Kiểm tra bán kết học kì I (chương trình chuẩn) môn Ngữ văn 12

Kiểm tra bán kết học kì I (chương trình chuẩn) môn Ngữ văn 12

I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của hs trong chương trình bán kì I, môn ngữ văn 12 theo 3 nội dung: Tiếng Việt, Văn học và Làm văn.

- Cụ thể:

+ Nhớ được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm;

+ Hiểu và vận dụng phạm vi kiến thức Tiếng Việt, Văn học, Làm văn: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học; tác dụng của hài thanh, hiệp vần, ngắt nhịp trong thơ (luật thơ); những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX; các tác giả, tác phẩm trong chương trình bán kì I; kĩ năng làm văn nghị luận văn học.

II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Trắc nghiệm kết hợp tự luận;

- Tổ chức kiểm tra: HS làm phần trắc nghiệm trong 10 phút; phần tự luận 8 phút.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra bán kết học kì I (chương trình chuẩn) môn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÁN KẾT HỌC KÌ I (chương trình chuẩn)
MÔN NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của hs trong chương trình bán kì I, môn ngữ văn 12 theo 3 nội dung: Tiếng Việt, Văn học và Làm văn.
Cụ thể:
+ Nhớ được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm;
+ Hiểu và vận dụng phạm vi kiến thức Tiếng Việt, Văn học, Làm văn: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học; tác dụng của hài thanh, hiệp vần, ngắt nhịp trong thơ (luật thơ); những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX; các tác giả, tác phẩm trong chương trình bán kì I; kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Trắc nghiệm kết hợp tự luận;
Tổ chức kiểm tra: HS làm phần trắc nghiệm trong 10 phút; phần tự luận 8 phút.
THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
cộng
Tiếng Việt:
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt;
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học;
Tác dụng của hài thanh, hiệp vần, ngắt nhịp trong thơ.
Nêu được biểu hiện của sự trong sáng của Tiếng Việt; các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học.
Hiểu tác dụng của việc hài thanh, hiệp vần, ngắt nhịp trong thơ.
2 câu (5%x10= 0,5)
1câu (2,5%x10= 0,25)
3câu (7,5%x10= 0,75điểm)
2.Văn hoc:
-Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX; tác giả, tác phẩm;
-Đoạn thơ trích trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.
Nhận biết các đặc điểm của VHVN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX, tác giả văn hoc và tác phẩm thơ.
Hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Vận dụng kiến thức để xác định chủ đề của tác phẩm văn học.
2câu (5%x10= o,5)
2câu (5%x10= 0,5)
1câu (2,5%x10= 0,25)
5câu (12,5%x10= 1,25 điểm)
3.Làm văn
Nghị luận về đoạn thơ để thấy được giá trị của đoạn thơ, của tác phẩm
1câu (8,0)
80%x10=8,0)
IV-BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
A-Trắc nghiệm (2,0 điểm)
1-Đáp án nào sau đây nêu đầy đủ đặc điểm của VHVN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX?
Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
Nền văn học hướng về đại chúng
Nền văn học hướng về đại chúng, nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Cả A, C
2- Sử dung Tiếng Việt như thế nào để đảm bảo giữ gìn sự trong sáng?
Sử dụng theo chuẩn mực và quy tắc của Tiếng Việt
Sử dụng kết hợp nhiều tiếng nước ngoài thì sẽ càng làm phong phú Tiếng Việt
Sử dụng không theo chuẩn mực, quy tắc của Tiếng Việt thì được coi là “sành điệu”
Sử dụng theo chuẩn mực , quy tắc của Tiếng Việt; không lai căng, pha tạp ngôn ngữ nước ngoài; đảm bảo tính văn hóa, lịch sự trong lời nói; sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ.
3- Câu văn “Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học” nói về (...............) của Hồ Chí Minh.
	Chọn cụm từ phù hợp nhất dưới đây điền vào chỗ trống trong câu văn trên.
Mục đích sáng tác
Quan điểm sáng tác
Phương pháp sáng tác
Nội dung sáng tác
4- Tác dụng của sự hài thanh, hiệp vần, ngắt nhịp trong đoạn thơ sau:
	Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
	Heo hút cồn mây súng ngửi trời
	Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
	Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
	(Trích Tây Tiến- Quang Dũng)
Gợi không khí hành quân hào hứng
Gợi hình ảnh rừng núi miền tây hùng vĩ, dữ dội
Gợi hình ảnh rừng núi miền Tây hùng vĩ, dữ dội, địa bàn hiểm trở lên cao, xuống thấp
Gợi hình ảnh rừng núi miền Tây hùng vĩ, dữ dội, địa bàn hiểm trở lên cao, xuống thấp; tạo cho câu thơ giàu âm hưởng, nhịp điệu, tăng tính tượng hình, truyền cảm
5- Đặc trưng nào dưới đây không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học?
Tính khái quát, trừu tượng
Tính cá thể hóa
Tính lí trí, logic
Tính khách quan, phi cá thể
6- Chủ đề của bài thơ Việt Bắc- Tố Hữu là gì?
Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc
Vẻ đẹp của con người Việt Bắc
Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc; tiếng hát ân tình thủy chung cách mạng
Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên nhiên và con người Việt Bắc
7- Giá trị của Bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
Bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá
Bản Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực
Bản Tuyên ngôn Độc lập là bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp
Bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực
8- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ra đời vào năm nào, được viết ở đâu?
Năm 1948, ở Mai Châu
Năm 1947, ở Phù Lưu Chanh
Năm 1948, ở Sầm Nưa
Năm 1948, ở phù Lưu Chanh
B-Tự luận (8,0 điểm)
	Cảm nhận về đoạn thơ sau:
	Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
	Quân xanh màu lá dữ oai hùm
	Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
	Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
	Rải rác biên cương mồ viễn xứ
	Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
	Áo bào thay chiếu anh về đất
	Sông Mã gầm lên khúc độc hành
	(Trích Tây Tiến- Quang Dũng)
V-HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Đề kiểm tra bán kết học kì I- Môn Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
B
D
B
C
D
D
Phần tự luận (8,0 điểm)
1-Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ;
- Bố cục bài rõ rang, kết cấu hợp lí; hình thành và triển khai ý tốt;
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2- Yêu cầu về kiến thức
Nội dung chính
Đáp án
Biểu điểm
1-Giới thiệu vấn đề nghị luận
2-Cảm nhận về đoạn thơ
3- Đánh giá khái quát giá trị của đoạn thơ trong bài thơ
-Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn thơ và vấn đề nghị luận (đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến, qua nỗi nhớ của nhà thơ).
-Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến được khắc họa qua bút pháp lãng mạn.
- Bốn câu thơ trên:
+ Quang Dũng không hề né tránh sự thật gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật màn người lính phải trải qua: đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá, có thể do bệnh tật, ốm đau.
+ Nhưng chính sự đối lập giữa vẻ ngoài tiều tụy với vẻ đẹp tâm hồn càng tô đậm nét phi thường, dữ dội, hào hoa, lãng mạn, đầy khát vọng yêu thương của người lính: Mắt trừng gửi mộng, đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm.
-Bốn câu thơ sau:
+Với các từ ngữ Hán Việt, tác giả tô đậm không khí trang nghiêm, bi thương mà không bi lụy.
+ Nấm mồ của các chiến sỹ nơi biên cương xa xôi gợi cảm giác hoang lạnh, đã được nâng đỡ bởi lí tưởng sống cao đẹp “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, sẵn sàng xả thân vì nước, mang âm hưởng hùng tráng, như những khách chinh phu thuở xưa ra đi vì nghĩa lớn; được nâng đỡ bởi cảm hứng lãng mạn của nhà thơ.
+ Hình ảnh áo bào sang trọng thay chiếu thể hiện sự trân trọng, thành kính của tác giả trước sự hi sinh của đồng đội.
+ Âm thanh của sông Mã gầm lên khúc độc hành càng tô đậm cảm hứng bi tráng cho đoạn thơ.
-Đánh giá khái quát:
+ Chỉ với 8 câu thơ mang hàm súc, ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, bằng nghệ thuật lãng mạn (tô đậm, phóng đại, đối lập), Quang Dũng đã khắc họa thành công vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến.
+ Đó cũng là bức tượng đài bất tử về tập thể người lính vô danh thời kì đấu chống Pháp.
+Đoạn thơ góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
1,0
0,5
3,0
3,0
1,5
Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn, dù đã cụ thể hóa số điểm cho mỗi nội dung, song GV cần tránh đếm ý cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docMa tran de thi 8 tuan lop 12.doc