Tóm tắt bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh

I. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Điều kiện lịch sử – xã hội

a) Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong lòng xã hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu thuẫn cũ, nó không thủ tiêu mâu thuẫn cũ mà là cơ sở để duy trì mâu thuẫn cũ, làm cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.

 

doc 62 trang Người đăng quocviet Lượt xem 6994Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP
TƯ TƯỞNG HỒ Chí MINH
I. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Điều kiện lịch sử – xã hội
a) Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
+ Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, đã không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong lòng xã hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu thuẫn cũ, nó không thủ tiêu mâu thuẫn cũ mà là cơ sở để duy trì mâu thuẫn cũ, làm cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến, điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.
+ Đầu thế kỷ XX, bối cảnh xã hội Việt Nam đặt dân tộc chống cả Triều lẫn Tây. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các phong trào yêu nước ở thời kỳ này dù dưới ngọn cờ nào cũng đều thất bại hoặc bị dìm trong bể máu. Xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Người đã sớm tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc là: các phong trào giải phóng dân tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội. Nguyễn Ái Quốc nảy ý định ra đi tìm đường cứu nước – con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam.
b) Quê hương và gia đình
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học, có nề nếp gia phong mẫu mực, giữ đạo hiếu và có truyền thống hiếu học, yêu thương đùm bọc, Cụ Nguyễn Sinh Sắc có tư tưởng yêu nước, thương dân, cuộc đời cụ Phó bảng có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.
Quê hương Nghệ tĩnh, huyện Nam Đàn, làng Kim Liên có truyền thống cách mạng đậm nét, giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Quê hương của Người có nhiều anh hùng nổi tiếng như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, đã thấm máu của các anh hùng liệt sĩ chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến Bản thân anh trai, chị gái của Bác cũng tham gia chiến đấu dũng cảm. Khi còn học ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến bọn thực dân Pháp đàn áp đồng bào mình, điều đó đã thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. 
c) Bối cảnh thời đại 
Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Năm 1912, Hốp-xơn (người Anh) đã mô tả tường tận đặc điểm kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Lênin dựa trên quan điểm của Hốp-xơn đưa ra định nghĩa nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc gắn liền đặc điểm kinh tế là các nước lớn xâm chiếm thuộc địa và chia nhau xong đất đai thế giới. Đây là đặc điểm liên quan trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này. Theo Lênin, thế giới phân chia đa số (70%) các dân tộc bị áp bức, số ít (30%) các dân tộc đi áp bức. Đặc điểm chung là diện tích và dân số các thuộc địa lớn gấp nhiều lần so với diện tích và dân số các nước chính quốc. Đây là tư tưởng cơ bản của Quốc tế cộng sản và là cơ sở để chỉ đạo cách mạng thế giới. Tại Đại hội V quốc tế cộng sản (1924) Hồ Chí Minh đã đưa ra con số đầy thuyết phục như: thuộc địa của Anh lớn gấp 252 lần diện tích nước Anh, dân số thuộc địa Anh lớn gấp 8,5 lần dân số nước Anh.
Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang độc quyền hình thành hệ thống thuộc địa làm nảy sinh mâu thuẫn mới của thời đại là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa, bao trùm lên mâu thuẫn vốn có của thời đại: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản ở các nước phát triển, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu. Khẩu hiệu của Mác đã được mở rộng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.
Năm 1917, Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi mở ra thời đại mới- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự xuất hiện của Quốc tế Cộng sản làm nảy sinh mâu thuẫn thời đại: CNXH > < CNTB. Quốc tế Cộng sản là trung tâm tập hợp lực lượng cách mạng và chỉ đạo cách mạng thế giới. Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng HCM và tạo tiền đề bỏ qua CNTB lên CNXH ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính nhằm tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam và do lịch sử của cách mạng Việt Nam quy định.
2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Truyền thống văn hoá và tư tưởng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh là một trong những người con ưu tú của dân tộc. Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo ra anh hùng thời đại – Hồ Chí Minh người anh hùng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết bắt nguồn từ truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Trong đó chú ý đến các giá trị tiêu biểu:
+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước đã hình thành cho dân tộc Việt Nam các giá trị truyền thống phong phú, bền vững. Đó là ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực, tự cường, yêu nướctạo động lực mạnh mẽ của đất nước.
+ Tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong khó khăn, hoạn nạn. 
+ Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ. 
+ Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá bên ngoài làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Chính nhờ tiếp thu truyền thống của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc. “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi tin theo Lênin và đi theo Quốc tế III.”
b) Tinh hoa văn hoá nhân loại: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp thụ nền Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho cách mạng VN
+ Văn hoá phương Đông: Người đã tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, và tư tưởng tiến bộ khác của văn hoá phương Đông.
Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. HCM đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước VN
Phật giáo vào Việt Nam từ sớm và có ảnh hưởng rất mạnh đối với Việt Nam. Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái. Phật giáo có tư tưởng bình đẳng, dân chủ hơn so với Nho giáo. Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động. Phật giáo vào Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồng chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân.
Tư tưởng dân chủ tiến bộ như chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh, vì Người tìm thấy những điều phù hợp với điều kiện của cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh là nhà mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.
+ Văn hoá phương Tây: 
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp 1791, tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776. Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Lần đầu sang Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái. Người cũng tiếp thu tư tưởng của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso, Montesquieu.
Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh quan niệm Tôn giáo là văn hoá. Điểm tích cực nhất của Thiên chúa giáo là lòng nhân ái. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng văn hoá Đông - Tây để phục vụ cho cách mạng Việt Nam. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại.”
c) Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm CNMLN ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do. “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội”. Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện:
- Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Quyết định phương pháp hành động biện chứng của Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư tưởng Việt Nam thời Hiện đại.
Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở Hồ Chí Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý:
Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Người tự hoàn thiện vốn văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú nhờ đó Bác đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên “tất yếu khách quan và hợp với quy luật”. Chủ nghĩa Mác-Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại: tinh tuý nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất
Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với CNMLN là tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Người hồi tưởng lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Lênin, “khi ấy ngồi một mình trong phòng mà tôi nói  ... ội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì bổ ích”. “Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người thấy nhiều loại hoa đẹp”. Như vậy văn nghệ phản ánh chân thực những gì đã có trong đời sống của nhân dân, mà còn hướng dẫn nhân dân loại bỏ cái giả, cái sai, cái không đúng, để vươn tới cái lý tưởng- đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ. Chính điều đó mở đường cho sáng tạo không giới hạn của văn nghệ sĩ.
c) Văn hoá đời sống
Quan điểm xây dựng đời sống mới thực sự là quan điểm độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hoá. Khái niệm đời sống mới bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới, ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu.
- Đạo đức mới. Theo Hồ Chí Minh là thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính.
- Lối sống mới. Đó là lối sống có lý tưởng có đạo đức,văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá của nhân loại. Cần phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Năm cách phải sửa đổi... có nghĩa là nói về mặt văn hoá của ăn, mặc, ở,... Mặt văn hoá của ăn, mặc, ở, ... phụ thuộc vào lối sống có văn hoá hay không có văn hoá của con người.
- Nếp sống mới. Quá trình xây dựng lối sống mới làm cho nó dần dần trở thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán của cả cộng đồng trong phạm vi địa phương hay cả nước gọi là nếp sống mới. Nếp sống mới phải kế thừa những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân ta. Cái gì cũ mà xấu thì bỏ. Cái gì cũ mà không xấu thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm.
IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HOÁ VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống.
Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc XHCN
Biết giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự.
2. Học tập và vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Xây dựng một xã hội nhân văn theo quan điểm Hồ Chí Minh phải bảo đảm công bằng xã hội, quan tâm đến lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Xét đến cùng là phấn đấu cho độc lập ,tự do, hạnh phúc, công bằng, dân chủ của con người. Tất cả vì con người và do con người. Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, khoan dung góp phần hoàn thiện nhân cách con người mới.
3. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá: Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới như sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, qui ước của cộng đồng.
- Lao động chăm chỉ có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao.
CHƯƠNG VII
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
1. Đặc điểm của tình hình thế giới
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ
Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khoa học - công nghệ, hiện nay có biểu hiện sau:
- Cuộc cách mạng khẳng định tính đúng đắn của C. Mác trong việc dự báo, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ có nhiều bước tiến, đặc biệt lĩnh vực công nghệ thông tin, xã hội đang bước vào “xã hội thông tin”, “kinh tế tri thức”.
- Cách mạng khoa học công nghệ đang thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá về kinh tế và vốn mang tính hai mặt vừa tích cực vừa tiêu cực.
- Trên con đường phát triển, cách mạng khoa học đang tạo ra sự liên kết, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ.
+ Tình hình chính trị thế giới có nhiều thay đổi lớn.
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gặp nhiều khó khăn.
- Chiến tranh Lạnh kết thúc, hoà bình thế giới đứng trước thách thức lớn.
- Chủ nghĩa tư bản tiếp tục điều chỉnh để phát triển.
- Các nước Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương phát triển năng động nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định.
- Thế giới đang diễn ra cả hai xu hướng vừa mâu thuẫn vừa thống nhất trong một chỉnh thể.
2. Bối cảnh trong nước
Thực hiện đường lối đổi mới có những đặc điểm sau:
- Thu được một số thành tựu cơ bản.
- Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn đan xen nhau. Cơ hội lớn là: lợi thế so sánh để phát triển do có nhiều yếu tố trong đó yếu tố nội lực là quan trọng. Tăng trưởng kinh tế, cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ, thực hiện mở rộng đường lối ngoại giao của Hồ Chí Minh theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại Nhưng chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức lớn, nguy cơ trên con đường phát triển. Đó là bốn nguy cơ mà Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra.
II. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CÓ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Lý luận gắn liền với thực tiễn
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động”. Phải kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chú ý một số nội dung:
- Luôn đem lý luận đối chiếu với thực tiễn.
- Trong hoạt động thực tiễn phải chú ý tổng kết nâng lên thành vấn đề lý luận.
- Thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm lý luận.
2. Quan điểm lịch sử - cụ thể
Luôn đặt quan điểm, luận điểm của HCM trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Xem xét những quan điểm của Hồ Chí Minh trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn cuộc sống, liên tục vận động và phát triển không ngừng tương tác với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. 
Sự thống nhất giữa lời nói và làm việc của Hồ Chí Minh được coi trọng và nhất quán trong quá trình Người lãnh đạo cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, phản ánh tính hiện thực lịch sử và chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử.
3. Quan điểm toàn diện và hệ thống
- Phải nhìn sự vật toàn diện, bao quát. Tránh bỏ sót việc lớn, cơ bản, ảnh hưởng đến đại cục.
- Phải xem xét sự vật trong quá trình phát sinh, phát triển, và đặt sự vật trong tổng thể.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh là nhất quán trong một hệ thống chặt chẽ.
4. Quan điểm kế thừa và phát triển. 
- “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
- Trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm kế thừa và phát triển, chú ý vận dụng tinh thần và phương pháp của Người để nhận thức và hành động đúng quy luật, giải quyết những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra.
- Cuộc sống vận động không ngừng, phải nắm bắt đúng tình hình thực tế trong nước và thế giới để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cho sát với yêu cầu thực tế, sát với điều kiện mới.
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
1. Phương hướng
Phương hướng vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới là nắm vững quan điểm thực tiễn, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người để giải quyết đúng những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
2. Một số nội dung chủ yếu vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay
+ Kiên định với con đường mà Hồ Chí Minh lựa chọn. Hiện nay chúng ta tiếp tục thực hiện sáu đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà Cương lĩnh xây dựng đất nước đã nêu:
Chủ nghĩa xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
Xã hội có nền kinh tế phát triển cao, LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
Xã hội có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có điều kiện phát triển người lao động tự do toàn diện.
Các dân tộc bình đẳng , đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
+ Dựa vào sức mạnh của toàn dân. Động lực chủ yếu để xây dựng đất nước.
- Một là, thường xuyên chăm lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người.
- Hai là, tiếp tục xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Ba là, tôn trọng quyền làm chủ của dân.
- Bốn là, dựa vào sức mạnh của dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, dựa trên giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Năm là, Làm cho nhân dân làm tròn nghĩa vụ công dân.
+ Xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh.
Xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Chăm lo xâydựng Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. 
Nội dung ôn tập:
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh?
2. Hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh?
3. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
4. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
5. ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc?
7. Những luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ?
8. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta ?
9. Con đường hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội?
10. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội.
11. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội?
12. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
13. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
14. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc.
15. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
16. Những nội dung chủ yếu về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
17. Quan điểm của Hồ Chí Minh và nền tảng tư tưởng của Đảng.
18. Quan điểm của Hồ Chí Minh và các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
19. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
20. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân về tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nướ ta.
21. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền.
22. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của đạo đức của cách mạng.
23. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
24. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng HCM
25. Những nội dung chủ yếu của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
26. Khái niêm văn hoḠcủa Hồ Chí Minh.
27. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hoá¸.
28. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực chính cua văn hoá.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai giang mon TTHCM.doc