Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 ban cơ bản - Mã đề thi 203

Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 ban cơ bản - Mã đề thi 203

Câu 1: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài

A. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.

B. tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

C. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.

D. tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

Câu 2: Vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q < 0="" gây="" ra="">

A. Luôn hướng xa Q.

B. Tại mọi thời điểm trong điện trường độ lớn E là hằng số.

C. Tại mỗi điểm xác định trong điện trường độ lớn E thay đổi theo thời gian.

D. Luôn hướng về Q.

Câu 3: Điều kiện để có dòng điện là

A. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.

B. chỉ cần có hiệu điện thế.

C. chỉ cần có nguồn điện

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1729Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 ban cơ bản - Mã đề thi 203", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ
TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
MÔN VẬT LÝ LỚP 11 NÂNG CAO
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 203
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
B. tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
C. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
D. tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Câu 2: Vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q < 0 gây ra thì:
A. Luôn hướng xa Q.
B. Tại mọi thời điểm trong điện trường độ lớn E là hằng số.
C. Tại mỗi điểm xác định trong điện trường độ lớn E thay đổi theo thời gian.
D. Luôn hướng về Q.
Câu 3: Điều kiện để có dòng điện là
A. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.
B. chỉ cần có hiệu điện thế.
C. chỉ cần có nguồn điện
D. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Câu 4: Một êlectron bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100V. Công mà lực điện trường sinh ra sẽ là:
A. 1,6.10-17J	B. -1,6.10-19J	C. -1,6.10-17J	D. 1,6.10-19J
Câu 5: Có 36 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có E =12V; r=2W mắc thành x dãy song song, mỗi dãy có y nguồn nối tiếp. Mạch ngoài có 6 bóng đèn giống nhau được mắc song song. Khi đó hiệu điện thế mạch ngoài là 120V và công suất mạch ngoài là 360W. Giá trị của x và y là:
A. x = 6, y = 6.	B. x = 3, y = 12.	C. x = 12, y = 3.	D. x = 4, y = 9.
Câu 6: Hình vuông ABCD cạnh a = cm. Tại hai đỉnh A, B đặt hai điện tích điểm qA = qB = 5.10-8C thì cường độ điện trường tại tâm O của hình vuông có:
A. hướng theo chiều A đến D và có độ lớn E = 9.105V/m.
B. hướng theo chiều từ A đến D và có độ lớn E = 1,8.105V/m.
C. hướng theo chiều D đến A và có độ lớn E = 9.105V/m.
D. hướng theo chiều D đến A và có độ lớn E = 1,8.105V/m.
Câu 7: Nếu dịch chuyển hai bản của tụ điện nối với hai cực một acquy ra xa nhau thì trong khi dịch chuyển
A. có dòng điện đi từ cực dương qua acquy sang cực âm.
B. lúc đầu dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương, sau đó dòng điện có chiều ngược lại
C. có dòng điện đi từ cực âm qua acquy sang cực dương
D. không có dòng điện qua acquy.
Câu 8: Cho hệ ba điện tích cô lập q1, q2 và q3 nằm trên cùng một đường thẳng. Hai điện tích q1 và q3 dương, cách nhau 60cm và q1 = 4q3. Lực điện tác dụng lên điện tích q2 bằng 0. Nếu vậy, điện tích q2:
A. cách q1 80cm, cách q3 20cm.	B. cách q1 40cm, cách q3 20cm.
C. cách q1 20cm, cách q3 40cm.	D. cách q1 20cm, cách q3 80cm.
Câu 9: Dấu của điện tích q1, q2 trên hình vẽ là: 
q1
q2
A. q1 0
B. q1 < 0; q2 < 0
C. chưa biết chắc chắn vì chưa biết độ lớn của q1 và q2..
D. q1 > 0; q2 < 0
Câu 10: Hai điện tích đẩy nhau bằng một lực F0 khi đặt cách xa nhau 8 cm. Khi đưa lại gần nhau chỉ còn cách nhau 2 cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là:
A. 16F0	B. F0/2	C. 2F0	D. 4F0
Câu 11: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách của hai bản tụ điện giảm hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó là:
A. 12V.	B. 1,2V.	C. 6V.	D. 24V.
Câu 12: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E =12V, điện trở trong r=1,2W và mạch ngoài gồm có điện trở R=0,1W mắc nối tiếp với một điện trở R1. Khi công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là lớn nhất thì điện trở R1 có trị số là:
A. 1,1W.	B. 1,2W.	C. 1,3W.	D. 1W.
Câu 13: Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 220 V , U2 = 110 V và công suất định mức của chúng bằng nhau. Tỷ số giữa điện trở của bóng đèn thứ nhất với bóng đèn thứ hai bằng :
A. lần	B. 2 lần	C. lần	D. 4 lần
Câu 14: Điều nào sau đây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng?
A. Suất điện động nhiệt điện tỷ lệ thuận với hiệu nhiệt độ (T1-T2) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện.
B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
C. Suất điện động nhiệt điện tỷ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1-T2) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện.
D. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
Câu 15: Pin điện hóa có:
A. hai cực là hai vật dẫn cùng chất.	B. hai cực là hai vật dẫn khác chất.
C. một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện.	D. hai cực đều là các vật cách điện.
Câu 16: Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4W thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I1 = 1,2A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2W nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I2 = 1A. Giá trị của điện trở R1 là:
A. 2W.	B. 6W.	C. 4W.	D. 8W.
Câu 17: Trong đọan mạch AB như hình vẽ sau đây. Cường độ dòng điện qua đọan mạch là I, thì hiệu điện thế giữa hai đầu đọan mạch được xác định bởi: 
A
B
R
I
A Ep,rp
A. UBA= I(R+rp) + Ep	B. UBA= I(R+rp) - Ep	C. UAB= Ep + I(R+rp)	D. UAB= I(R+rp) - Ep
Câu 18: Bên trong các vật dẫn ở trạng thái cân bằng điện:
A. Điện trường bằng 0.
B. Điện trường luôn có giá trị xác định.
C. Các hạt tải điện chỉ chuyển động theo một hướng nhất định.
D. Các hạt tải điện luôn đứng yên.
Câu 19: Một electron bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2cm, có phương làm với đường sức điện một góc 600. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000V/m. Công của lực điện trong sự dịch chuyển này là:
A. -1,6.10-18 J	B. -3,2.10-19 J	C. +3,2.10-19 J	D. +1,6.10-18 J
Câu 20: Hai tụ điện có điện dung C1 và C2 ghép nối tiếp nhau. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch đó một hiệu điện thế U thì điện tích trên mỗi tụ:
A. tỷ lệ thuận với điện dung của chúng.	B. có giá trị như nhau.
C. không phụ thuộc vào điện dung.	D. tỷ lệ nghịch với điện dung của chúng.
Câu 21: Một máy phát điện cung cấp điện cho một động cơ. Suất điện động của máy là 25V. Dòng điện chạy qua động cơ là 2A, điện trở của các cuộn dây trong động cơ là R. Máy phát có điện trở trong là r. Biết hiệu suất của nguồn điện là 92%. Công suất điện tiêu thụ của động cơ là:
A. 50W.	B. 52W.	C. 48W.	D. 46W.
Câu 22: Chọn phát biểu đúng:
A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản tụ của nó.
B. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó.
C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó.
D. Điện tích của tụ điện tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
Câu 23: Nhiễm điện cho một thanh nhựa, rồi đưa nó lại gần hai vật kim loại M, N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M, N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra?
A. M, N nhiễm điện cùng dấu.	B. M, N nhiễm điện trái dấu.
C. Cả M, N đều không nhiễm điện.	D. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.
Câu 24: Thả cho một êlectron không có vận tốc đầu trong một điện trường. Êlectron đó sẽ:
A. Đứng yên.
B. Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.
C. Chuyển động dọc theo một đường sức điện.
D. Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.
Câu 25: Điểm khác nhau chủ yếu giữa acquy và pin Vônta là:
A. sự tích điện khác nhau ở hai cực.
B. sử dụng dung dịch điện phân khác nhau.
C. chất dùng làm hai cực khác nhau.
D. phản ứng hóa học ở trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch.
Câu 26: Trong đọan mạch AB như hình vẽ sau đây. Cường độ dòng điện qua đọan mạch là I, thì hiệu điện thế giữa hai đầu đọan mạch (tính theo chiều dòng điện) được xác định bởi: 
E1,r1
E2,r2
R
I
A
B
A. U = -I(R+r1+r2) - E1 +E2	B. U = I(R+r1+r2) - E2 - E1
C. U = I(R+r1+r2) + E2 -E1	D. U = I(R+r1+r2) + E1 - E2
Câu 27: Cho mạch điện như hình vẽ; biết R1 = 8W; R2 = 4W; hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U. Gọi I1 là cường độ dòng điện qua điện trở R1, I là cường độ dòng điện trong mạch chính. Lúc đó; ta có:
U
R1
R2
I1
I
A. 3I = I1	B. I = 2I1	C. I = 3I1	D. I = 1,5I1
Câu 28: Chọn câu sai.
A. Điện trở suất của kim loại khá lớn, lớn hơn 107 Wm.
B. Kim loại là chất dẫn điện.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ohm khi nhiệt độ của dây dẫn kim loại thay đổi không đáng kể.
D. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
Câu 29: Hiệu điện thế giữa hai cực của một máy thu điện khi có dòng điện chạy qua
A. không phụ thuộc cường độ dòng điện qua máy.	B. luôn lớn hơn suất phản điện của máy.
C. tỷ lệ với cường độ dòng điện qua máy.	D. tỷ lệ với điện trở của máy.
Câu 30: Bộ nguồn gồm 6 acquy mắc như hình vẽ, mỗi acquy có E=2V, r=1W. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là: 
A. Eb = 6V, rb = 1,5W.	B. Eb = 12V, rb = 3W.	C. Eb = 6V, rb = 3W.	D. Eb = 3V, rb = 1,5W.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
made
cauhoi
dapan
426
1
D
426
2
C
426
3
A
426
4
A
426
5
A
426
6
B
426
7
A
426
8
C
426
9
D
426
10
C
426
11
D
426
12
B
426
13
D
426
14
B
426
15
D
426
16
A
426
17
A
426
18
C
426
19
D
426
20
C
426
21
B
426
22
C
426
23
B
426
24
D
426
25
C
426
26
B
426
27
A
426
28
B
426
29
D
426
30
D

Tài liệu đính kèm:

  • docDe mau HK I Ly 115.doc