Kiểm tra giữa học kì II - Môn: Hóa 10

Kiểm tra giữa học kì II - Môn: Hóa 10

Câu 1: Trình bày tính chất vật lý (trạng thái ở điều kiện thường và màu sắc) của các nguyên tố nhóm halogen.

Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 2 dung dịch chứa trong 2 lọ mất nhãn sau: KCl và NaBr. Viết các phương trình phản ứng minh họa (nếu có).

Câu 3: Từ Clo người ta có thể điều chế được muối ăn (NaCl) và ngược lại. Hãy viết phương trình phản ứng biểu diễn 2 quá trình trên, ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có).

Câu 4: Axit clohidric là axit mạnh, có đầy đủ tính chất hóa học chung của axit như làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối. Hãy viết 1 phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất được nêu ở trên (nếu có).

Câu 5: Cần phải dùng 150 ml dung dịch axit clohidric nồng độ CM để kết tủa hoàn toàn 200 gam dung dịch AgNO3 8,5% . Tính CM (nồng độ mol/l)? (Cho Ag=108, N=14, O=16, H=1, Cl=35.5)

Câu 6: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí clo sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam I2 từ dung dịch NaI.(Cho I =127, Na=23, Mn=55, 0=16, H=1, Cl=35.5)

 

doc 1 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì II - Môn: Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THTT Hồng Đức KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 MÔN: HÓA 10 – Thời gian: 60 phút
 I. PHẦN BẮT BUỘC:
Câu 1: Trình bày tính chất vật lý (trạng thái ở điều kiện thường và màu sắc) của các nguyên tố nhóm halogen.
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 2 dung dịch chứa trong 2 lọ mất nhãn sau: KCl và NaBr. Viết các phương trình phản ứng minh họa (nếu có).
Câu 3: Từ Clo người ta có thể điều chế được muối ăn (NaCl) và ngược lại. Hãy viết phương trình phản ứng biểu diễn 2 quá trình trên, ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có).
Câu 4: Axit clohidric là axit mạnh, có đầy đủ tính chất hóa học chung của axit như làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối. Hãy viết 1 phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất được nêu ở trên (nếu có).
Câu 5: Cần phải dùng 150 ml dung dịch axit clohidric nồng độ CM để kết tủa hoàn toàn 200 gam dung dịch AgNO3 8,5% . Tính CM (nồng độ mol/l)? (Cho Ag=108, N=14, O=16, H=1, Cl=35.5)
Câu 6: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí clo sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam I2 từ dung dịch NaI.(Cho I =127, Na=23, Mn=55, 0=16, H=1, Cl=35.5)
II. PHẦN DÀNH RIÊNG :
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN:
Câu 1: Viết phương trình phản ứng khi cho Brom tác dụng với nước.
Câu 2: Viết phương trình phản ứng điều chế nước Gia-ven.
Câu 3: Viết phương trình phản ứng khi cho ozon tác dụng với bạc.
Câu 4: Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5. Viết cấu hình electron đầy đủ của nguyên tố trên. Cho biết tên, kí hiệu và công thức phân tử của nguyên tố hóa học này.
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: 
 Câu 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hóa của brom mạnh hơn iot.
Câu 2: Viết phương trình phản ứng điều chế clorua vôi.
Câu 3: Viết phương trình phản ứng điều chế Clo từ KMnO4 .
Câu 4: Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Dặn dò: Mỗi học sinh làm đúng 10 câu gồm 6 câu ở phần bắt buộc và 4 câu ở phần dành riêng theo từng chương trình học. Mỗi câu là 1 điểm. Chúc các em làm bài kiểm tra tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_hoa_10.doc