Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 73: Nghĩa của câu

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 73: Nghĩa của câu

NGHĨA CỦA CÂU.

I.MỤC TIÊU.

- Giúp học sinh nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.

- Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.

II.PHƯƠNG PHÁP

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ .

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 2.Giảng bài mới:

*Lời vào bài :Khi nói và viết ,chúng ta thường nói và viết thành câu .Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu trúc phức tạp và sự phân loại phong phú dựa vào những tiêu chí khác nhau .Song dú có phong phú đến đâu câu cũng phải có nghĩa .Nghĩa của câu là nội dung thông báo mà câu biểu đạt có thể thông báo sự việc có thể bày tỏ thái độ sự đánh giá của người nói đối với sự việc hay đối với người nghe.Vì vậy người ta chia thành 2 thnàh phần nghĩa .

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2275Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 73: Nghĩa của câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 73
Ngaøy soaïn:..
Ngày dạy:..
NGHĨA CỦA CÂU.
I.MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.
- Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.
II.PHƯƠNG PHÁP
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
 1. Kieåm tra baøi cũ . 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2.Giảng bài mới:
*Lời vào bài :Khi nói và viết ,chúng ta thường nói và viết thành câu .Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu trúc phức tạp và sự phân loại phong phú dựa vào những tiêu chí khác nhau .Song dú có phong phú đến đâu câu cũng phải có nghĩa .Nghĩa của câu là nội dung thông báo mà câu biểu đạt có thể thông báo sự việc có thể bày tỏ thái độ sự đánh giá của người nói đối với sự việc hay đối với người nghe.Vì vậy người ta chia thành 2 thnàh phần nghĩa.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu.
GV: Yêu cầu học sinh đọc và phân tích các ngữ liệu SGK.
GV: Hướng dẫn học sinh đi đến nhận định về hai thành phần nghĩa của câu.
GV: Giúp học sinh phân tích các ví dụ ở SGK.
Hoạt động 1: Đọc ngữ liệu mục I.1 SGK, sau đó thảo luận và trả lời các câu hỏi gợi ý
- Hai câu trong mỗi cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc, nhưng thái độ đánh giá sự việc của người nói là khác nhau.
 + Ở cặp câu a1/a2, cùng nói đến sự việc: Chí Phèo từng có một thời ao ước có một gia đình nho nhỏ.Nhưng câu a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (hình như), còn câu a2, đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
 + Ở cặp câu b1/b2, cùng nói đến sự việc: Người ta cũng bằng lòng( nếu tôi nói). Nhưng ở câu b1, thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả của sự việc ( có nhiều khả năng xảy ra), còn câu b2, chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.
HS: Dựa vào SGK rút ra nhận xét về hai thành phần nghĩa của câu.
I. Hai thành phần nghĩa của câu.
1. Tìm hiểu các ngữ liệu SGK.
2. Hai thành phần nghĩa của câu.
- Thành phần nghĩa sự việc ( nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề).
- Thành phần nghĩa tình thái ( bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó).
 Hai thành phần nghĩa trên hòa quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái.
20
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa sự việc của câu.
GV: Thống nhất chia lớp thành 6 nhóm học tập, mỗi nhóm sẽ tiến hành thảo luận và phân tích một loại nghĩa sự việc trong câu như sách giáo khoa.
 Nội dung phân tích:
-Phân tích nội dung nghĩa sự việc ( đề cập sự việc gì?).
- Phân tích các thành phần ngữ pháp biểu hiện nghĩa sự việc trong câu.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2:Dựa vào SGK, tiến hành thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện trình bày.
* Nhóm 1: Câu biểu hiện hành động.
* Nhóm 2: Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
* Nhóm 3: Câu biểu hiện quá trình.
* Nhóm 4: Câu biểu hiện tư thế.
* Nhóm 5: Câu biểu hiện sự tồn tại.
* Nhóm 6: Câu biểu hiện quan hệ.
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
II. Nghĩa sự việc.
-Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa sự việc của câu.
 + Câu biểu hiện hành động.
VD:Hắn móc đủ mọi túi để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc. ( Nam Cao)
 + Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
VD: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
 + Câu biểu hiện quá trình.
VD: sương nương theo trăng ngừng lưng trời.( Xuân Diệu).
 + Câu biểu hiện tư thế.
 + Câu biểu hiện sự tồn tại.
VD: Trong nhà có khách.
 + Câu biểu hiện quan hệ: quan hệ đồng nhất (là), quan hệ sở hữu ( của), quan hệ so sánh ( như, giống như),
VD: Quê hương là chùm khế ngọt.
- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ và một số thành phần phụ khác.
10
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Giúp học sinh làm các bài tập trong SGK.
Hoạt động 3:Đọc và làm các bài tập trong phần luyện tập SGK.
III. Luyện tập.
3.Cuûng coá:
 øNắm được hai thành phần nghĩa của câu, nhận diện được một số loại nghĩa sự việc của câu.
4. Daën do 
 - Baøi taäp veà nhaø: Làm các bài tập còn lại trong phần luyện tập.
 -Chuẩn bị viết bài làm văn số 5, tại lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docnghĩa của câu.doc