Chuyên đề dạy học cảm ứng ở thực vật

Chuyên đề dạy học cảm ứng ở thực vật

I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Mô tả chuyên đề

Chuyên đề này gồm các bài trong chương II – Phần IV: Sinh học cơ thể - Sinh học 11 THPT

Bài 23: Hướng động

Bài 24: Ứng động

Bài 25: Thực hành hướng động.

2. Mạch kiến thức của chuyên đề:

2.1. Khái niệm về cảm ứng

2.2. Các hình thức cảm ứng ở thực vật

2.2.1. Hướng động

a. Khái niệm

b. Cơ chế chung

c. Phân loại hướng động

2.2.2. Ứng động

a. Khái niệm

b. Cơ chế chung

c. Phân loại

2.3. Vai trò của cảm ứng ở thực vật

a. Vai trò của cảm ứng đối với đời sống thực vật

b. Ý nghĩa thực tiễn.

 

doc 22 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 15280Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề dạy học cảm ứng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13, 14, 15 	Tiết: 	22, 23, 24 Ngày soạn: 14/11/2015	Ngày dạy: 17/11/15 	Lớp dạy: 11B2
TÊN CHUYÊN ĐỀ: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương II – Phần IV: Sinh học cơ thể - Sinh học 11 THPT
Bài 23: Hướng động
Bài 24: Ứng động
Bài 25: Thực hành hướng động.
Mạch kiến thức của chuyên đề:
2.1. Khái niệm về cảm ứng
2.2. Các hình thức cảm ứng ở thực vật
2.2.1. Hướng động
a. Khái niệm
b. Cơ chế chung
c. Phân loại hướng động
2.2.2. Ứng động
a. Khái niệm
b. Cơ chế chung
c. Phân loại
2.3. Vai trò của cảm ứng ở thực vật
a. Vai trò của cảm ứng đối với đời sống thực vật
b. Ý nghĩa thực tiễn.
3. Thời gian thực hiện:
- 3 tiết trên lớp
- 2 tuần làm việc ngoài giờ
4. Nội dung kiến thức
Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG
Cảm ứng: Là phản ứng của sinh vật trước kích thích của môi trường. Cảm ứng ở TV khác cảm ứng ở ĐV.
- Thực vật: Phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém da dạng
- Động vật: Nhanh dễ nhận thấy, hình thức đa dạng
- Có 2 hình thức: Hướng động (vận động định hướng) và ứng động (vận động cảm ứng).
I. Khái niệm:
1. Khái niệm:
- Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
2. Phân loại
Dựa vào hoạt động hướng vào hay hướng ra xa nguồn khích thích mà có 2 hình thức hướng động:
- Hướng động dương: hướng vào nguồn kích thích.
- Hướng động âm: hướng ra xa nguồn kích thích.
- Hướng động tỉ lệ thuận với cường độ kích thích.
- Vận động hướng động được điều tiết nhờ hoạt động của hoocmon thực vật (auxin):
* Cơ chế hoạt động của Auxin:
- Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (thân, rể, lá, mầm)
- Auxin vận chuyển chủ động từ phía bị kích thích đến phía không bị kích thích. Lượng auxin nhiều kích thích sự kéo dài của tế bào. Phía không bị kích thích nồng độ auxin cao hơn, kích thích tế bào sinh trưởng nhanh hơn.
- Ở thân: auxin nhiều sẽ kích thích sinh trưởng tế bào.
- Ở rễ: auxin nhiều sẽ ức chế sinh trưởng tế bào. Auxin thích hợp sẽ kích thích sinh trưởng tế bào.
II. Các kiểu hướng động:
* Cơ sở phân loại: 
Dựa vào tác nhân kích thích phân ra các loại hướng động:
1. Hướng sáng:
- Tác nhân: ánh sáng
- Hình thức hướng sáng:
+ Rễ: hướng sáng âm
+ Thân, cành: hướng sáng dương
- Sự phân bố auxin không đều:
+ Rễ: Lượng auxin tập trung về phía ít ánh sáng và ức chế sự kéo dài tế bào làm rễ cong hướng tránh xa ánh sáng.
+ Thân:
* Auxin vận chuyển chủ động về phía ít ánh sáng, nên lượng auxin nhiều và kích thích sự kéo dài tế bào.
* Auxin xâm nhập vào vách tế bào làm đứt các vách ngang của xenlulozo làm cho tế bào dãn dài ra.
→Hướng sáng: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng. 
2. Hướng đất (hướng trọng lực):
- Tác nhân: trọng lực
- Hình thức hướng đất:
+ Rễ: hướng đất dương
+ Thân, cành: hướng đất âm
- Sự phân bố auxin không đều:
+ Ở rễ: 
* Mặt dưới có lượng auxin và axit abxixic nhiều nên ức chế sự sinh trưởng tế bào.
* Mặt trên lượng auxin thích hợp kích thích sinh trưởng tế bào, tế bào phân chia, lớn lên và kéo dài làm rễ quay xuống.
+ Ở thân: Mặt dưới có lượng auxin nhiều hơn mặt trên nên tế bào phân chia lớn lên và kéo dài, nên chồi ngọn quay lên trên.
→ Hướng đất (hướng trọng lực): Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất).
3. Hướng nước:
- Tác nhân: nước.
- Hình thức hướng nước:
+ Rễ: hướng nước dương
4. Hướng hóa:
- Tác nhân: hóa chất
- Hoạt động hướng động:
+ Rễ: hướng hóa âm (chất độc), hướng hóa dương (chất có lợi, phân bón, chất dinh dưỡng)
→ Hướng hóa: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của hóa chất.
5. Hướng tiếp xúc:
- Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây như giá đỡ tiếp xúc với tua cuốn hay thân leo tiếp xúc với cọc leo.
* Cơ chế chung của tính hướng động ở thực vật: là do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (rễ, thân, tua cuốn). Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng như vậy chủ yếu là do sự phân bố nồng độ hoocmon sinh trưởng (auxin) không đồng đều tại hai phía của cơ quan.
III. Vai trò hướng động trong đời sống thực vật:
- Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển	
- Trong tồng trọt việc tưới nước và bón phân tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển theo mong muốn.
Bài 24: ỨNG ĐỘNG
I. KHÁI NIỆM
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng.
- Nguyên nhân chung là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lý, sinh hoá theo nhịp điệu đồng hồ sinh học.
II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG
1. Ứng động sinh trưởng
Ứng động sinh trưởng là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào của cây. Thường là vận động theo đồng hồ sinh học. 
a. Vận động cuốn vòng:
- Do di chuyển đỉnh chóp của thân leo quấn quanh cọc dựa.
- Vận động cuốn vòng thực hiện theo chu kỳ.
- Thời gian quấn vòng tuỳ thuộc vào loại cây.
Gibêrelin có tác dụng kích thích vận động vòng cả ngày và đêm.
b. Vận động nở hoa:
* Cảm ứng theo nhiệt độ:
* Cảm ứng theo ánh sáng
- Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan với nhau.
- Ánh sáng mang theo năng lượng làm thay đổi nhiệt độ ngày và đêm.
- Sự vận động nở hoa có sự tham gia của hooc môn thực vật.
c. Vận động ngủ, thức:
Là sự vận động của cơ quan thực vật theo theo chu kỳ nhịp đồng hồ điệu sinh học, theo điều kiện môi trường.
2. Ứng động không sinh trưởng
- Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xãy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hoá của cơ quan.
- Vận động theo sự trương nước là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động, va chạm cơ học.
a. Vận động tự vệ của cây trinh nữ:
- Do cấu trúc của các thể gối luôn căng nước ---> cành lá xoè. Khi va chạm, nước bị mất di chuyển nhanh ion K+ rời khỏi không bào ---> lá cụp xuống.
- Phản ứng nhanh được truyền bằng tín hiệu điện.
- Tế bào cảm giác nhận tín hiệu sinh học → tế bào vận động ở thể gối → làm thay đổi thể tích gối → lá chét cụp xuống.
b. Vận động bắt mồi:
- Con mồi chạm vào lá → sức trương giảm → các gai tua, lông cụp, các nắp đậy lại → giữ chặt con mồi.
- Các tuyến trên lông của lá tiết enzim phân giải con mồi.
III. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG
1. Vai trò
	Giúp thực vật thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh.
2. Ứng dụng
- Thúc đẩy hoặc kìm hãm chồi ngủ thêm hay thức sớm theo nhu cầu con người (dùng điều kiện môi trường thích hợp, chất kích thích hay kìm hãm..)
- Cây nhập nội cần đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng cho quá trình ra hoa ( hoa cúc, hoa hồng)
BÀI 25: THỰC HÀNH HƯỚNG ĐỘNG
I. PHƯƠNG PHÁP
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước ở nhà, đến lớp trình bày cách tiến hành và đối chứng kết quả.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
 GV: - Làm thí nghiệm mẫu theo nội dung ở SGK.
 HS: - Tiến hành thí nghiệm ở vườn nhà theo hướng dẫn của GV trước 1 tuần ( mỗi tổ là 1 nhóm)
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
A. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
 1. Chuẩn bị:
- Hạt đậu nãy mầm, hạt ngô nãy mầm.
- Hộp giấy có nhiều ngăn đục lỗ thủng.
- Cốc trồng các cây đậu.
- Hộp nhựa trong suốt, khay nhỏ bằng lưới thép lỗ nhỏ, dây buộc.
- Phân đạm, đèn chiếu sáng.
 2. Cách tiến hành
a. Hướng đất:
- Lấy một chậu có hạt đậu đã mọc thân, lá, treo ngược để thân quay xuống đất. Sau một thời gian nhận thấy thân vẫn quay lên trên. Hãy giải thích hiện tượng.
- Cho hạt đậu đã nãy mầm nằm trong một ống trụ bằng nhựa dài 20cm treo nằm ngang. Rễ và thân mọc ra khỏi ống trụ. Quan sát xem rễ và thân mọc theo chiều nào, giải thích?
b. Hướng sáng:
- Đặt cốc có cây đậu mọc thành thân, lá vào đáy hộp. Nhận xét chiều hướng của ngọn cây theo vị trí của lỗ thủng.
- Đặt cốc có cây đậu vào sát một nền đen, sau một tuần thấy chồi ngọn vươn ra phía có ánh sáng. Hãy giải thích hiện tượng trên.
3. Hướng nước:
Hạt đậu nảy mầm đặt vào khay nhỏ bằng lưới thép đựng mạt cưa ẩm cho kín hạt. Đem khay treo nghiêng 450. Quan sát thấy rễ mọc xuyên qua lỗ thủng, rễ uốn cong quay về phía mạt cưa ẩm trong khay. Hãy giải thích.
4. Hướng hoá:
Trong một hộp nhựa trong suốt để cây đậu mọc bình thường ở giữa hộp, chỉ bón phân đạm ở 1 phía thành hộp. Theo dõi thấy hệ rễ vươn về phía phân bón. Hãy giải thích.
B. THU HOẠCH
Học sinh viết thu hoạch kết quả quan sát được và giải thích.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1 Kiến thức
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật, hướng động và ứng động.
- Trình bày được cơ chế của hướng động và ứng động.
- Trình bày được các kiểu hướng động và ứng động.
- Trình bày vai trò của cảm ứng đối với đời sống thực vật
- Nêu được ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn.
- Phân biệt hướng động và ứng động.
- Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. 
- Vận dụng kiến thức để giải thích được 
 + Các biện pháp điều khiển cây nở hoa và đánh thức chồi ngủ đúng thời điểm đang được áp dụng trong trồng trọt.
 + Cần đảm bảo các điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng...) để các giống nhập nội ra hoa thuận lợi
1.2 Kĩ năng/ năng lực hướng tới của chủ đề.
- Kỹ năng tư duy đưa ra được các khái niệm cảm ứng, hướng động, ứng động, hiểu được cơ chế của hướng động và ứng động. 
- Kỹ năng khoa học: Quan sát các hình ảnh, hiện tượng hướng động và ứng động, phân loại được các hình thức hướng động và ứng động, phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
- Kỹ năng thực hành thí nghiệm: thực hiện các thí nghiệm về hướng động và ứng động.
- Kỹ năng học tập: Năng lực tự học thông qua việc tìm hiểu các khái niệm, cơ chế, phân loại các hình thức cảm ứng ở thực vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
 + Điều khiển nở hoa và đánh thức chồi
 + Đảm bảo các điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng...) để các giống nhập nội ra hoa thuận lợi
 + Đề xuất các biện pháp kỹ thuật điều khiển sự ra hoa ở thực vật.
- Năng lực tư duy sáng tạo: Qua quan sát các hiện tượng cảm ứng ở thực và từ đó phân loại được các hình thức cảm ứng ở thực vật/
- Năng lực quản lí: quản lí nhóm, bản thân, quản lí các phương tiện trong quá trình học
- Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, tìm các cở sở trồng hoa và các thông tin liên quan.
- Năng lực sử dụng CNTT: khai thác trang thông tin trên mạng
1.3. Thái độ:
- Biết cách vận dụng các biện pháp lỹ thuật trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế một số cây trồng tại gia đình
2. Định hướng các năng lực hướng tới
2.1 Năng lực chung 
- Năng lực tự học
+ Học sinh xác định được mục tiêu: Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật, hướng động và ứng động. Trình bày được cơ chế của hướng động và ứng động. Trình bày được các kiểu hướng động và ứng động. Nêu vai trò của cảm ứng đối với đời sống thực vật, ứng dụng của cảm ứng của thực vật trong thực tiễn.
+ Lập được bảng kế ho ... 
Phiếu học tập số 2
CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG: 
Loại ứng động
Khái niệm
Nguyên nhân
Cơ chế
Ví dụ
Ứng động sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng
Đáp án Phiếu học tập số 2
CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG:
Loại ứng động
Khái niệm
Nguyên nhân
Cơ chế
Ví dụ
Ứng động sinh trưởng
Là các vận liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây
Do biến đổi tác nhân từ mọi phía
Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện của cơ quan có cấu trúc hình dẹt
Nở hoa của cây Bồ công anh
Ứng động không sinh trưởng
Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước
Tác nhân kích thích môi trường từ mọi phía
Do biến đổi hàm lượng nước trong TB chuyên hoá và sự xuất hiện điện thế lan truyền kích thích
Cụp lá của cây Trinh nữ, đóng mở của khí khổng
* Phiếu học tập số 3
So sánh
 Hướng động
 Ứng động
Khái niệm
Cơ chế
Biểu hiện
Vai trò
* Đáp án Phiếu học tập số 3
so sánh
 Hướng động
 Ứng động
Khái niệm
Là phản ứng sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan đói với sự kthích từ 1 phía ngoại cảnh
Là sự vận động thuận nghịch của các cơ quan có cấu tạo kiểu hình dẹp đối với sự biến đổi của các tác nhân ktán của ngoại cảnh 
Cơ chế
Thay đổi tốc độ sinh trưởng tại 2 phía đối diện của cơ quan có cấu tạo hình trụ khi có tác nhân kích thích
Thay đổi tốc độ sinh trưởng hoặc sức trơng nước của cơ quan có kiểu hình dẹp khi có tác nhân kích thích
Biểu hiện
Hướng tới tác nhân kích thích (hướng +)
Tránh xa kích thích (hướng -)
Đóng, mở của hoa
Cụp, xoè của lá
Vai trò
Giúp cây thích nghi với sự biến
đổi của môi trường để tồn tại và phát triển
 * Phiếu học tập số 4: Phân biệt Vận động khép lá – xòe lá ở cây trinh nữ với Vận động khép lá – xòe lá ở cây phượng
Điểm phân biệt
Vận động khép lá – xòe lá ở cây trinh nữ
Vận động khép lá – xòe lá ở cây phượng
Bản chất
Tác nhân kích thích
Tính chất biểu hiện
Ý nghĩa
* Đáp án Phiếu học tập số 4: Phân biệt Vận động khép lá – xòe lá ở cây trinh nữ với Vận động khép lá – xòe lá ở cây phượng
Điểm phân biệt
Vận động khép lá – xòe lá ở cây trinh nữ
Vận động khép lá – xòe lá ở cây phượng
Bản chất
Vận động không sinh trưởng
Vận động sinh trưởng
Tác nhân kích thích
Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào chuyên hóa nằm ở cuống lá, không liên quan đến sự sinh trưởng
Do tác động của auxin nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng không đều ở mặt trên và mặt dưới của lá
Tính chất biểu hiện
Nhanh hơn
Không có tính chu kì
Chậm hơn
Có tính chu kì
Ý nghĩa
Giúp lá không bị tổn thương khi có tác động cơ học
Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để quang hợp và khép lại vào đêm để giảm thoát hơi nước.
2. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Hướng động là:
hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng xác định.
Câu 2: Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng?
Hoa mười giờ nở vào buổi sáng ; Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
Hoa mười giờ nở vào buổi sáng ; Khí khổng đóng và mở.
Sự đóng mở của lá trinh nữ ; Khí khổng đóng và mở.
Cây nắp ấm bắt mồi.
Câu 3: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng sáng là gì?
A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía được chiếu sáng.
B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía được chiếu sáng.
C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía chiếu sáng.
D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được chiếu sáng sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía chiếu sáng.
Câu 4: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B. Hướng đất, hướng sáng, huớng hoá.
C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 5: Khi đặt cây nằm ngang, rễ cây hướng đất dương nhờ cơ chế nào?
Do tác động của trọng lực,auxin buộc rễ cây phải hướng đất.
Auxin có khối lượng rất nặng ,chìm xuống mặt dưới của rễ,kích thích tế bào phân chia mạnh,làm rễ cong hướng xuống đất.
Auxin tập trung ở mặt trên,ức chế các tế bào mặt trên sinh sản,làm rễ hướng đất.
Auxin tập trung ở mặt dưới, ức chế tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong theo chiều hướng đất.
Câu 6: Trong một lần cùng lớp đi tham quan vườn trồng hoa, cây cảnh, Hùng thắc mắc: Tại sao người ta có thể điều khiển để hoa nở đúng vào dịp tết? Em hãy giúp Hùng giải thích nhé.
Câu 7: Giò phong lan treo ở cửa sổ nhà Hường mọc cong về một phía. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 8: Hãy chọn những đặc điểm của hình thức cảm ứng hướng động trong các đặc điểm sau: tế bào ở 2 phía có tốc độ sinh trưởng khác nhau; cơ quan vận động cảm ứng là rễ, thân, hoa; tế bào ở các phía có tốc độ sinh trưởng như nhau; cơ quan vận động cảm ứng chủ yếu là hoa; cơ chế cảm ứng liên quan đến hoocmôn sinh trưởng auxin;.
Câu 9: Tại sao khi chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cây trinh nữ cụp lại?
Câu 10: Trường hợp nào là ứng động?
A. Hoa nở.
B. Cây đậu côve quấn quanh cọc.
C. Rễ cây hướng xuống đất.
D. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng.
Câu 11: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
	A/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
	B/ Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
	C/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
	D/ Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 12: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
	A/ Hoa.	B/ Thân.	C/ Rễ.	D/ Lá.
Câu 13: Hai loại hướng động chính là:
	A/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).
	B/ Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
	C/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
	D/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).
Câu 14: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
	A/ Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
	B Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.
	C/ Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
	D/ Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 15: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
	A/ Chiếu sáng từ hai hướng.	B/ Chiếu sáng từ ba hướng.
	C/ Chiếu sáng từ một hướng.	D/ Chiếu sáng từ nhiều hướng.
Câu 16: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
	A/ Ứng động đóng mở khí kổng.	B/ Ứng động quấn vòng.
	C/ Ứng động nở hoa.	D/ Ứng động thức ngủ của lá.
Câu 17: Ứng động (Vận động cảm ứng) là:
	A/ Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
	B/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
	C/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
	D/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
Câu 18: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
	A/ Tác nhân kích thích không định hướng.
	B/ Có sự vận động vô hướng
	C/ Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
	D/ Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 19: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
	A Mọc vống lên và có màu vàng úa.
	B/ Mọc bình thường và có màu xanh.
	C/ Mọc vống lên và có màu xanh.
	D/ Mọc bình thường và có màu vàng úa.
Câu 20: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
	A/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
	B/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.
	C/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.
	D/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.
Câu 21: Hướng động là:
	A/ Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
	B/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
	C/ Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
	D/ Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 22: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
	A/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
	B/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
	C/ Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
	D/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
Câu 23: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
	A/ Hướng sáng.	B/ Hướng đất	
	C/ Hướng nước.	D/ Hướng tiếp xúc.
Câu 24. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là:
 	 A. Xẩy ra nhanh , dễ nhận thấy. B. Xảy ra chậm , khó nhận thấy.
 	 C. Xẩy ra nhanh , khó nhận thấy. 	D. Xẩy ra chậm , dễ nhận thấy.
Câu 25. Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
	A. hướng sáng.	B. hướng tiếp xúc.	
C. hường trọng lực âm	D. hướng hóa .
Câu 26. Hướng động ở cây có liên quan tới:
	A. các nhân tố môi trường.	B. sự phân giải sắc tố.
	C. đóng khí khổng.	D. thay đổi hàm lượng axitnuclêic
Câu 27. Tác nhân của hướng trọng lực là:
	A. đất.	B. ánh sáng.	C. chất hóa học 	 D. sự va chạm.
Câu 28. Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào?
 	A. Hướng hoá.	B .Ứng động không sinh trưởng.
 	C. Ứng động sức trương.	D. Ứng động tiếp xúc.
Câu 29 Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động :
	A. dưới tác động của ánh sáng.	B.dưới tác động của nhiệt độ.
	C. dưới tác động của hoá chất.	D.dưới tác động của điện năng
Câu 30. Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động :
A. dưới tác động của ánh sáng.	B.dưới tác động của nhiệt độ.
	C. dưới tác động của hoá chất.	D.dưới tác động của điện năng
Câu 31. Ứng dộng của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu :
	A. ứng động sinh trưởng.	B. quang ứng động.
	C. ứng động không sinh trưởng	D. điện ứng động.
Câu 32. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của:
	A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.	B.quang ứng động và điện ứng động. 	
	C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động.	D. ứng động tổn thường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chuyen_de_Cam_ung_o_thuc_vat.doc