cách tả ở đây lại nói lên tâm tư tình cảm, thái độ của nhà văn. Với đoạn trích này và với Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác đã đưa thể kí trung đại trở thành một thể văn xuôi tự sự nghệ thuật có sức hấp dẫn và rất cuốn hút người đọc. 
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh góp phần vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp thống trị thời phong kiến. Sự xa hoa quá mức của bọn vua chúa là nguyên nhân dẫn đến loạn li, binh biến, dẫn đến cuộc sống cực khổ của những người nhân dân lao động. ẩn đằng sau những trang kể tả có vè khách quan pha chút dí dỏm ấy là thái độ coi thường danh lợi và tấm lòng tha thiết của tác giả đối với đất nước
- Ưu thế của thể lọai kí được phát huy tối ưu trong đoạn trích. Phủ chúa được ghi lại chi tiết, chân thực tỉ mỉ cho thấy cuộc sống xa hoa uy quyền là có thực. Qua đó, tác giả thể hiện trực tiếp cảm nghĩ cuả mình về những gì ông chứng kiến. Tác phẩm vì thế có giá trị hiện thực sâu sắc.
- Nhiều chi tiết chọn lọc có giá trị BC cao, vì thế trong đoạn trích Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc có y đức cao cả mà ông còn là một nhà thơ nhà văn có con mắt tinh tường, có cảm xúc tinh tế, có tài năng nghệ thuật thực sự; một nhà nho uyên thâm, hóm hỉnh.
- Các chi tiết được sắp xếp hợp lý, chủ yếu theo trật tự thời gian,...
- Giọng điệu kể chuyện trầm tĩnh khách quan có vị hài hước, do đó tạo được cảm giác tin cậy, thú vị của người đọc
Giáo án dạy thêm: Buổi 7-8
Nguyễn đình chiểu và các tác phẩm của ông
Ngày soạn: 28/10/2009
1. Nguyễn đình chiểu
(1822-1888) 
A. Mục tiêu buổi học
- Giúp hs:
-Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm thuộc thể loại văn tế và một đoạn trích trong truyện thơ
- Ôn tập và nâng cao những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, ttruyện thơ Lục Vân Tiên và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
B. Cách thức thực hiện:
- Nêu câu hỏi, ra đề- hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải quyết đề
C. Tiến trình lên lớp
I.GIỚI THIỆU VỀ CUỘC éỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 
1.Cuộc đời: 
Nguyễn éỡnh Chiểu là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, tờn tuổi ụng là tượng trưng cho lũng yờu nước của nhõn dõn miền Nam, và thơ văn ụng là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhõn dõn ta chống bọn xõm lược phương Tõy ngay buổi đầu chỳng đặt chõn lờn đất nước ta.(*) 
Nguyễn éỡnh Chiểu sinh ngày 1-7-1822 tại làng Tõn Thới, huyện Bỡnh Dương phủ Tõn Bỡnh, Gia éịnh và mất ng ... ây là mô hình truyện ngắn của Thạch Lam thực chất thuộc kiểu tự sự truyền thống (của văn xuôI phương Tây thuộc thế kỉ XX)? Tác phẩm được đưa ra khảo sát là truyện ngắn quen thuộc với thế hệ độc giả trẻ tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường: truyện ngắn Hai đứa trẻ.
Nếu quan tâm về tuổi thơ của tác giả, ta có thể hiểu, phố huyện được miêu tả trong truyện có cơ sở thực tế là phố huyện Cẩm Giàng – HảI Dương nơI có ga xép, tàu hoả từ Hà Nội về Hải Phòng thường dừng lại chốc lát. Mẹ Thạch Lam, bà Lê Thị Sâm, mua được khoảnh đất nhỏ giữa phố huyện, sau nhà có đường tàu hoả. Tác giả lúc bấy giờ mới 8 tuổi (trong hình ảnh bé An) thường cùng chị (Nguyễn Thị Thế – tức nhân vật bé Liên) bán hàng và ngủ lại để coi hàng. Nhưng những điều đấy không mấy quan trọng, điều cần lưu ý ở đây là chuyến tàu Hà Nội về vẫn đều đặn chạy qua ngôi quán nhỏ của hai chị em sau 9 giờ tối đã đánh thức trong tâm hồn hai đứa trẻ niềm thương tiếc âm thầm một thiên đường của tuổi thơ đã trở nên xa xôI, diệu vợi. Và có lẽ cúng không chỉ dừng lại ở đó, con tàu ấy còn đánh thức cả niềm khao khát được sống trong một thế giới ấm áp và hạnh phúc của những linh hồn trẻ dại sớm phảI chịu đựng những chuyên của cuộc đời.
Truyện khởi đầu bằng câu văn miêu tả tiếng trống thu không trên chòi canh của huyện nhỏ với những âm rền thong thả, chậm rãi từng tiếng một vang ra như để gọi buổi chiều. Dù là phố huyện nhưng cách đo thời gian nơI đây có vẻ vẫn theo lối cổ xưa, điểm bước đI thời gian và sinh hoạt của vùng bằng tiếng trống. Nét đặc bịêt ấy gợi ý thức về thời gian giúp tác giả dẫn người đọc theo dõi cảnh quay chi tiết hình ảnh một buổi chiều tàn với những nét rực rỡ: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Cả mặt trời sắp xuống núi lẫn những đám mây từ phía chân trời dường như đang bốc cháy lần cuối trước khi từ giã ban ngày, nhường chỗ cho cảnh tượng dãy tre làng (như thể đã bị đốt cháy) đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời. Ngòi bút của tác giả thực sự trở nên linh hoạt và sống động khi miêu tả sự vận động của thời gian qua những diễn biến của cảnh vật. Lúc đầu là cảnh “nhá nhem tối” khi bóng tối và ánh sáng đan xen qua hình ảnh “những hòn đá nhỏ một bên tối, một bên sáng”. Sau đó là hoàng hôn bao phủ: “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ về nhà lại sẫm đen hơn nữa”. Cuối cùng là cảnh đêm về thực sự: “đêm ở trong phố tĩnh mịch và đầy bóng tối”.
Nừu để ý, ta sẽ thấy ngòi bút miêu tả của nhà văn đi từ đại cảnh đến tiểu cảnh. Thoạt đầu là cảnh bầu trời, những đám mây sau đó là luỹ tre làng rồi nghé xuống quán nhỏ của chị em Liên, cuối cùng đậu trên chiếc đèn con leo lét của chị Tí.
Nhưng đấy chỉ là cảnh nền, cảnh thực của phố huyện được nhà văn đặc tả tỉ mỉ hơn. Đây là cảnh phiên chợ tàn: “Chợ họp trong phố đã vãn tư lâu. Người về hết và tiếng ồn ào đã mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”.
Cách miêu tả tỉ mỉ bằng lối quay cận cảnh nên các vật vô tri từ hạt cát, hòn đá, đến vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, bã mía đều đi vào tầm quan sát, đánh thức những xúc động âm thầm, rồi chuyển cảm giác sang các mùi vị gợi nhớ, gợi liên tưởng, mùi cát bụi, mùi đất, mùi của quê hương Phố huyện về đêm từ từ mở ra với các điểm sáng lác đác ở nhà bác phở Mỹ, nhà ông Cửu, ở hiệu khách như thể tác giả có nhã ý dùng thứ ánh sáng đó để vén bức màn làm hiện ra môth thứ sân khấu đặc biệt cho người ta dừng lại với những mẩu đời gợi nhiều xót thương. Đó là hình ảnh chị Tí tối nào cũng dọn hàng nhưng tối nào cũng vang lên lời than vì ế ẩm: “ Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ”, là quán phở gánh của bác Siêu, tuy vốn liếng có khá hơn nhưng cũng bởi thế mà mưu sinh cũng bấp bênh hơn, vì ở nơI khổ nghèo này phở bị coi là “thứ quá xa xỉ”, là cảnh lê la xó chợ đầu đường của gia đình bác Xẩm bao lần dạo đàn mời khách đến mức “run bần bật” mà kết cục là không khách, không hát và không tiền. Đó là hình ảnh bà cụ Thi hơi điên vì tiếng cười khanh khách, vang trong đêm tối gợi cáI kết cục đáng buồn cho những kiếp người phố huyện, họ hiện ra trong chốc lát rồi khi đêm dần đi vào chiều sâu thì thứ ánh sáng nói trên cũng dần khép lại, thu nhỏ đI, tàn kụi dần, leo lét bên những thân phận nhỏ nhoi, xoay quanh ngọn đèn của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, manh chiếu rách của gia đình bác Xẩm và ngọn đèn con của chị em Liên như để nhường chỗ cho những xót xa, ngậm ngùi mỗi lúc một dâng lên trong lòng người đọc.
Tuy nhiên, tác giả không dừng ở đó. Bao trùm trên những đốm sáng nhỏ nhoi ở phố huyện nghèo và đêm ấy là cả một “vòm trời hàng ngàn ngôI sao ghanh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào các cành cây () qua kẽ lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng, từng loạt một”
Nếu so sánh với đoạn văn mở đầu truyện ngắn, ta lai thấy ống kính miêu tả của nhà văn lia theo hướng ngược lại là sự tương phản giữa cái vũ trụ bao la đầy những ánh sáng huyền ảo của thiên nhiên vạn vật với những kiếp người nghèo khổ, sống mòn mỏi của sự quanh quẩn, vô nghĩa. Họ ngồi trong bóng tối, thầm đợi chờ một điều gì tươi sáng đến cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ mà không thực sụ biết đó là điều gì.
Trong sáng tác của Thạch Lam không chỉ nhà văn mới bọc lộ cái sở trường lắng nghe và cảm nhận được bao chuyển động và biến đổi của âm thanh, màu sắc và hương thơm. Nhân vật của ông, nhiều cũng mang phẩm chất đó. điều đáng chú ý là ở chỗ bởi họ biết lắng nghe và cảm nhận nên cuộc sống bên ngoài thường dội vào tâm hồn họ gây nên bao biến động bất ngờ. Nhân vật Liên trong tác phẩm cũng vậy.
Tâm trạng bao trùm trong tâm hồn cô bé Liên là nỗi buồn man mác, thấm thía chuyển hoá thành khát vọng đổi đời mơ hồ được diễn biến qua bao chặng thời gian: khi hoàng hôn xuống, khi đêm về và khi con tàu qua.
Đây là tâm trạng Liên trước cảnh chiều tàn nơi huyện lị tỉnh lẻ khi nghe tiếng trống thu không rời rạc “từng tiếng một vang ra để buổi chiều” cùng tiếng ếch nhái “kêu ran ngoài đồng ruộng” như một bản hoà âm thôn dã gợi bao abâng khuâng trong lòng cô gái mới lớn, không quên cuộc sống tù túng nỗi buồn man mác, gửi vào tiếng thở dài kín đáo: “Chiều, chiều rồi”. Nỗi buồn phản quang qua đôi mắt trong trẻo, hồn nhiên giờ đây bị bóng tối ngập đầy trở nên già nua, suy tư và thấm thía vào nội tâm: “cáI buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn vô tư của chị”
Liên ngắm cảnh phố huyện vào đêm như thể trong vô thức cô muốn xoá đI cáI tâm trạng buồn xâm chiếm tâm hồn mình lúc hoàng hôn về. Nhưng cảnh những đứa trẻ lúi húi nhặn nhạnh, bòn mót những gì còn xót lại, vương vãi trên đất lại càng khiến chị buồn hơn và “thấy động lòng thương” nhưng “chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng”.
Cảnh cư dân kiếm sống ban đêm với những vụn đời lam lũ, tủi cực mới thực sự tác động mạnh vào tâm hồn đa cảm của cô bé. Trong lặng lẽ, Liên cảm thông với cảnh ế ẩm của chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm và ái ngại cho mẩu đời tàn trong cô độc của bà cụ Thi
Bị giam cầm vào bóng tối và bị ám ảnh bởi cảnh sống buồn tẻ, lầm lũi, vô vọng của những người dân nơi phố huyện, Liên nhớ về cuộc sống tươi đẹp trong quá khứ ở Hà Nội, như thể một phản kháng hồn nhiên của tuổi thơ.
Nhìn phở bác Siêu “thứ quà xa xỉ nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được” Liên nhớ thời “mẹ Liên nhiều tiền, đựơc đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”. Hoài niệm đánh thức trong Liên những ngậm ngùi tiếc nuối: Khi Hà Nội thì “nhiều đèn quá” còn hiện tại hai chị em phải chung sống với “bóng tối”. Hoài niệm không chỉ kích thích quá khứ sống dậy mà còn nhen nhóm bao khát vọng âm thầm về ngày mai, dẫu chỉ là một ngày mai mơ hồ. Đó là lí do vì sao, dù buồn ngủ đến díp cả mắt nhưng hai đứa trẻ vẫn thức để đợi ngắm con tàu qua.
Chị em Liên cố thức để đợi chuyến tàu không phải để bán hàng theo lời mẹ dặn mà để kiếm một khoảnh khắc vui dù là vui ghé, vui lây trong hiện tại mòn mỏi, vô nghĩa.
Khi con tàu rầm rộ đi tới Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua. Dừ chỉ trong chốc lát nhưng hình ảnh “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên thoáng trông thấy những khoang hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng” như đọng lại mãi.
Đứng lặng ngắm con tàu qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô, cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” Có thể trong phút ấy, khát vọng đổi đời đã được đánh thức: “tàu đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn với vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Chữ “khác” điệp ba lần để diễn tả niềm khao khát âm thầm mãnh liệt.
4. Có người nhận xét: Thạch Lam là một nghệ sĩ tài hoa, trong ông có một hoạ sĩ, một nhạc sĩ và một nhà thơ. Ông đã ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình ảnh. Đó là một nhận xét tinh tế. Truyện ngắn Hai đứa trẻ hội tụ những phẩm chất đặc bịêt của tâm hồn tài hoa đó.
Câu chuyện kể về hai đứa trẻ nghèo đêm đêm ngủ lại quán nhỏ trông hàng cho mẹ, ngồi trên chõng ngắm phố vào đêm, qua ánh sáng những đốm lửa chúng quan sát những đứa trẻ nghèo khác đi nhạnh những vật thừa thãi sau phiên chợ tàn, những kiếp người kiếm ăn lam lũ và đặc bệt khi con tàu Hà Nội về chạy qua hắt ánh sáng rực rỡ xuống phố huyện nghèo thì tâm hồn hai đứa trẻ xao động thực sự, chúng bồi hồi nhớ tiếc những kỉ niệm ngọt ngào của một thời ấu thơ.
Nếu chỉ thế thôi, truyện Hai đứa trẻ sẽ khó để lại ấn tượng sâu bền trong lòng bao thế hệ người đọc. Cũng như một truyện ngắn Andersen, Thạch Lam khá dụng công trong việc tạo dựng hai mảng màu sáng – tối (cũng có thể nói: diễn bién của truyện chủ yếu dựa trên nền của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối) để mỗi lúc một đám lửa bùng lên, bóng tối dạt đi, người đọc lại có cơ hội quan sát một cảnh tượng trong bức tranh đời sống nơi phố huyện hay một góc tâm tư của hai đứa trẻ cho ta thấy bao khát vọng mơ hồ trong những tâm hồn trẻ thơ.
Nhìn từ phương diện kết cấu, truyện ngắn hai đứa trẻ được tổ chức tựa như một bài thơ. Bóng tối có mặt ở đầu truyện, thân truyện và cuối truyện. Bóng tối đeo bám dai dẳng gợi liên tưởng và suy ngẫm đến từng số phận: Chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm và cả bé Liên.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Thế, chị gái của nhà văn, truyện ngắn Hai đứa trẻ là câu chuyện thật về quãng thời gian hai chị em sống với mẹ ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Tác phẩm vì thế, còn phảng phất một tự truyện . Đây cũng có thể là lí do khiến cho câu văn của thiên truyện trở nên mềm mại, trong sáng, bình dị, mang âm điệu du dương phù hợp với tâm hồn êm dịu, sâu lắng và tế nhị chứa nỗi niềm buồn man mác của nvật chính trong truyện và cũng là của tác giả khi hồi cố tuổi thơ của chính mình./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them khoi 11 Hung 2009.doc