Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 11

Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 11

A.1 Mức độ nhận biết

1. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh thuộc thể loại nào?

 A. Kí trung đại C. Truyện ngắn trung đại

 B. Tiểu thuyết chương hồi D. Truyện truyền kì

2. Theo Lê Hữu Trác, nguyên nhân căn bệnh của thế tử là gì?

 A. Ăn quá no C. Mặc quá ấm

 B. Ở chốn màn che trướng phủ yếm khí D. Cả A, B, C.

3. Thời gian trong bài thơ Tự tình (II) là lúc nào?

 A. Sáng sớm C. Hoàng hôn

 B. Đêm khuya D. Không rõ thời gian

4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” là gì?

 A. Buồn tủi, thất vọng C. Phẫn uất, phản kháng

 B. Đau đớn, chua chát D. Tủi hổ, bẽ bàng

 

doc 16 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4566Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi 11
Phần I: Trắc nghiệm.
A.Văn bản.
A.1 Mức độ nhận biết
1. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh thuộc thể loại nào?
	A. Kí trung đại	C. Truyện ngắn trung đại
	B. Tiểu thuyết chương hồi	D. Truyện truyền kì
2. Theo Lê Hữu Trác, nguyên nhân căn bệnh của thế tử là gì?
	A. Ăn quá no	C. Mặc quá ấm
	B. ở chốn màn che trướng phủ yếm khí	D. Cả A, B, C.
3. Thời gian trong bài thơ Tự tình (II) là lúc nào?
	A. Sáng sớm	C. Hoàng hôn
	B. Đêm khuya	D. Không rõ thời gian
4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” là gì?
	A. Buồn tủi, thất vọng	C. Phẫn uất, phản kháng
	B. Đau đớn, chua chát	D. Tủi hổ, bẽ bàng
5. Màu sắc nào không được miêu tả trong Thu điếu?
	A. Màu xanh biếc của nước	C. Màu vàng của lá
	B. Màu xanh ngắt của trời	D. Màu đỏ của rừng phong
6. Bài Sa hành đoản ca được viết theo thể thơ nào?
	A. Phú Đường luật	C. Thất ngôn bát cú
	B. Hát nói	D. Thể hành (ca hành)
7. Nối hai cột để có nội dung phù hợp với “lẽ ghét” trong đoạn trích Lẽ ghét thương.
	Ghét	Lí do ghét
	(1) Đời Kiệt, Trụ	a. đa đoan
	(2) Đời U, Lệ	b. phân vân
	(3) Đời Ngũ bá	c. phân băng
	(4) Đời thúc quý	d. mê dâm
8. Hãy điền từ còn thiếu trong đoạn văn sau:
	Phát triển trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã chia thành(1). Đó là bộ phận văn học(2). Văn học hợp pháp(3) trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân. Văn học bất hợp pháp(4) vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.
	A Bị đặt ra ngoài	C. Tồn tại
	B. Hợp pháp và bất hợp pháp	D. Hai bộ phận
9. Điền các thông tin sau vào chỗ trống:
	Thạch Lam (1910 – 1942), bút hiệu của Nguyễn Tường Vinhlà nhà văn thuộc nhóm(1). Ông nổi danh ở lĩnh vực(2). Truyện của ông thấm đẫm yếu tố(3) giọng kể(4), chứa đựng cái nhìn(5) về cuộc đời.
	A. Tự lực văn đoàn	C. Trong sáng, sâu sắc
	B. Truyện ngắn	D. Trữ tình
	E. Điềm đạm
10. Thời gian diễn ra câu chuyện trong “Hai đứa trẻ”?
	A. Đầu buổi chiều đến tối	C. Chiều tối đến nửa đêm
	B. Giữa chiều đến nửa đêm	D. Đêm tối đến sáng
11. Nối cột A với cột B cho phù hợp với nội dung truyện ngắn Hai đứa trẻ.
	A	B
	(1) Những đám mây	a. Sáng rực và vui vẻ, huyên náo
	(2) Đèn hoa kì	b. ánh hồng như hòn than sắp tàn
	(3) Vòm trời hàng ngàn gôi sao	c. Leo lét
	(4) Hà Nội	d. Ganh nhau lấp lánh
12. Truyện Chữ người tử tù được in lần đầu trong tập sách nào của Nguyễn Tuân?
	A. Một chuyến đi (1938)
	B. Vang bóng một thời (1940)
	C. Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
A.2 Mức độ thông hiểu
13. Quá trình vào khám bệnh cho thế tử đã cho thấy Lê Hữu Trác là người như thế nào?
	A. Một thầy thuốc có kiến thức y học uyên thâm
	B. Một thầy thuốc có lương tâm
	C. Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh
	D. Cả A,B,C.
14. Đặc sắc của bút pháp Lê Quý Đôn được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
	A. Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực
	B. Lựa chọn chi tiết đặc sắc, sống động 
	C. Đan xen các bài thơ
	D. Cả A, B, C.
15. Tại sao trước khi trình bày nguyên nhân và kê đơn, Lê Hữu Trác phải “ nghĩ đi nghĩ lại một hồi”?
	A. Vì bệnh của thế tử rất hiểm nghèo
	B. Vì phương thuốc và lập luận của Lê Hữu Trác Khác các thầy thuốc đã kê đơn
	C. Vì băn khoăn giữa mối lo bị danh lợi ràng buộc và trách nhiệm của người thầy thuốc
	D.Vì chua tìm ra được phương thuốc chữa trị hữu hiệu 
16. Chi tiết ghi chép nội cung thế tử cho thấy điều gì?
	A. Sự xa hoa hưởng lạc tột trong của phủ chúa
	B. Sự ngột ngạt thiếu ánh sáng và khí trời của phủ chúa
	C. Nguồn gốc căn bệnh của thế tử
	D. Cả A, B, C.
17. Lời bình “ Tôi bây giờ mới biết phong độ nhà đại gia” khi ăn sáng ở điếm Hậu mã không thể hiện thái độ gì của tác giả?
	A. Thán phục, thích thú	
B. Châm biếm, mỉa mai
	C. Phê phán kín đáo
D. Thờ ơ với những quyến rũ vật chất ở phủ chúa
18. Người được mênh danh “ Bà Chúa thơ Nôm” là ai?
	A. Hồ Xuân Hương	C. Đoàn Thị Điểm
	B. Bà Huyện Thanh Quan	D. Ngọc Hân
19. Chữ “dồn” trong câu thơ thứ nhất bài thơ Tự tình không thể hiện điều gì?
	A. Nhịp của tiếng trống cầm canh
 	B. Nhịp dồn dập săn đuổi của thời gian
	C. Tâm trạng lo lắng của nhân vật trữ tình trước sự trôi chảy gấp gáp của thời gian
	D. Thái độ thách thức trước nhịp đi dồn dập mau lẹ của thời gian ở nhân vật trữ tình
20. Chữ “trơ” không biểu hiện điều gì?
	A. Cảm giác tủi hổ, bẽ bàng của nhân vật trữ tình
	B. Sự trớ trêu của duyên phận
	C. Sự thách thức của nhân vật trữ tình
	D. Sự dửng dưng vô cảm của nhân vật trữ tình
21. Bài Thu điếu không thể hiện tâm trạng gì của Nguyễn khuyến?
	A. Buồn	C. Suy tư
	B. Thất vọng	D. Cô đơn
22. Chức danh nào sau đây chỉ sự thành đạt trên con đường học vấn, thi cử của Nguyễn Công Trứ?
	A. Tham tán	C. Tổng đốc
	B. Phủ doãn	D. Thủ khoa
23. Bài thơ được Nguyễn Công Trứ viết vào giai đoạn nào?
	A. Thi đỗ Giải nguyên (1819)
	B. được bổ nhiệm làm Tổng đốc Hải An
	C. Làm lính thú ở Quảng Ngãi
	D. Khi về hưu (sau 1848)
24. Hình ảnh bãi cát trong bài mang ý nghĩa gì?
	A. Hình ảnh thực
	B. Hình ảnh vừa thực vừa mang tính biểu tượng
	C. Hình ảnh không có thực
25. Mục đích của Chiếu cầu hiền là gì?
	A. Bố cáo chiến thắng của quân đội Tây Sơn
	B. Thuyết phục nhân dân cả nước ủng hộ Tây Sơn
	C. Thuyết phục sĩ phu Bắc Hà cộng tác với Tây Sơn
26. Quan niệm về người hiền của tác giả trong phần mở đầu là gì?
	A. Không mưu hại người khác
	B. Phó mặc sự đời, không can thiệp vào bất cứ việc gì
	C Sống hoà mình vào thiên nhiên
	D. Phải được sử dụng, nếu không làm vậy thì trái với đạo trời
27. Đóng góp quan trọng của bộ phận văn học bất hợp pháp là gì?
	A. Tạo ra hình ảnh con người mới của thời đại – người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất. Là sự tấn công trực diện vào kẻ thù để thể hiện lòng yêu nước, khát vọng độc lập.
	B. Là sự đổi mới nghệ thuật để thực hiện quá trình hiện đại hoá
	C. Là sự đề cao con người cá nhân
	D. Tạo nên một diện mạo mới hoàn toàn cho nền văn học Việt Nam
28. Đâu là chủ đề của tác phẩm Chí Phèo?
	A. Người nông dân bị lưu manh hoá trong xã hội thực dân phong kiến
	B. Lên án tầng lớp thống trị tàn bạo thời kì trước Cách mạng tháng Tám
	C. Con người bị bóc lột, chà đạp, bị biến đổi cả về hình hài lẫn nhân tính nhưng vẫn khao khát tr ở về lương thiện
29. Đâu là bi kịch lớn nhất của Chí Phèo?
	A. Đói rách, không nhà cửa, không nơi nương tựa
	B. Bị tàn phá hình hài, huỷ hoại nhân tính và bị xã hội cự tuyệt quyền làm người
	C. Bị Bá Kiến áp bức, bóc lột
	D. Không được tình yêu của Thị Nở
30. Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ Thu điếu được thể hiện ở những yếu tố nào?
	A. Thi đề (thu điếu)
	B. Thi liệu (thu thiên, thu thuỷ, thu diệp, ngư ông)
	C. Bút pháp lấy động tả tĩnh
	D. Cả A,B,C
31. Tâm trạng của Cao Bá Quát thể hiện trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát?
	A. Tâm trạng nuối tiếc quá vãng tươi đẹp
	B. Tâm trạng thất vọng vì sự nghiệp không thành
	C. Tâm trạng chán nản, cô đơn vì nhận ra con đường công danh thật là vô nghĩa
	D. Tâm trạng của một bậc anh hùng không gặp được vận may
32. Điều gì không đúng với nhân vật ông Quán trong đoạn trích Lẽ ghét thương?
	A. Mang dáng dấp của một nhà nho đi ở ẩn, thông kim bác cổ
	B. Mang vẻ đẹp dân dã của con người miền nam: bộc trực, ghét kẻ tiểu nhân, thương người bất hạnh
	C. Phát ngôn cho tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
	D. Có phép màu nhiệm để cứu giúp các nhân vật chính khi họ gặp nạn
33. Câu thơ thể hiện rõ nhất mối quan hệ giữa “ghét” và “thương” trong đoạn trích là:
	A. Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào
	B. Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
	C. Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm
	D. Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương
34. Vì sao tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bi thương mà không bi luỵ?
	A. Vì tác giả đã thể hiện niềm cảm phục tự hào về những người dân “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
	B. Vì nhân dân đời đời ngưỡng mộ và Tổ quốc mãi mãi ghi công những người nông dân nghĩa sĩ
	C. Vì sự hi sinh của nghĩa sĩ đã khơi dậy lòng căm thù và ý thức đánh giặc cứu nước của mọi người
	D. Cả A,B,C
35. Nhận định nào đúng với cốt truyện Hai đứa trẻ?
	A. Không có cốt truyện	C. Cốt truyện lỏng lẻo
	B. Cốt truyện giàu kịch tính	D. Cốt truyện năm thành phần
36. Vì sao tác giả lại đặt nhan đề chương truyện là Hạnh phúc của một tang gia?
	A. Vì người chết chứng kiến tấm lòng hiếu thảo của con cháu
	B. Vì người chết không phải sống chung với lũ con cháu bất hiếu
	C. Vì những người trong tang gia đều tìm được niềm vui riêng trước cái chết của cụ tổ
37. Mâu thuẫn chủ yếu được triển khai trong đám tang là mâu thuẫn gì?
	A. Mâu thuẫn giữa cái hình thức bên ngoài và nội dung bên trong
	B. Mâu thuẫn giữa đám con cháu và những người đến đưa tang
	C. Mâu thuẫn giữa lợi ích vật chất và nỗi đau tinh thần của đám con cháu
	D. Mâu thuẫn giữa gia đình cụ cố Hồng và Xuân Tóc Đỏ
38. Việc Chí Phèo giết Bá Kiến là hành động xuất phát từ đâu?
	A. Muốn trả thù
	B. Say rượu
	C. Khao khát được sống lương thiện
	D. Muốn giải phóng cho dân làng khỏi áp bức, bóc lột
39. ở thời điểm nào Vũ Như Tô đã thật sự vỡ mộng?
	A. Khi Đan Thiềm nói “Xin cùng ông vĩnh biệt”
	B. Khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng đài bị quân khởi loạn biến thành đài lửa
	C. Khi Nguyễn Vũ tự tử
	D. Khi Lê Trung Mại thông báo nhà vua bị Ngô Hạch đâm chết
40. Từ “ngất ngưởng” trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng mang ý nghĩa nào sau đây?
	A. Tư thế của một con người đi đứng không vững vàng, dễ nghiêng ngả
	B. Một con người luôn đặt mình lên cao so với mọi người xung quanh
	C. Một phong cách sống trung thực, có cá tính, có bản lĩnh
	D. Biểu hiện một lối sống lập dị
A.3 Mức độ vận dụng
41. Câu “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” nói lên điều gì?
	A. Mâu thuẫn trong cuộc sống của Nguyễn Công Trứ
	B. Phủ nhận chế độ phong kiến đương thời
	C. Thái độ coi thường chế độ, nhà nước đương thgời
	D. Mặc dù biết chốn quan trường có nhiều trói buộc nhưng vẫn chọn con đường làm quan để gíup đời
42. Mặc dù khẳng định “ Trong triều ai ngất ngưởng như ông” nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn cho rằng mình đã “vẹn đạo sơ chung”. Hãy lí giải:
	A. Vì ông đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong cuộc đời làm quan
	B. Vì ông không ngần ngại cởi trả áo mũ triều đình để về hưu
	C. Vì ông tự nhận thấy mình đã cống hiến hết tài năng và tâm huyết
	D. Vì ông không quan tâm đến chuyện được mất
43. Hai câu “Không học được tiên ông phép ngủ/ Trèo non lội suối giận khôn vơi” thể hiện tâm sự nào của tác giả?
	A. Ước mơ học được phép tiên để khỏi phải trèo non lội suối
	B. Tâm trạng ngao ngán khi ý thức mình phải nhọc nhằn theo đuổi con đường công danh
	C. Con đường trên bãi cát là con đường khó đi
	D. Ước mơ có được con đường bằng phẳng
44. Hãy điền đúng (đ)/ sai (s) trước mỗi ý nhận xét về đóng góp quan trọng của bộ phận văn học công khai.
	A. Đóng góp quan trọng nhất vào sự cách tân, hiện đại hoá văn học
	B. Góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân
	C. Đóng góp c ... Thơ cách luật	A. Viết theo luật đã định trước
(2) Thơ tự do	B. Câu thơ gần như câu văn xuôi nhưng vẫn có vần điệu
(3) Thơ văn xuôi	C. Không theo luật
87. Nối mỗi dòng ở cột A cho phù hợp với cột B
	A	B
	A. Văn học dân gian	(1) Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài
B. Văn học trung đại	(2) Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,
C. Văn học hiện đại	(3) Truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm
88. Bản tin là gì?
	A. Là một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
	B. Là một thể loại của văn bản văn học nhằm thông tin về muôn mặt của đời sống
	C. Là một kiểu văn bản hành chính nhằm ghi lại một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống
	D. Là một dạng của văn bản khoa học, nhằm nghiên cứu về những sự kiện có ý nghĩa thới sự trong cuộc sống
89. Thế nào là thao tác lập luận bác bỏ?
	A. Là bác bỏ những ý kiến, lời nói sai hoặc thiếu chính xác
	B. Là khẳng định ý kiến của riêng mình
	C. Là bày tỏ và bảo vệ những ý kiến, quan điểm đúng đắn
	D. Là dùng lí lẽ, chứng cứ khách quan để loại bỏ những ý kiến, quan điểm sai trái hoặc thiếu chính xác; bảo vệ những ý kiến, quan điểm đúng đắn để thuyết phục người đọc, người nghe
90. Mục đích của việc sử dụng lập luận bác bỏ là gì?
	A. Mạt sát những sai lầm của người khác
	B. Bác bỏ hoặc uốn nắn những sai lầm của người khác
	C. Đưa ra được những ý kiến, quan điểm hay
	D. Xem xét các ý kiến, quan điểm toàn diện hơn
91. Mục đích của thao tác lập luận bình luận là gì?
	A. Là giải thích rõ về đối tượng được nói đến
	B. Là chứng minh vấn đề là đúng, là có thật
	C. Là đánh giá và bàn luận để xác định phải trái, hay dở, đúng sai và có sự trao đổi ý kiến với người đối thoại
	D. Là bác bỏ vấn đề nào đó không đúng, không có thật
92. Hãy nối cột A với cột B để thấy các bước cơ bản của tiến trình bình luận 
	 A	B
	(1) Bước thứ nhất	A. Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
	(2) Bước thứ hai	B. Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
	(3) Bước thứ ba	C. Đánh giá về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
C.2 Mức độ thông hiểu
93. Để chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, cần dựa trên tiêu chí nào?
	A. Quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng
	B. Quan hệ nhân quả
	C. Quan hệ giữa đối tượng và các đối tượng liên quan
	D. Quan hệ giỡa người phân tích và đối tượng phân tích
	D. Cả A, B, C, D
94. Hãy điền đúng(đ)/ sai(s) trước mỗi ý nêu lên mối quan hệ giữa đối tượng và nhận xét, đánh giá trong thao tác lập luận so sánh.
	A. Đối tượng so sánh không liên quan đến sự nhận xét, đánh giá
	B. Đối tượng so sánh là cơ sở để rút ra nhận xết, đánh giá
	C. Nhận xét, đánh giá không chỉ làm sáng tỏ đối tượng, mà còn mở rộng ra nhiều cách để hiểu đối tượng
95. Điền đúng(đ)/ sai(s) trước các dòng nêu đặc trưng cơ bản của truyện.
	A. Tính chủ quan trong phản ánh
	B. Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật
	C. Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian
	D. Ngôn ngữ linh hoạt, gần với ngôn ngữ đời sống
96. Hãy điền đúng(đ)/sai(s) trước mỗi ý nêu mục đích và yêu cầu cơ bản của bản tin
	A. Bản tin phải đảm bảo tính thời sự (kịp thời, nhanh chóng)
	B. Tin phải có ý nghĩa xã hội
	C. Tin phải thể hiện được tình cảm, thái độ của người viết
	D. Nội dung thông tin phải chân thực, chính xác
97. Đâu là trình tự để viết một bản tin thường?
	A. Khai thác và lựa chọn tin, đặt tiêu đề, viíet phần mở đầu, rồi viết phần triển khai
	B. Chọn tiêu đề, khai thác và lựa chọn tin, viết phần mở đầu, rồi viết phần triển khai
	C. Khai thác và lựa chọn tin, viết phần mở đầu, rồi viết phần triển khai, sau đó đặt tiêu đề
	D. Đặt tiêu đề, viết phần mở đầu, viết phần triển khai, sau đó khai thác và lựa chọn tin
98. Hãy điền đúng (đ)/ sai (s) vào trước các ý nêu cách hiểu về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
	A. Là một cuộc trò chuyện nhằm tìm kiếm thông tin
	B. Là một cuộc nói chuyện với một nhân vật nổi tiếng hoặc một người đang làm một việc quan trọng đối với xã hội
	C. Là một hoạt động có ý nghĩa xã hội, vì mục đích của trường học, của công ty, của cá nhân,. đang có nhu cầu xin học, xin việc làm
	D. Là hoạt động nghiệp vụ của ngành công an nhằm hỏi cung đối tượng vi phạm pháp luật
99. Muốn tiến hành thao tác lập luận bác bỏ, cần phải làm gì?
	A. Giữ thái độ khách quan, lựa chọn mức độ bác bỏ và sử dụng lời văn phù hợp
	B. Giữ thái độ chủ quan
	C. Kết hợp cả thái độ khách quan và chủ quan
	D. Cần phải nghe ý kiến của người thứ ba
100. Dòng nào sau đây không phải là cách thức lập luận bác bỏ tối ưu?
	A. Nêu được nguyên nhân của quan niệm sai lạc
	B. Phân tích được tác hại của quan niệm đó
	C. Đề xuất được quan niệm đúng đắn
	D. áp đặt ý kiến cực đoan của bản thân
101. Hãy điền đúng (đ)/ sai (s) vào trước những yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
	A. Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng, vấn đề được bình luận
	B. Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng
	C. Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận
	D. Đả kích quan điểm của người đối lập
102. Hãy điền đúng(đ)/ sai(s) trước các cách bình luận thường được lựa chọn để nêu và bảo vệ quan điểm của người nói.
	A. Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mình chắc chắn cho là sai
	B. Mượn toàn bộ những ý kiến người khác đã từng bàn luận về vấn đề mình chọn để thể hiện chính kiến của mình
	C. Kết hợp những phần đúng và loại bỏ những phần còn hạn chế của mỗi phía để đi đến một sự đánh giá mà mình tin là thực sự đúng đắn, hợp lí
	D. Đưa ra cách đánh giá của riêng min hf, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác
C.3 Mức độ vận dụng
103. Phần văn bản “Chung quy là tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng” có mối liên hệ như thế nào với đối tượng phân tích?
	A. Chỉ ra thực trạng của hiện tượng
	B. Chỉ ra biện pháp khắc phục
	C. Chỉ ra kết quả của hiện tượng
	D. Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng
104. Sự kiện nào dưới đây có thể viết bản tin?
A. Bắt giam hai sinh viên Bách Khoa cầm đầu đường dây thi kèm
	B. Một bạn trong lớp có rất nhiều tiến bộ trong học tập
	C. Hôm nay, trời rất đẹp
	D. Lễ sinh nhật của một bạn trong lớp bị huỷ bỏ
105. Vì sao không thể coi bài Xin lập khoa luật là bài chứng minh hay giải thích? Hãy điền đúng(đ)/ sai(s) trước mỗi ý trả lời câu hỏi
	A. Vì đoạn văn không nhằm mục đích làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ một điều nào đó của pháp luật
	B. Vì đoạn văn không nhằm mục đích làm cho người đọc (nghe) tin rằng pháp luật là luôn luôn đúng
	C. Vì đoạn văn nhằm nhận định sự cần thiết của pháp luật, bàn bạc sâu rộng về vấn đề đó, để hướng tới đích cuối cùng là nhằm thuyết phục triều đình cho mở khoa luật
	D. Vì đoạn văn trên có sử dụng thao tác lập luận so sánh
Phần II. Tự luận
1. Viết bài nghị luận bàn về sự chiến thắng của cái thiện trong truyện cổ tích Tấm Cám.
2. Trình bày ý kiến của anh (chị) về phương châm “Học đi đôi với hành”.
3. Phân tích bài thơ Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương.
4. Phân tích vẻ đẹp “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng quê Việt Nam” được thể hiện trong bài Câu cá mùa thu.
5. Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
6. Nguyễn Công Trứ đánh giá như thế nào về sự “ngất ngưởng” của mình? ý nghĩa của cách sống “ngất ngưởng” được nêu lên trong bài thơ này?
7. Hình ảnh thực và ý nghĩa biểu tượng về con người đi trên bãi cát trong bài thơ Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát.
8. Ghét và thương xưa nay vốn được xem như là hai cực đối lập trong tình cảm của con người. Vậy vì sao ở đây nhân vật ông Quán lại nói “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”? Anh (chị) suy nghĩ gì về lẽ ghét thương này?
9. Phân tích hình tượng người nông dân trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
10. Phân tích tác động của Chiếu cầu hiền đối với giới sĩ phu đương thời.
11. Anh (chị) có suy nghĩ gì về đôi mắt và tâm hồn Liên trong đoạn trích: 
Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
12. Phân tích nhân vật trung tâm của truyênh Hai đứa trẻ.
13. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
14. Cảm nhận của em về hình tượng viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
15. Qua cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù, hãy làm sáng tỏ cái tài, cái tâm của Nguyễn Tuân.
16. Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, hãy làm sáng tỏ ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
17. Giá trị hiện thực trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
18. Sau khi ra tù, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần? Nội dung của những lần gặp gỡ đó?
19. Bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo được triển khai ở những phương diện nào.
20. Kết cấu của truyện ngắn Chí Phèo có gì đặc biệt?
21. Phân tích bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
22. Phân tích cách Sếch-xpia ngợi ca vẻ đẹp của Giu-li-et trong đoạn trích Tình yêu và thù hận.
23. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu.
24. Hãy phân tích buổi đọc thơ của Tản đà trong bài thơ Hầu trời, qua đó chỉ ra cá tính của nhà thơ và niềm khao khát của thi sĩ.
25. Hãy làm sáng tỏ cái nhìn riêng của Xuân Diệu qua đoạn thơ từ đầu đến “Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” trong bài thơ Vội vàng .
26. Cảm nhận của em về triết lí sống của Xuân Diệu qua khổ cuối bài thơ Vội vàng.
27. Phân tích sự kết hợp hài hoà giữa ý vị cổ điển và chất hiện đại trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
28. Những câu hỏi trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
29. Vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối.
30. Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy được lí tưởng cách mạng là nguồn sáng mới bừng chiếu trong tâm hồn nhà thơ.
31. Phân tích cuộc sống “trong bao” của Bê-li-cốp.
32. Nghệ thuật tương phản được Huy-gô sử dụng như thế nào khi xây dựng các nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve.
33. Chất nghị luận và trữ tình kết hợp với nhau như thế nào trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta?
34. Hình tượng chàng trai trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.
35. Anh (chị) hãy trình bày vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ qua bài thơ Tôi yêu em.
đáp án phần trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
D
B
B
D
D
C
b
d
d
c
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
d
a
a
d
d
d
d
d
b
c
d
b
c
b
d
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
c
d
b
d
a
c
a
c
b
c
d
c
b
c
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
d
a
c
c
b
c
d
b
c
d
d
a
d
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
b
a
b
c
b
a
b
a
b
a
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105

Tài liệu đính kèm:

  • docNgan hang cau hoi Ngu van 11.doc