Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 53 (đọc thêm) thơ Hai-Cư (Ba- Sô)

Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 53 (đọc thêm) thơ Hai-Cư (Ba- Sô)

Tiết 53 (Đọc thêm) THƠ HAI-CƯ

 (Ba- sô)

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh

 - Có được những hiểu biết nhất định về đặc điểm của thể loại thơ Hai cư, đặc biệt là cuộc đời và sáng tác của Mát-su-ô Ba- sô.

 - Hiểu ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ Hai cư để thêm yêu quê hương và cuộc sống.

B. Phương tiện dạy học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

C. Phương pháp giảng dạy.

 - Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 Tiết 53 (đọc thêm) thơ Hai-Cư (Ba- Sô)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53 (Đọc thêm) THƠ HAI-CƯ
 (Ba- sô)
A. Mục tiêu bài học.
 Giúp học sinh
	- Có được những hiểu biết nhất định về đặc điểm của thể loại thơ Hai cư, đặc biệt là cuộc đời và sáng tác của Mát-su-ô Ba- sô.
	- Hiểu ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ Hai cư để thêm yêu quê hương và cuộc sống.
B. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
	- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới. 
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
1, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
GV: Cho HS Đọc SGK, chú thích và trả lời câu hỏi.
GVH: Anh (chị) hiểu gì về thể thơ hai cư ?
GVH: Về tác giả Mát-su-ô Ba-sô có gì chú ý ?
1, HS tìm hiểu chung.
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả Ba Sô:
 - Ba sô là bậc thầy về thơ Hai cư của Nhật. 
2. Thơ hai cư:
- Hai cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản. Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết. Trong tiếng Nhật 17 âm tiết đó được viết thành một hàng, khi phiên âm La tinh nó mới được ngắt thành ba đoạn theo thứ tự 5/7/5. 
 Trong mỗi bài thơ đều phải có quý ngữ (từ chỉ mùa).
2, Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
giải nghĩa các từ khó để hiểu thêm bài thơ.
2, HS đọc hiểu văn bản.
II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản:
1. Bài 1.
Chúng ta thường quan niệm: Đất khách là nơi sống gởi. Quê hương(Cố hương) mới là nơi gắn bó tình cảm sâu sắc.
Về thăm quê, Ba- sô nhận ra rằng đất khách cũng chính là quê hương. Cần phải sống hết lòng và có trách nhiệm với vùng đất mới.
2, Bài thơ số 2.
- Ba- sô trở về kinh đô sau 20 năm xa cách. Nhà thơ nghe tiếng đỗ quyên kêu mà nhớ kinh đô năm nào. Cảnh vật ở kinh đô giờ đã thay đổi, đẹp hơn xưa thế nhưng nhà thơ vẫn không quên cái cũ.
3, Bài thơ số 3.
- Ba- sô về quê, mẹ nhà thơ đã mất. Cầm trên tay di vật còn lại của mẹ, nhà thơ đã khóc. Nhà thơ nhận ra rằng cuộc đời con người như giọt sương ngắn ngủi vô cùng nên buồn.
4, Bài thơ số 4.
- Nghe tiếng vượn hú gợi nhớ đến tiếng khóc thê lương não nề của những em bé bị bỏ rơi. Bài thơ diễn tả sự đồng cảm của nhà tnơ đối với nỗi bất hạnh của con người.
5, Bài thơ số 5.
- Nhìn chú khỉ đơn độc bị trời mưa ướt nhà thơ liên tưởng đến kiếp sống nghèo khổ của người nông dân. Bài thơ diễn tả lòng thương yêu của nhà thơ đối với những người nghèo khổ.
6, Bài thơ số 6.
- Cánh hoa mỏng manh, nhỏ bé tác động đến hồ nước rộng lớn, làm cho hồ nước gợn sóng. Bài thơ diễn tả mối tương quan giữa các sự vật.
7, Bài thơ số 7.
- Những hiện tượng của tự nhiên như: Âm thanh, màu sắc, mùi hương có sự tương giao và chuyển hóa theo quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên.
8, Bài thơ số 8.
- Bị bệnh nặng nhưng nhà thơ vẫn mong ướng được sống, được đóng góp cho đời. Bài thơ thể hiện niềm yêu dời của nhà thơ.
	5. Củng cố.	
 6. Dặn dò.
 7. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docDoc them Tho Hai cu.doc