Phiếu học tập Vật lý 11

Phiếu học tập Vật lý 11

1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc. B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.

C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

2. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1> 0 và q2 < 0.="" b.="">< 0="" và="" q2=""> 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 <>

3. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.

4. Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là

 A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N). B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).

 C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N). D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).

5. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong

A. chân không. B. nước nguyên chất.

C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

 

doc 22 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3811Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập Vật lý 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU LÔNG
1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc.	B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.
C. Đặt một vật gần nguồn điện;	D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
2. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 0.	C. q1.q2 > 0.	D. q1.q2 < 0.
3. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông
A. tăng 4 lần. 	B. tăng 2 lần.	C. giảm 4 lần.	D. tăng 4 lần.
4. Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là
 A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N).	B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).
 C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N).	D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).
5. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
A. chân không.	B. nước nguyên chất.
C. dầu hỏa.	D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
6. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là
 A. q1=q2 = 2,67.10-6 (C). B. q1=q2 = 2,67.10-8 (C). C. q1=q2 = 2,67.10-9 (C).	D.q1=q2 = 2,67.10-7 (C).
7. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?
A. thanh niken. 	B. thanh gỗ khô.	 	 C. thanh chì. 	 D. khối thủy ngân.
8. Hai điện tích điểm q1=3.10-6C và q1=-3.10-6C đặt cách nhau 3cm trong dầu hỏa có =2 .Lực tương tác giữa hai điện tích là
A.45N	B.90N	C.60N	D.135N
9. Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là
A. 0,6 (cm).	B. 0,6 (m).	C. 6 (m).	D. 6 (cm).
10. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
A. đẩynhau 1 lực bằng 10 N.	B. hút nhau một lực bằng 10 N.
C. hút nhau một lực bằng 44,1 N.	D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.
Bài 2: THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
1. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
 A. hai quả cầu đẩy nhau.	 B. hai quả cầu hút nhau.
 C. không hút mà cũng không đẩy nhau.	D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
2. Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây?
A. 11.	B. 13.	C. 15.	D. 16.
3. Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó
A. sẽ là ion dương.	B. vẫn là 1 ion âm.
C. trung hoà về điện.	D. có điện tích không xác định được.
4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
 A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
 B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
 C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
 D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron. 
5. Điều kiện để 1 vật dẫn điện là
A. vật phải ở nhiệt độ phòng.	B. có chứa các điện tích tự do.
C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.	D. vật phải mang điện tích.
6. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát
A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. 	B. vật bị nóng lên.
C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật.	D. các điện tích bị mất đi.
7. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng
A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện.
B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy.
C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người.
D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ.
Bài 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG – ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
1. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
2. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường
A. tăng 2 lần.	B. giảm 2 lần.	C. không đổi.	D. giảm 4 lần.
3. Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
4. Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều 
A. hướng ra xa nó.	B. hướng về phía nó. 	
C. phụ thuộc độ lớn của nó.	D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
5. Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động
 	A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.	 B. ngược chiều đường sức điện trường.
 	C. vuông góc với đường sức điện trường.	 	D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
6. Tính chất cơ bản của điện trường là
A. điện trường gây ra cường độ điện trường tại mỗi điểm trong nó.
B. điện trường gây ra điện thế tác dụng lên một điện tích đặt trong nó.
C. điện trường gây ra đường sức điện tại mọi điểm đặt trong nó.
D. điện trường gây ra lực điện tác dụng lên điện tích đặt trong nó.
7. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
A. trung điểm của AB.	
B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
8. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường
A. giảm 2 lần.	B. tăng 2 lần.	C. giảm 4 lần.	B. tăng 4 lần.
9. Đường sức điện cho biết
A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặt trên đường sức ấy.
10. Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó
A. có hướng như nhau tại mọi điểm.	B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.	D. có độ lớn giảm dần theo thời gian.
11. Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 1000 V/m, từ trái sang phải.	B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C. 1V/m, từ trái sang phải.	D. 1 V/m, từ phải sang trái.
12. Một điện tích q = 10-7 (C) đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực 3.10 -3 (N). Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại điểm M có độ lớn là
A. EM = 3.10 5 (V/m).	B. EM = 3.10 4 (V/m).	C. EM = 3.10 3 (V/m).	D. EM = 3.10 2 (V/m).
13. Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là 
A. q = 12,5.10 - 9 (C).	 B. q = 12,5.10 -12 (C).	C. q = 1,25.10 -3 (C).	D. q = 12,5.10 -6 (C).
14. Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng 30 (cm), một điện trường có cường độ E = 30000 (V/m). Độ lớn điện tích Q là
A. 3.10-5 (C).	B. 3.10-6 (C).	C. 3.10-7 (C).	D. 3.10-8 (C).
Bài 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
1. Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.	B. cường độ của điện trường.
C. hình dạng của đường đi.	D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
2. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường.	
B. phương chiều của cường độ điện trường.
C. khả năng sinh công của điện trường.
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
3. Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ
A.càng lớn nếu đoạn đường đi càng lớn	B.phụ thuộc vào dạng quỹ đạo
C. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N	D.chỉ phụ thuộc vào vị trí M
4. Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A. tăng 4 lần.	B. tăng 2 lần.	C. không đổi.	D. giảm 2 lần.
5. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10-6C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 103 J.	B. 1 J.	C. 10-3 J.	D. 10-6 J.
6. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích – 2.10-6C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 2.10 3 J.	B. – 2.10 3 J.	C. 2.10-3 J.	D. – 2.10-3 J.
7. Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60.10-3 J. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
A. 80 J.	B. 40 J.	C. 40.10-3 J.	D. 80.10-3 J. 
8. Cho điện tích q = + 10-9 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là
A. 24 mJ.	B. 20 mJ.	C. 240 mJ.	D. 120 mJ. 
9. Công của lực điện trường dịch chuyển quãng đường 1 m một điện tích 10 μC vuông góc với các đường sức điện trong một điện trường đều cường độ 106 V/m là
A. 1 J.	B. 1000 J.	C. 1 mJ.	D. 0 J.
10. Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9 (J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là
A. E = 2 (V/m).	B. E = 40 (V/m).	C. E = 200 (V/m).	D. E = 400 (V/m).
Bài 5: ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ
1. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
B. khả năng sinh công tại một điểm.
C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
2. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. không đổi.	B. tăng gấp đôi.	C. giảm một nửa.	D. tăng gấp 4.
3. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 J.C	B. 1 J/C	C. 1 N/C	D. 1 J/N
4. Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
A. U = E.d	B. U = E/d	C. U = q.E.d	D. U = q.E/q
5. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là
A. 8 V. 	B. 10 V.	C. 15 V.	D. 22,5 V.
6. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 200 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5.10 3 V/m.	B. 50 V/m.	C. 8.10 3 V/m.	D. 80 V/m.
7. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích –  ... + | k2 | .
3. Khi ghép sát một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm đồng trục với một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm ta có được thấu kính tương đương với tiêu cự là
A. 50 cm.	B. 20 cm.	C. – 15 cm.	D. 15 cm.
4. Một thấu kính phân kì có tiêu cự - 50 cm cần được ghép sát đồng trục với một thấu kính có tiêu cự bao nhiêu để thu được một kính tương đương có độ tụ 2 dp?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25 cm.	B. Thấu kính phân kì tiêu cự 25 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.	D. thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
5. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm được ghép đồng trục với một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm, đặt cách thấu kính thứ nhất 50 cm. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính và trước thấu kính một 20 cm. Ảnh cuối cùng
A. thật và cách kính hai 120 cm.	B. ảo và cách kính hai 120 cm.
C. thật và cách kính hai 40 cm.	D. ảo và cách kính hai 40 cm.
6. Cho một hệ thấu kính gồm thấu kính phân kì (1) đặt đồng trục với thấu kính hội tụ (2) tiêu cự 40 cm cách kính một là a. Để ảnh tạo bởi hệ kính là ảnh thật với mọi vị trí đặt vật trước kính (1) thì a phải
A. lớn hơn 20 cm.	B. nhỏ hơn 20 cm. 	C. lớn hơn 40 cm.	D. nhỏ hơn 40 cm.
7. Cho thấu kính O1 (D1 = 4 đp) đặt đồng trục với thấu kính O2 (D2 = -5 đp), chiếu tới quang hệ một chùm sáng song song và song song với trục chính của quang hệ. Để chùm ló ra khỏi quang hệ là chùm song song thì khoảng cách giữa hai thấu kính là
 A. L = 25 (cm).	B. L = 20 (cm).	C. L = 10 (cm).	D. L = 5 (cm).
8. Đặt một điểm sáng trước một hệ thấu kính đồng trục thấy chùm tia sáng ló ra khỏi hệ là chùm sáng phân kì. Kết luận nào sau đây về ảnh của điểm sáng tạo bởi hệ là đúng?
A. ảnh thật;	B. ảnh ảo;	C. ảnh ở vô cực;	D. ảnh nằm sau kính cuối cùng. 
Bài 31: MẮT
1. Bộ phận của mắt giống như thấu kính là
A. thủy dịch.	B. dịch thủy tinh.	C. thủy tinh thể.	D. giác mạc.
2. Con ngươi của mắt có tác dụng
A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt.	B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.
C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát.	D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.
3. Sự điều tiết của mắt là
A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.
B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.
C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.
4. Mắt nhìn được xa nhất khi 
A. thủy tinh thể điều tiết cực đại.	B. thủy tinh thể không điều tiết.
C. đường kính con ngươi lớn nhất.	D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.
5. Maét caän thò 
	A. ñeo kính hoäi tuï ñeå nhìn roõ vaät ôû xa voâ cöïc.	
	B. ñeo thaáu kính hoäi tuï ñeå nhìn roõ vaät ôû xa voâ cöïc.
	C. ñeo thaáu kính phaân kì ñeå nhìn roõ vaät ôû gaàn.	
	D. ñeo thaáu kính phaân kì ñeå nhìn roõ vaät ôû gaàn.
6. Mắt viễn đeo kính 
A. phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực. 	B. hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
 	C. phân kì để nhìn rõ vật ở gần.	D. hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
7. Phaùt bieåu naøo sau ñaây veà ñaëc ñieåm caáu taïo cuûa maét laø ñuùng?
	A. Ñoä cong thuyû tinh theå khoâng theå thay ñoåi.
	B. Khoaûng caùch töø quang taâm thuyû tinh theå ñeán voõng maïc luoân thay ñoåi.
	C. Ñoä cong thuyû tinh theå vaø khoaûng caùch töø quang taâm thuyû tinh theå ñeán voõng maïc ñeàu coù theå thay ñoåi.
	D. Ñoä cong thuyû tinh theå coù theå thay ñoåi nhöng khoaûng caùch töø quang taâm thuyû tinh theå ñeán voõng maïc luoân khoâng ñoåi.
8. Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính
A. hội tụ có tiêu cự 50 cm.	B. hội tụ có tiêu cự 25 cm.	
C. phân kì có tiêu cự 50 cm.	D. phân kì có tiêu cự 25 cm.
9. Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25 (cm) phải đeo kính số 2. Khoảng thấy rõ nhắn nhất của người đó là 
A. 25 (cm).	B. 50 (cm).	C. 1 (m).	D. 2 (m).
 10. Một người đeo kính có độ tụ -1,5 dp thì nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này
A. mắc tật cận thị và có điểm cực viễn cách mắt 2/3 m.	
B. mắc tật viễn thị và điểm cực cận cách mắt 2/3 m.	
C. mắc tật cận thị và có điểm cực cận cách mắt 2/3 cm.	
D. mắc tật viễn thị và điểm cực cận cách mắt 2/3 cm.
11. Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là
	A. 0,5 m. 	B. 2 m. 	C. 1m. 	D. 1,5 m.
12. Một cụ già khi đọc sách cách mắt 25 cm phải đeo kính số 2.. Khoảng thấy rõ ngắn nhất của cụ già là
	A. 0,5 m. 	B. 1m. 	C. 2 m. 	D. 25 m.
13. Một người mắt viễn thị có cực cận cách mắt 100 cm. Để đọc được trang sách cách mắt 20 cm, người đó phải mang kính loại gì có tiêu cự bằng bao nhiêu?
	A. Kính phân kì, f = - 25 cm.	B. Kính phân kì, f = - 50 cm.
	C. Kính hội tụ, f = 25 cm.	D. Kính hội tụ, f = 50 cm.
Bài 32. KÍNH LÚP
1. Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật
A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự.
C. tại tiêu điểm vật của kính.
D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.
2. Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào
A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính.
B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật.
C. tiêu cự của kính và độ cao vật.
D. độ cao ảnh và độ cao vật.
3. Cho một kính lúp có độ tụ D = + 20 dp. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ (25 cm ). Độ bội giác của kính khi người này ngắm chừng không điều tiết là 
	A. 4. 	B. 5. 	C. 6. 	D.5,5.
4. Một người mắt tốt đặt một kính có tiêu cự 6 cm trước mắt 4 cm. Để quan sát mà không phải điều tiết thì vật phải đặt vật cách kính 
A. 4 cm.	B. 5 cm.	C. 6 cm.	D. 7 cm.
5. Một người mắt tốt quan sát ảnh của vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5 cm, thấy độ bội giác không đổi với mọi vị trí đặt vật trong khỏng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính. Người này đã đặt kính cách mắt
A. 3 cm.	B. 5 cm.	C. 10 cm.	D. 25 cm.
6. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết qua kính lúp thì có độ bội giác bằng 4. Độ tụ của kính này là
A. 16 dp.	B. 6,25 dp.	C. 25 dp.	D. 8 dp.
7. Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở cực cận. Độ bội giác của kính là
A. 1,5 (lần).	B. 1,8 (lần).	C. 2,4 (lần).	D. 3,2 (lần).	
Bài 33. KÍNH HIỂN VI
1. Độ bội giác của kính hiển vi 
	A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính.
	B. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính.
	C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính.
	D. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và thị kính.
2. Độ dài quang học của kính hiển vi là
A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
B. khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
C. khoảng cách từ tiểu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính.
D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
3. Bộ phận tụ sáng của kính hiển vi có chức năng 
A. tạo ra một ảnh thật lớn hơn vật cần quan sát.
B. chiếu sáng cho vật cần quan sát.
C. quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như kính lúp.
D. đảo chiều ảnh tạo bởi thị kính.
4. Phải sự dụng kính hiển vi thì mới quan sát được vật nào sau đây?
A. hồng cầu;	B. Mặt Trăng.	C. máy bay. 	D. con kiến.
5. Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật
A. ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính.
B. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính.
C. tại tiêu điểm vật của vật kính.
D. cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
6. Để thay đổi vị trí ảnh quan sát khi dùng kính hiển vi, người ta phải điều chỉnh
A. khoảng cách từ hệ kính đến vật.	B. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
C. tiêu cự của vật kính.	D. tiêu cự của thị kính.
7. Độ phóng đại của vật kính của kính hiển vi với độ dài quang học bằng K1 = 30. Nếu tiêu cự của thị kính f2=2 cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = 30 cm thì độ bội giác của kính hiển vi đó là
	A. G = 75. 	B. G = 180. 	C. G = 450. 	D. G = 900
8. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5 mm. Vật AB đặt cách vật kính 5,2 mm. Độ phóng đại ảnh qua vật kính của kính hiển vi là
	A. 15. 	B. 20. 	C. 25. 	D. 40.
9. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 6 mm và thị kính có tiêu cự 25mm. Một vật AB cách vật kính 6,2 mm đặt vuông góc với trục chính, điều chỉnh kính để ngắm chừng ở vô cực. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính trong trường hợp này là
	A. l = 211 mm.	B. l = 192 mm.	C. l = 161 mm.	D. l = 152 mm.
Bài 34. KÍNH THIÊN VĂN
1. Độ bội giác của kính thiên văn
	A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính.
	B. tỉ lệ nghịch với tích các tiêu cự của vật kính tiêu cự của thị kính.
	C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính.
	D. tỉ lệ thuận với cả hai tiêu cự của vật kính và thị kính.
2. Chức năng của thị kính ở kính thiên văn là
A. tạo ra một ảnh thật của vật tại tiêu điểm của nó.
B. dùng để quan sát vật với vai trò như kính lúp.
C. dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.
D. chiếu sáng cho vật cần quan sát.
3. Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở
A. tiêu điểm vật của vật kính.	B. tiêu điểm ảnh của vật kính.
C. tiêu điểm vật của thị kính.	D. tiêu điểm ảnh của thị kính.
4. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng
A. tổng tiêu cự của chúng.	B. hai lần tiêu cự của vật kính. 
C. hai lần tiêu cự của thị kính.	D. tiêu cự của vật kính.
5. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ bội giác phụ thuộc vào
A. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.
B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách giữa hai kính.
C. tiêu cự của thị kính và khoảng cách giữa hai kính.
D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính.
6. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 1,6 m, thị kính có tiêu cự 10 cm. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết để nhìn vật ở rất xa qua kính thì phải chỉnh sao cho khoảng cách giữa vật kính và thị kính là
A. 170 cm.	B. 11,6 cm.	C. 160 cm.	D. 150 cm.
7. Một kính thiên văn có tiêu cự vật kính f1 = 120 cm và tiêu cự thị kính f2=5 cm. Khoảng cách giữa hai kính khi ngưới mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết và độ bội giác khi đó là
	A. 125 cm; 24.	B. 115cm; 20.	C. 124 cm; 30.	D. 120 cm; 25.
Bài 35. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ THẤU KÍNH PHÂN KÌ 
Bảng thực hành 35.1 SGK
Vị trí (1) của vật AB:.....(mm)
Lần đo
d (mm)
d’ (mm)
f (mm)
Δf (mm)
1
2
3
4
5
Trung bình
f (mm)
Δf (mm)
Tính kết quả của phép đo trong Bảng 35.1
Tính giá trị tiêu cự f của thấu kính phân kì L trong mỗi lần đo.
Tính giá trị trung bình tiêu cự f của các lần đo.
Tính sai số tuyệt đối của mỗi lần đo.
Tính sai số tuyệt đối trung bình Δf (mm) của các lần đo.
Tính sai số tỉ đối trung bình δ = Δf / f = 
Viết kết quả của phép đo
 f = f ± Δf = ±.(mm)
	với δ = ..

Tài liệu đính kèm:

  • docPHIEU HOC TAP VL11.doc.doc