Kiểm tra học kì 2 - Môn Hóa lớp 10

Kiểm tra học kì 2 - Môn Hóa lớp 10

Câu 1: Chọn phát biểu không đúng.

 A. Axit flohidric là axit có tính chất ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh.

 B. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO.

 C. Khí clo tác dụng với dung dịch kiềm nóng tạo ra muối hipoclorit.

 D. Brom chỉ oxi hóa được hidro ở nhiệt độ cao tạo ra khí hidrobromua.

Câu 2: Phản ứng hóa học nào sau đây viết không đúng?

 A. Na2SO4 + 2HCl 2NaCl + H2SO4.

 B. MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

 C. NaClO + CO2 + H2O HClO + NaHCO3.

 D. 2F2 + 2NaOH 2NaF + OF2 + H2O.

Câu 3: Hidro peoxit thể hiện tính khử khi phản ứng với

 A. KNO2. B. KI. C. Ag2O. D. H2S.

Câu 4: Chọn phát biểu sai.

 A. Tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2.

 B. O2 oxi hóa được ion I trong dung dịch.

 C. Axit sunfuhidric có tính axit yếu hơn axit cacbonic .

 D. SO2 bị khử khi tác dụng với H2S.

Câu 5: Cặp kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

 A. Al, Fe. B. Fe, Zn. C. Al, Mg. D. Cu, Ag.

Câu 6: Hằng số cân bằng KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố

 A. nhiệt độ. B. áp suất.

 C. nồng độ. D. sự có mặt chất xúc tác.

 

doc 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 2 - Môn Hóa lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ 2 
MÔN HÓA HỌC 10 - Chương trình Chuyên
(Năm học 2016 - 2017)
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 80% + Tự luận 20%
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Clo và hợp chất của clo.
- Tính chất hóa học của Cl2, HCl.
- Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử.
- Nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của Cl2, dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
Số câu:
Tỉ lệ%:
2
8%
1
4%
1
4%
1
8%
5
20%
2. Flo, brom và iot.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một số hợp chất của chúng.
- Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá; Flo có tính oxi hoá mạnh nhất.
- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 
Số câu:
Tỉ lệ%:
1
4% 
1
4%
1
4%
3
12%
3. Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.
- Tính chất hóa học, phương pháp điều chế SO2, SO3, H2S.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế H2SO4.
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
- Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. 
- Tính chất hoá học của H2S và SO2 
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác. 
- Tính theo phương trình. 
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
- Bài tập H2S, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 
Số câu:
Tỉ lệ%:
4
16%
3
12%
3
12%
2
8%
12
48%
4. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
- Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- Định nghĩa phản ứng thuận nghịch 
- Khái niệm về cân bằng hoá học 
- Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng hoá học - Nội dung nguyên lí Lơ Sa- tơ- liê.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. 
- Sự chuyển dịch cân bằng theo nguyên lí.
 - Dự đoán hiện tượng khi làm thay đổi một hoặc một vài yếu tố. 
- Tính tốc độ trung bình của phản ứng.
- Xác định bậc phản ứng.
- Đề xuất biện pháp để thực hiện tăng tốc độ phản ứng có lợi và giảm tốc độ phản ứng có hại.
- Tính KC, KP, KX
Số câu:
Tỉ lệ%:
2 TL
8%
1 TL
4%
1TL
4% 
1TL
4%
5
20%
Tổng cộng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
9
3,6
36%
6
2,4
24%
5
2,0
20%
5
2,0
20%
25
10,0
100%
II. ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn phát biểu không đúng.
	A. Axit flohidric là axit có tính chất ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh.	
	B. Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO. 	
	C. Khí clo tác dụng với dung dịch kiềm nóng tạo ra muối hipoclorit. 	
	D. Brom chỉ oxi hóa được hidro ở nhiệt độ cao tạo ra khí hidrobromua.
Câu 2: Phản ứng hóa học nào sau đây viết không đúng?
	A. Na2SO4 + 2HCl 2NaCl + H2SO4. 	
	B. MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 	
	C. NaClO + CO2 + H2O HClO + NaHCO3. 	
	D. 2F2 + 2NaOH 2NaF + OF2 + H2O.
Câu 3: Hidro peoxit thể hiện tính khử khi phản ứng với
	A. KNO2.	B. KI. 	C. Ag2O. 	D. H2S.
Câu 4: Chọn phát biểu sai.
	A. Tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2.	
	B. O2 oxi hóa được ion I trong dung dịch. 	
	C. Axit sunfuhidric có tính axit yếu hơn axit cacbonic . 	
	D. SO2 bị khử khi tác dụng với H2S.
Câu 5: Cặp kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
	A. Al, Fe.	B. Fe, Zn. 	C. Al, Mg. 	D. Cu, Ag.
Câu 6: Hằng số cân bằng KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố
	A. nhiệt độ.	B. áp suất. 	
	C. nồng độ. 	D. sự có mặt chất xúc tác.
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng sau?
	 2KClO3 (r) 2KCl (r) + 3O2 (k)
	A. Nhiệt độ.	B. Chất xúc tác.	
	C. Kích thước của tinh thể KClO3.	D. áp suất.
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, hidrohalogenua (HX) được điều chế từ phản ứng sau:
 NaX (r) + H2SO4 (đặc, nóng) NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HX (k)
Phương pháp trên được dùng để điều chế:
	A. HCl, HBr, HI.	B. HF, HCl.	C. HF, HCl, HBr, HI.	D. HBr, HI.
Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: FeS X Y H2SO4.
Các chất X, Y lần lượt là:
	A. SO2 và SO3.	B. H2S và SO3. 	C. S và SO2. 	D. H2S và SO2.
Câu 10: Có thể loại bỏ khí H2S ra khỏi hỗn hợp khí với H2 bằng cách cho hỗn hợp khí lội qua dung dịch lấy dư
	A. Na2S.	B. Zn(NO3)2.	C. Pb(NO3)2.	D. Fe(NO3)2.
Câu 11: Cho các cặp chất sau:
(a) Cl2 và dung dịch KI;	(b) SiO2 và dung dịch HF;
(c) KMnO4 và dung dịch HCl đặc;	(d) dung dịch HF và dung dịch AgNO3;
(e) dung dịch HBr và O2;	(f) Cl2 và dung dịch Br2;
Số cặp chất có xảy ra phản ứng là
	A. 5.	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 12: Cho phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau:
(a) FeS2 + O2 	(b) Na2S2O3 + H2SO4 (loãng) 
(c) Na2SO3 + HCl 	(d) H2S + O2 (dư) 
(e) Al + H2SO4 (loãng) 	(f) Cu + H2SO4 (đặc) 
Số phản ứng có sinh ra khí SO2 là
	A. 6.	B. 5. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 13: Cho các cân bằng sau:
(a) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k);	(b) CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k);
(c) N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k);	(d) N2O4 (k) 2NO2 (k)
(e) PCl3 (k) + Cl2 (k) PCl5 (k);	(f) C (r) + CO2 (k) 2CO (k);
Số cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất của hệ là
	A. 4.	B. 2. 	C. 3. 	D. 5.
Câu 14: Cho 10 gam hỗn hợp bột Cu và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,3 gam khí H2 thoát ra. Khối lượng của Cu trong hỗn hợp là
	A. 5,6 gam.	B. 8,4 gam. 	C. 1,6 gam. 	D. 4,4 gam.
Câu 15: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 23,3.	B. 46,6. 	C. 4,66. 	D. 2,33.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 36 gam FeS2 thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 11,20.	B. 10,08. 	C. 6,72. 	D. 13,44.
Câu 17: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là
	A. 31,45 gam.	B. 33,99 gam. 	C. 19,025 gam. 	D. 56,30 gam.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là
	A. 23,4 gam.	B. 58,5 gam. 	C. 29,25 gam. 	D. 17,55 gam.
Câu 19: Hỗn hợp khí X gồm SO2 và CO2 có tỉ khối so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí X qua bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 1,5a mol/l, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là
	A. m = 141a.	B. m = 116a. 	C. m = 103,5a. 	D. m = 105a.
Câu 20: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của m là
	A. 15,6.	B. 12,3. 	C. 11,5. 	D. 10,5.
B. PHẦN TỰ LUẬN
ĐỀ 1:
	Cân bằng của phản ứng khử CO2 bằng C: C (r) + CO2 (k) 2CO (k) xảy ra ở 10900K với hằng số cân bằng KP = 10. Tính % theo thể tích của khí CO trong hỗn hợp khí lúc cân bằng. Biết áp suất chung của hệ là 1,5 atm.
Giải câu 1:
- Từ phản ứng: CO2 (k) + C (r) 2CO (k) n
	Lúc đầu: 1 mol 0 mol 1 mol
	Cân bằng: mol 2x mol 1 + x (0,5 điểm)
	Phần mol: 
- Định luật tác dụng khối lượng được viết:
	 (0,5 điểm)
x = 0,79 (0,5 điểm)
- Vậy hỗn hợp khí lúc cân bằng có 2.0,79 = 1,58 mol CO
 Phần trăm theo thể tích của CO trong hỗn hợp khí lúc cân bằng (0,5 điểm)
ĐỀ 2:
	Ở 500C và dưới áp suất là 0,334 atm độ phân ly của N2O4 (k) thành NO2 (k) bằng 63%. Xác định KP, KC.
Giải câu 2:
- Từ phản ứng: N2O4 (k) 2NO2 (k) n
	Lúc đầu: 1 0 1 
	Cân bằng: 2 1 + (0,5 điểm)
	Phần mol: 
- Định luật tác dụng khối lượng được viết:
	 (0,5 điểm)
Thay P = 0,344 atm và =0,63 ta tìm được KP 0,879 atm. (0,5 điểm)
- Có: , với ; R = 0,082; T = 50 + 273 = 323
 KC 0,033 (0,5 điểm)
ĐỀ 3: 
	Ở 10000K hằng số cân bằng KP của phản ứng: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) bằng 3,50 atm-1.
Tính áp suất riêng lúc cân bằng của SO2 và SO3 nếu áp suất chung của hệ bằng 1 atm và áp suất cân bằng của O2 bằng 0,1 atm.
Giải:
- Gọi x là áp suất riêng của SO2 áp suất riêng của SO3 bằng (0,5 điểm)
- Có (0,5 điểm)
x = 0,57 atm (0,5 điểm)
- Vậy atm (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ki_2_mon_hoa_lop_10.doc