Phân phối chương trình Ngữ văn 10

Phân phối chương trình Ngữ văn 10

Kiến thức :

 -Nắm được kiến thức tổng quát nhất về 2 bộ phận của VHVN ( VHDG và VHV ).

 -Nắm vững hệ thống vấn đề về: Thể loại và con người của VHVN.

Kỹ năng :

- Nhận diện được nền VHDT, các giai đoạn cụ thể phát triển của VHDT.

Thái độ :

- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng.

C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn trả lời câu hỏi, thảo luận.

D. Tiến trình dạy học

1. On định lớp.

 2. Giới thiệu bài mới.

 

doc 92 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân phối chương trình Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 
Tuần 
Tiết 
	Tên bài
Trang 
1
1, 2
3
Tổng quan văn học Việt Nam
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2
4
5
6
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (TT)
Văn bản
3
7
8, 9
Bài viết số 1
Chiến thắng Mtao Mxây
4
10
11, 12
Văn bản ( tiếp theo)
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ
5
13
14, 15
Lập dàn ý bài văn tự sự
Uy-lít-xơ trở về
6
16
17, 18
Trả bài viết số 1
Ra-ma buộc tội
7
19
20, 21
Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
Bài viết số 2
8
22, 23
24
Tấm Cám
Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
9
25
26, 27
Tam đại con gà - Nhưng nó phải bằng hai mầy
Kiểm tra 15 phút ( lần 1)
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
10
28
29 - 30
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ca dao hài hước
Đọc thêm : Lời tiễn dặn
11
31
32
33
Luyện tập viết đoạn văn tự sự
On tập văn học dân gian Việt Nam
Trả bài viết số 2 – Ra đề bài số 3
12
34, 35
36
Khái quát văn học Việt Nam từ X- XIX
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Kiểm tra 15 phút ( Lần 2)
13
37
38
39
Tỏ lòng
Cảnh ngày hè
Tóm tắt văn bản tự sự
14
40
41
42
Nhàn
Đọc Tiểu Thanh kí
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( tiếp theo)
15
43 - 44
45
Đọc thêm: Vận nước
Cáo bệnh bảo mọi người
Hứng trở về
Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
16
46
47
48
Thực hành phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ
Kiểm tra 15 phút ( Lần 3)
Trả bài số 3
Cảm xúc mùa thu
17
49
 50
51
Đọc thêm:Lầu Hoàng Hạc
Nỗi oán của người phòng khuê
Khe chim kêu
Đọc thêm : Thơ Hai-kư của Ba-sô
Trình bày một vấn đề
18
52
53
54
Lập kế hoạch cá nhân
On tập học kì I (văn học)
On tập học kì I (tiếng việt)
19
55.56.57
Kiểm tra học kỳ I (bài viết số 4)
Tuần 1 Văn
 Tết 1, 2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Mục tiêu bài học
Kiến thức :
 -Nắm được kiến thức tổng quát nhất về 2 bộ phận của VHVN ( VHDG và VHV ).
 -Nắm vững hệ thống vấn đề về: Thể loại và con người của VHVN.
Kỹ năng : 
- Nhận diện được nền VHDT, các giai đoạn cụ thể phát triển của VHDT.
Thái độ : 
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN.
Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn trả lời câu hỏi, thảo luận.
Tiến trình dạy học
1. On định lớp.
 2. Giới thiệu bài mới.
 Hoạt động của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
-Anh( Chị) hiểu thế nào là tổng quan VHVN?
- HS đọc mấy dòng đầu SGK 
 +Nội dung của phần này là gì?
 +Theo em đó là phần nào của bài tổng quan ?
-HS đọc mục I.
-VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn.
-Thế nào VHDG? Các thể loại? Đặc trưng?
(HStómtắtnhững nét lớnSGK)
-HS đọc mục I. 2:
 +VH viết là gì?
 +Hình thức văn tự?
 +Hệ thống thể loại?
-GV dẫn chứng tác phẩm cụ thể
 +Nhìn tổng quát VHVN đã trải qua mấy thời kì phát triển?
 +Ở từng thời kì VHVN có quan hệ giao lưu với VH nước ngoài không?
-Em hãy nêu những tg, tp tiêu biểu của VHTĐ viết bằng chữ Hán? Chữ Nôm?
-GV dẫn chứng thêm.
-Em có suy nghĩ gì về sự phát triển của thơ Nôm?
-HS đọc sáng tạo phần này
 +Tên gọi VH giai đoạn này là gì?
 +Tại sao có tên gọi đó?
-GV giảng cho rõ từ VHTĐ sang VHHĐ-văn học hiện đại hoá
-GV lấy ví dụ phân tích 4 điểm khác biệt giữa VHTĐ và VHHĐ
-VH thời này chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì?
-Nhìn một cách khái quát ta rút ra kết luận gì về VHVN ?
-HS đọc sáng tạo phần này.
-Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào?
-Mối quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào?
-VHVN phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào?
-Ý thức về bản thân được phản ánh trong văn học như thế nào?
-Gọi 2 HS đọc to và rõ phần ghi nhớ.
I.Các bộ phận hợp thành của VHVN: 
1.Văn học dân gian
 -Khái niệm: SGK
-Các thể loại chủ yếu: SGK
-Đặt trưng: tính truyền miệng, tính tập thể.
 2.Văn học viết
 -Khái niệm: SGK.
 - Chữ viết:Chữ Hán, Nôm, quốc ngữ, một số ít bằng chữ Pháp.
 -Hệ thống thể loại:
 + Từ thế kỉ X –XI
Chữ Hán:Văn xuôi,thơ, văn biền ngẫu.
Chữ Nôm: Thơ Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc hát noí.
 + Từ đầu XX đến hết XX: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, kịch.
II. Quá trình phát triển của VHVN
1.Văn học trung đại(từ thế kỉ X đến hết XIX) 
- Đây là nền văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chịu ảnh hưởng của nền văn học hiện đại Trung Quốc.
-Tác giả, tác phẩm tiêu biểu : 
 +Chữ Hán: SGK
 +Chữ Nôm: SGK
 Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của VHTĐ. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc cao.
2. Văn học hiện đại( Từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XX )
a. Từ đầu thế kỉ XX : VHVN một mặt kế thừa tinh hoa của VH truyền thống, một mặt bước vào quỹ đạo của VHTG hiện đại( VH châu Au). Đó là nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Sự đổi mới khiến cho VHHĐ có một số điểm khác biệt so với VHTĐ về:
 +Tác giả.
 +Đời sống văn học.
 +Thể loại.
 +Thi pháp.
b. Từ 1945-1975: VHHĐ đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người VN với tất cả các phương diện phong phú và đa dạng:
 +Trước CM. 8. 1945: VHHT, VHLM.
 + Sau CM.8.1945: VHHT XHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM và XD cuộc sống mới. 
 c. Sau 1975: phản ánh công cuộc XD CNXH, sự nghiệp HĐ hoá, CN hoá đất nước.
-Về thể loại: Thơ tiếp tục phát triển, văn xuôi quốc ngữ, kịch, truyện ngắn đạt nhiều thành tựu to lớn.
Nhìn chung:VHVN đạt được giá trị đặc sắc về nd,nt. Nhiều tg được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như NT, ND, HCM. Nhiều tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. VHVN đã xây dựng được vị trí riêng trong VH nhân loại.
III.Con người Việt Nam qua văn học
1.Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Hình thành tình yêu thiên nhiên. 
- Trong VHDG: hình ảnh tươi đẹp.
- VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ.
- VHHĐ:thể hiện tình yêu quê hương
 2.Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc
 Con người VN sớm có y thức xây dụng quốc gia dân tộc của mình. CN yêu nước là nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của VHVN.
3.Con người VN trong quan hệ xã hội
a. Ước mơ xây dựng một xã hội tốt đẹp
- VHDG: ông tiên, ông bụt.
- VHTĐ: ước mơ về xã hội Nghiêu -Thuấn.
- VHHĐ: Lí tưởng XHCN.
b. Trong xã hội phong kiến, thực dân nữa phong kiến: lên tiếng tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền
c. Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành CNHT và CNNĐ.
4.Con người VN và ý thức về bản thân
 VHVN xây dụng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, vị tha, đức hi sinh vì chính nghĩa, đề cao quyền sống của con người.
 @ Ghi nhớ: SGK 
 3.Củng cố
- Các bộ phận hợp thành VHVN ? Tiến trình lịch sử VHVN ?
Lưu ý: Mỗi giai đoạn nhớ tg, tp tiêu biểu.
 4.Dặn dò:- Vẽ sơ đồ các bộ phận VHVN.
- Soạn: họat động giao tiếp bằng ngơn ngữ.
˜ & ™
Tuần 1 Tiếng việt
Tiết 3 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Mục tiêu bài học
Kiến thức :
 -Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ về các nhân tố giao tiếp và hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
Kỹ năng :
 -Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực lĩnh hội khi giao tiếp.
Thái độ :
 -Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B.Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, TKBG.
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận, dùng bảng phụ.
D.Tiến trình dạy học
On định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị bài của HS.
Bài mới.
 Hoạt động của GV- HS
 Yêu cầu cần đạt
- Gọi HS đọc chính xác VB1 và nhắc cả lớp theo dõi chú ý về ngữ điệu, giọng nói của nhân vật, kiểu câu sử dụng, khí thế
a.HĐGT diễn ra giữa NVGT nào? 2 bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b.Trong HĐGT các NVGT đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành hành động cụ thể nào? Người nghe thực hiện hành tương ứng nào?
c.HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? Ơ đâu? Lúc nào?khi đó nước ta có sự kiện gì?
d.HĐGT trên hướng vào nội dung gì?
e.Mục đích là gì?cuộc giao tiếp có đạt mục đích không?
- Qua VB1 ta rút ra kết luận gì trong HĐGT?
- Qua bài “tổng quan VHVN” hãy cho biết:
a.Các nhân vật giao tiếp?
b.HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh nào?
c.Nội dung GT thuộc lĩnh vực nào?đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d. Mục đích của GT?
e.Phương tiện GT được thể hiện như thế nào?
- GV cho HS đọc to và rõ phần ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
 +HS trao đổi theo nhóm.
 +GV dùng bảng phụ.
Tìm hiểu ngữ liệu
 1.Văn bản 1
a.Nhân vật giao tiếp: vua-các bô lão. Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước. Các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Các nhân vật giao tiếp có vị thế giao tiếp khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp khác nhau.
b.Người nói( viết):tạo văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người nghe (đọc) tiến hành hành động nghe (đọc) để giải mã, lĩnh hội nội dung. Người nói-nghe có thể đổi vai cho nhau tạo hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
c. HĐGT diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này đất nước đang bị ngoại xâm đe doạ.
d.Nội dung: Thảo luận về tình hình đất nước, bàn bạc sách lược đối phó “Đánh” là sách lược duy nhất.
e.Cuộc giao tiếp đã đi đến thống nhất về hành động nghĩa là đạt được mục đích. 
2.Văn bản 2
 a.Nhân vật giao tiếp
 -Tác giả(SGK) người viết: lứa tuổi, vốn sống, trính độ hiểu biết cao, có nghề nghiệp.
 - HS lớp 10(người đọc): trẻ tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết thấp.
 b. Hoàn cảnh: nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường.
 c. Nội dung: thuộc lĩnh vực văn học, đề tài “tổng quan VHVN”, có 3 vấn đề cơ bản.
 d. Mục đích
 -Người soạn: muốn cung cấp tri thức cho người đọc.
 -Người học: nhờ đó hiểu được kiến thức cơ bản của VHVN.
 e.Phương tiện: sử dụng ngôn ngữ văn bản khoa học, có bố cục rõ ràng, đề mục có hệ thống, lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu.
 @ Ghi nhớ : SGK
II.Luyện tập
& Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ.
-NVGT: người mua-người bán .
-Hoàn cảnh: ở chợ , lúc chợ đang họp.
-Nội dung: trao đổi thoả thuận về mặt hàng, chủng loaị, số lượng, giá cả.
-Mục đích:người mua mua được hàng.
 Người bán bán được hàng. 
4.Củng cố:
-GV cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức.
5.Dặn dò:
 -Làm các bài tập còn lại.
 -Soạn: Khái quát VHDG VN.
 ˜ & ™
Tuần 2 Văn học
Tiết 4 KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A.Mục tiêu bài học:
Kiến thức :
 - Hiểu khi niệm, đặc trưng cơ bản, thể loại chính của VHDG.
 - Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG. 
Kỹ năng : 
 - Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG VN. Mục tiêu đặt ra là HS co thể nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại.
Thái độ : 
-Trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc từ đó học VHDG tốt hơn.
 B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 C. Cách thức tiến hành: tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp ...  thuaät
- Ñöôøng giao thoâng khoâng phaûi luùc naøo, ôû ñaâu cuõng ñaït
 veà yeâu caàu.
Tröôùc tình hình aáy caàn phaûi coù bieän phaùp khaéc phuïc
 nhö theá naøo?
Coù yù thöùc chaáp haønh luaät leä giao thoâng.
Phöông tieän tham gia giao thoâng phaûi thaät söï ñaûm
 baûo, ñuùng quy ñònh.
Moïi ngöôøi phaûi töï giaùc laøm toát vaø nhaéc nhôû chung
 ñeå thöïc hieän.
III. Trình baøy: Coù 3 böôùc
 1. Ñaët vaán ñeà.
Chaøo hoûi, töï giôùi thieäu ngaén goïn.
Neâu lí do trình baøy.
Trình baøy noäi dung chính.
Laàn löôït trình baøy caùc noäi dung ñaõ ñònh.
Caàn coù chuyeån yù, chuyeån ñoïan. Lieân heä daãn chöùng.
Chuù yù phaûn öùng cuûa ngöôøi nghe ñeå ñieàu chænh noäi
 dung vaø caùch trình baøy ( tö theá, cöû chæ, lôøi noùi..)
Keát thuùc vaán ñeà.
Toùm taét, nhaán maïnh moät soá yù chính.
Caûm ôn ngöôøi nghe.
IV Ghi nhôù: SGK/ 150
V. Luyeän taäp.
 Ñeà taøi “ An toøan giao thoâng laø haïnh phuùc cuûa moãi ngöôøi
 Daën doø: - Hoïc baøi. Laøm baøi taäp 2/ 151 ( Choïn 1 trong 4 ñeà taøi coøn laïi, laäp daøn yù, taäp trình baøy.)
 Soaïn : Laäp keá hoaïch caù nhaân .
˜ & ™
Tuần 18 Làm văn
 Tiết 52 LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
 A.Mục tiêu bài học
Kiến thức - Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân.
Kỹ năng : Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành bản kế hoạch cá nhân.
Thái độ : Có ý thức và thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận ,thực hành ngắn.
D.Tiến trình dạy học
1. On định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Tầm quan trọng và cách thức trình bày một vấn đề?
3. Bài mới
Hoạt động của GV, HS
Yêu cầu cần đạt
- Trong lớp ta ai là người có thói quen lập kế hoạch cá nhân?
- Khi tiến hành công việc theo kế hoạch cá nhân em thấy có những thuận lợi gì?
- Để lập KHCH cần tiến hành những công việc gì?
- Bản KHCH gồm mấy phần? mỗi phần có nội dung gì và được phân bố như thế nào?
- Lời văn trong KHCH có những yêu cầu nào cần lưu ý?
- GV hướng HS đến phần ghi nhớ.
Bài tập 1, 2 : GV gợi ý cho HS làm.
- Bài tập 3: yêu cầu học sinh làm trên giấy.
+ Thu bài, chấm bài.
+ Cùng cả lớp đánh giá rút kinh nghiệm.
I. Sự cần thiết của việc lập KHCN
- Là bản dự kiến nội dung, cách thức hđ và phân bố thời gian để hoàn thành công việc nhất định. Từ đó hình dung trước công việc mình cần làm.
- Quyết định kết quả và thuận lợi của công việt.
II. Cách lập KHCN
VD: Lập kế hoạch cá nhân để ôn tập môn ngữ văn.
1. Đọc lại mục lục để xác định nội dung cần ôn tập.
2. Phân bố thời gian ôn tập các phân môn văn, tiếng việt ,làm văn và tiếp tục học bài mới.
3. Viết nội dung kế hoạch thành văn bản.
a. Thể thức mở đầu, bản KH gồm những gì? Được trình bày ra sao?
b. Nội dung gồm mấy phần lớn? Các phần đó được trình bày như thế nào?
c. Lời văn trình bày có gì đáng lưu ý?
@ Ghi nhớ :SGK
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Đây là thời gian biểu trong một ngày không phải là kế hoạch cá nhân ( công việc nêu chung chung, không có phần dự kiến, kết quả cần đạt).
Bài tập 2: Bản KHCN chưa đạt yêu cầu, nội dung còn thiếu.
Bài tập 3: Nội dung công việc,yêu cầu, cách thực hiện, thời gian hoàn thành.
4. Củng cố, dặn dò:
- Làm bài tập còn lại. chuẩn bị ôn tập hk1
Tuần 18 tiết 53 ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức : Củng cố và hệ thống cái tri thức về văn học dân gian đã học, kiến thức chung, kiến thức cụ thể về thể loại và tác phẩm hoặc đoạn trích.
Kỹ năng : Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.
 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV
Thiết kế bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
NỘI DUNG ÔN TẬP
Định nghĩa về văn học dân gian ? Trình bày đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm đoạn trích đã học).
2. Văn học dân gian có những thể loại nào? Chỉ ra đặc trưng của các thể loại: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ.
3. Đặc trưng thể loại VHGD:
GVH: Sử thi có đặc trưng gì ?
GVH: Truyền thuyết có đặc trưng gì ?
GVH: Truyện cổ tích có đặc trưng gì ?
GVH: Truyện cười có đặc trưng gì ?
GVH: Ca dao có đặc trưng gì?
GVH: Truyện thơ có đặc trưng gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của qua trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Đặc trưng cơ bản:
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Văn học dân gian là sản phẩm của sáng tác tập thể.
Văn học dân gian có tính thực hành phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
(Lấy dẫn chứng các tác phẩm đã học)
Gồm 3 thể loại: + Truyện cổ dân gian
	+ Thơ ca dân gian
	+ Sân khấu dân gian
Mỗi thể loại lại bao gồm nhiều tiểu loại, VD:
Truyện cổ (Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn).
Thơ ca dân gian gồm: (Ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố, vè).
Sân khấu dân gian (chèo, tuồng đồ, cải lương, múa rối cạn, múa rối nước).
Đặc trưng các thể loại.
Sử thi: Dòng tự sự dân gian có quy mô lớn. Xây dựng được nhân vật mang cốt cách cộng đồng cư dân thời cổ đại. Ngôn ngữ có vần nhịp. Chia làm hai loại sử thi anh hùng và sử thi thần thoại.
Truyền thuyết: Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật có liên quan lịch sử nhưng lại không phải là lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá. Qua đó nhân dân muốn gửi gắm tâm hồn và lí tưởng của mìn. Truyền thuyết có nội dung phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước, lao động và sáng tạo văn hóa. Nhân vật truyền thuyết thường nửa thần, nửa người hoặc con người được lí tưởng hóa.
Dòng tự sự dân gian miêu tả cuộc đời số phận bất hạnh của con người lương thiện đồng thời thể hiện ước mơ đổi đời của họ . Có 2 loại:
Kể về sinh hoạt của nhân dân (cổ tích sinh hoạt).
Kể về các loài vật biết nói tiếng người (cổ tích loài vật).
Nhân vật truyện cổ tích thần kì thường là người mồ côi, em út, đứa con riêng trong truyện thường xuất hiện nhân vật phù trợ như bụt, ông lão, bà lão, vật báu trả ơn. Những nhân vật ấy có cả ở phái ác như: Chăn tinh, Đại bàng, Hồ tinh.
Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt là con người ở cả hai đối cực hoặc thông minh, hoặc đần độn, có tài năng và sự kém cỏi. Sức khỏe vô địch.
Truyện cổ tích loài vật kể về loài vật nhưng vẫn hướng về con người.
Truyện cười rất ngắn gọn. Nhân vật ít. Truyện gồm hai yếu tố cái cười và bản chất cái cười. Cái cười tạo ra bởi mâu thuẫn giữa bình thường / không bình thường. Có / không. Thật / giả. Bên trong / bên ngoài. Hiện tượng / bản chất. Thường dựa vào thủ pháp cử chỉ, lời nói để gây cười. Cái cười mang ý nghĩa phê phán hoặc khôi hài.
Là lời hát đã tước bỏ tiếng đệm tiếng láy, chỉ còn lời. Người ta có thể bè vào nhiều làn điệu dân ca. Ca dao là tiếng nói thể hiện tình cảm ở nhiều hoàn cảnh, nghề nghiệp khác nhau. Ca dao có cấu trúc bằng nhiều mô típ, những công thức, dưới hình thức đối đáp, sử dụng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ tu từ. Chủ đề bài ca thuộc nhiều hạng người trong xã hội.
Truyện thơ có cấu trúc đồ sộ. Lời thơ kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình.
4. Củng cố, dặn dò:
- Làm bài tập còn lại. chuẩn bị ôn tập tiếng việt hk1
Tiếng việt, tiết 54: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học :
 Kiến thức- Hệ thống KT chương trình tiếng Việt lớp 10 ở HK I. 
 Kỹ năng - Nắm vững kiến thức của chương trình học.
Tiến trình dạy học 
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bi cũ :
Giới thiệu bi mới 
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1 : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
? Khái niệm.
? Quá trình.
? Các nhântố.
HĐ 2 : Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
? hoàn cảnh sử dụng của NN nói.
? Các phương tiện hỗ trợ là gì.
? Phương tiện ngôn ngữ thường sử dụng.
? hoàn cảnh sử dụng của NN viết.
? Phương tiện hỗ trợ l gì.
? Phương tiện ngôn ngữ thường sử dụng.
HĐ 3 : Phong cch ngơn ngữ sinh hoạt.
? Nêu khái niệm NN sinh hoạt.
? Các dạng biểu hiện của NN sinh hoạt.
? Nêu khái niệm của phong cách NN sinh hoạt.
? Các đặc trưng cơ bản.
HĐ 4 : Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
? Nêu khái niệm ẩn dụ.
? Nêu khái niệm Hoán dụ.
? các dạng ẩn dụ thường gặp.
? Các dạng hoán dụ thường gặp.
? Nêu cách nhận biết ẩn dụ, hoán dụ.
I. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :
1/ Khái niệm : Hoạt động trao đổi thông tin của con người trong x hội, được tiến hành chủ yếu bằng ngôn ngữ, nhằm thực hiện mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động, 
2/ Quá trình giao tiếp : Tạo lập VB lĩnh hội VB.
3/ Các nhân tố giao tiếp : Nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích và phương tiện & cách thức giao tiếp.
II. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết :
1/ Ngôn ngữ nói :
- Hoàn cảnh sử dụng : chất liệu âm thanh, giao tiếp trực tiếp, người nghe có thể phản hồi, người nói có thể điều chỉnh. Người nói ít có điều kiện gọt giũa, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm.
- Các phương tiện hỗ trợ : Ngữ điệu (trầm –bổng), cử chỉ, nét mặt.
- Cc phương tiện ngôn ngữ : tính khẩu ngữ, địa phương, tiếng lóng. Câu tĩnh lược, đôi khi dư thừa, rườm rà
2/ Ngôn ngữ viết :
- HCSD : Chữ viết, lưu giữ , đến được nhiều người. Người viết có điều kiện cân nhắc, gọt giũa, người đọc có điều kiện phân tích, suy ngẫm.
- PTHT : dấu câu, hình ảnh, sơ đồ,
- PTNN : lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với từng phong cách, sử dụng, tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
III. Phong cch ngơn ngữ sinh hoạt :
1/ Khái niệm :
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2/Cácdạng biểu hiện :
- Biểu hiện chủ yếu ở dạng nói.
- ở dạng viết.
- dạng lời nói tái hiện.
3/ Khái niệm :
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày.
4/ Đặc trưng cơ bản : Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
IV. Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ :
1/ Khái niệm :
a) Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có sự gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2/ Các dạng ẩn dụ thường gặp :
- Ẩn dụ hình thức.
- Ẩn dụ cách thức.
- Ẩn dụ phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
3/ Các dạng hoán dụ thường gặp :
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
4/ Cách nhận biết ẩn dụ, hóan dụ : để nhận biết ẩn dụ hay hoán dụ ta phải nhớ lại khái niệm và các dạng của nó để nhận diện.
4.Củng cố : Nhắc lại các khái niệm.
5.Dặn dò : Xem lại các bài văn : Văn bản, Lập dàn ý bài văn tự sự, Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự, Tóm tắt văn bản tự sự, Trình bày một vấn đề và Lập kế hoạch cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN CO BAN khoi 10 HK1.doc