Khóa luận Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông qua dạy học bài tập hình học không gian

Khóa luận Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông qua dạy học bài tập hình học không gian

Công cuộc đổi mới của đất nước đã và đang đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào

tạo nhiệm vụ to lớn và hết sức nặng nề đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng

cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để

thực hiện nhiệm vụ này, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và

sách giáo khoa ở mọi bậc học, chúng ta đã quan tâm nhiều đến việc đổi mới

phương pháp dạy học. Từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp của

ngành Giáo dục và Đào tạo đến các nhà nghiên cứu, các nhà giáo đều khẳng định

vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Điều này đã được thể chế

hóa trong Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự

giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực

tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã khẳng định “Thực hiện đồng

bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới

chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, năng

lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã

hội”.

Để tạo ra những con người lao động mới có năng lực sáng tạo cần có một

phương pháp dạy học mới để khơi dậy và phát huy được tư duy sáng tạo của người

học. Vậy “tư duy sáng tạo” là gì? Quy luật phát triển của năng lực tư duy sáng tạo

như thế nào? Làm thế nào để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo? Vấn

đề đặt ra là đề ra những biện pháp cụ thể, dễ thực hiện và có tính thực tiễn dạy học

cao để giáo viên có thể giúp thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên phát huy năng

lực tư duy sáng tạo, giúp người học phát triển năng lực tư duy sáng tạo để học và

làm việc tốt hơn, đời sống được cải thiện hơn

pdf 69 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1679Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông qua dạy học bài tập hình học không gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 1
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 
KHOA TOÁN 
c&d 
NGUYỄN VĂN HIỀN 
RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY 
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG QUA 
DẠY HỌC BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 
Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 
Cán bộ hướng dẫn: ThS. NGUYỄN TRỌNG CHIẾN 
Huế, Khóa học 2007 – 2011
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 2
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - 
ThS. Nguyễn Trọng Chiến đã tận tình hướng dẫn và giúp 
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận 
này. 
Em xin cảm ơn những ý kiến đóng góp cũng như sự giúp 
đỡ nhiệt tình của qu ý thầy cô giáo tổ Toán và các em học sinh 
lớp 118 và lớp 121 trường Trung học phổ thông Hương 
Thủy trong thời gian em tổ chức thực nghiệm tại trường. 
Đặt biệt em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo 
trong khoa Toán cũng như quý thầy cô giáo trong trường 
Đại học Sư phạm Huế và Đại học Huế đã tận tình dạy 
bảo, tạo điều kiện giúp đỡ và động viên em trong suốt khóa học. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
Huế, tháng 05 năm 2011 
Sinh viên: Nguyễn Văn Hiền 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 1
MỤC LỤC 
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 3 
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3 
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 5 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 5 
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 
5. Giả thiết khoa học ............................................................................................ 6 
B. PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 7 
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 7 
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 7 
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về tư duy .................................................................. 7 
1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 7 
1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tư duy ........................................................ 7 
1.1.1.3. Phân loại tư duy .......................................................................... 9 
1.1.2. Tư duy sáng tạo .......................................................................................... 9 
1.1.2.1. Tư duy sáng tạo ........................................................................... 9 
1.1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo .................................. 10 
1.1.2.3. Mối liên hệ giữa tư duy sáng tạo với các loại hình tư duy khác . 12 
1.1.3. Năng lực tư duy sáng tạo ...................................................................... 13 
1.1.3.1. Năng lực ................................................................................... 13 
1.1.3.2. Năng lực tư duy sáng tạo ........................................................... 15 
1.1.3.3. Một số biểu hiện năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trung học 
phổ thông trong quá trình giải bài tập Toán học ..................................... 15 
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 22 
1.2.1. Mục đích dạy học bài tập hình học không gian ở phổ thông 22 
1.2.2. Nội dung bài tập hình học không gian ở phổ thông ................................... 23 
1.2.3. Đặc điểm, chức năng của bài tập hình học không gian ở phổ thông và khả 
năng bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh ....................................... 26 
1.2.3.1. Đặc điểm cơ bản của môn hình học không gian ......................... 26 
1.2.3.2. Chức năng của bài tập hình học không gian .............................. 26 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 2
1.2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng .................................................... 27 
1.2.3.4. Khả năng rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học 
sinh phổ thông qua dạy học .................................................................... 28 
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................. 29 
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG 
LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG QUA DẠY HỌC 
BÀI TẬP HÌNH HỌC KHÔNG GIAN ............................................................. 30 
2.1. CÁC CƠ SỞ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN .................... 30 
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ ................................................................. 30 
2.2.1. Biện pháp 1: ............................................................................................. 30 
2.2.2. Biện pháp 2: ............................................................................................. 34 
2.2.3. Biện pháp 3: ............................................................................................. 36 
2.2.4. Biện pháp 4: ............................................................................................. 41 
2.2.5. Biện pháp 5: ............................................................................................. 44 
2.2.6. Biện pháp 6: ............................................................................................. 48 
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ................................................................................ 50 
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 51 
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 51 
3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 51 
3.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm ...................................................................... 51 
3.3.1. Thiết kế dạy học thực nghiệm ................................................................... 51 
3.3.2. Tiến trình dạy học thực nghiệm ................................................................ 62 
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 62 
3.4.1. Thống kê kết quả ...................................................................................... 62 
3.4.2. Đánh giá ................................................................................................... 62 
3.4.3. Kết luận .................................................................................................... 62 
C. KẾT LUẬN .................................................................................................. 64 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 66 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 3
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Công cuộc đổi mới của đất nước đã và đang đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào 
tạo nhiệm vụ to lớn và hết sức nặng nề đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng 
cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để 
thực hiện nhiệm vụ này, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và 
sách giáo khoa ở mọi bậc học, chúng ta đã quan tâm nhiều đến việc đổi mới 
phương pháp dạy học. Từ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp của 
ngành Giáo dục và Đào tạo đến các nhà nghiên cứu, các nhà giáo đều khẳng định 
vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Điều này đã được thể chế 
hóa trong Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự 
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực 
tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. 
 Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã khẳng định “Thực hiện đồng 
bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới 
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, năng 
lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã 
hội”. 
 Để tạo ra những con người lao động mới có năng lực sáng tạo cần có một 
phương pháp dạy học mới để khơi dậy và phát huy được tư duy sáng tạo của người 
học. Vậy “tư duy sáng tạo” là gì? Quy luật phát triển của năng lực tư duy sáng tạo 
như thế nào? Làm thế nào để rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo? Vấn 
đề đặt ra là đề ra những biện pháp cụ thể, dễ thực hiện và có tính thực tiễn dạy học 
cao để giáo viên có thể giúp thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên phát huy năng 
lực tư duy sáng tạo, giúp người học phát triển năng lực tư duy sáng tạo để học và 
làm việc tốt hơn, đời sống được cải thiện hơn. 
 Hiện nay vấn đề “Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo” là chủ đề 
thuộc một lĩnh vực nghiên cứu còn mới và mang tính thực tiễn cao. Nó nhằm tìm 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 4
ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để rèn 
luyện, tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm 
việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá 
nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến 
toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các 
ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như 
chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật,... hoặc trong các phát minh, sáng chế. 
 Do đó, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong hoạt động giáo dục phổ thông là 
phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học Toán 
là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều. Sư phạm học hiện đại đề cao 
nguyên lý học là công việc của từng cá thể, thực chất quá trình tiếp nhận tri thức 
phải là quá trình tư duy bên trong của bản thân chủ thể. Vì thế nhiệm vụ của người 
giáo viên là mở rộng trí tuệ, hình thành năng lực, kỹ năng cho học sinh chứ không 
phải làm đầy trí tuệ của các em bằng cách truyền thụ các tri thức đã có. Việc mở 
rộng trí tuệ đòi hỏi giáo viên phải biết cách dạy cho học sinh tự suy nghĩ, phát huy 
hết khả năng, năng lực của bản thân mình để giải quyết vấn đề mà học sinh gặp 
phải trong quá trình học tập và trong cuộc sống. 
 Hơn thế nữa trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin theo hướng ngày càng 
hiện đại hóa, con người ngày càng sử dụng nhiều phương tiện khoa học kĩ thuật 
hiện đại thì năng lực suy luận, tư duy và sáng tạo giải quyết vấn đề càng trở nên 
khẩn thiết hơn trước  ... iếp tứ diện. 
- Yêu cầu cả lớp đọc, tìm các lời giải 
cho bài toán. 
- Gọi học sinh lên bảng vẽ hình. 
Hướng dẫn học sinh giải cách 1. 
Cách 1: 
Gọi O1 là trung điểm của AB thì O1 là 
tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 
SAB. Kẻ O1x//SC và từ trung điểm I 
của SC ta kẻ Iy//SO1. Gọi O là giao 
điểm của O1x với Iy. Khi đó O chính 
là tâm của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện 
SABC. 
Gọi R là bán kính của mặt cầu thì R 
bằng bao nhiêu? 
Cách 2: 
Từ ba cạnh SA, SB, SC dựng một hình 
hộp chữ nhật nhận SA, SB, SC là ba 
cạnh xuất phát từ đỉnh S. Khi ấy tâm 
của hình hộp chữ nhật chính là tâm 
của mặt cầu cần tìm và bán kính của 
mặt cầu bằng nửa đường chéo của 
hình hộp chữ nhật đó. 
c
b
a
x
y
I
O1
C
S
B
A
O
2 2 2 2
1 1R OS O S O O= = +
2 2
4 4
AB SC
= + 
2 2 21 ( )
4
SA SB SC= + + 2 2 21 ( )
4
a b c= + + 
Vậy 2 2 21
2
R a b c= + + . 
O
C
S B
A 
Ta có chiều dài đường chéo hình hộp chữ 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 61
 Ta có chiều dài đường chéo hình hộp 
chữ nhật là: 2 2 2d a b c= + + 
Vậy 2 2 21 1
2 2
R d a b c= = + + . 
- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh 
có thể áp dụng phương pháp tọa độ để 
giải bài toán trên, 
nhật là: 2 2 2d a b c= + + 
Vậy 2 2 21 1
2 2
R d a b c= = + + . 
Ra bài tập củng cố: 
Hãy giải bài toán sau bằng các cách khác nhau. 
Cho hình lập phương ABCD.EFGH cạnh a. Hãy xác định và tính độ dài đường 
vuông góc chung AH và DB. 
... 
Xác nhận của giáo viên phổ thông: 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 62
3.3.2. Tiến trình dạy học thực nghiệm 
 Được sự cho phép của trường Trung học phổ thông Hương Thủy, nhất là sự 
giúp đỡ tận tình của hai giáo viên Nguyễn Thị Thúy Hằng và Nguyễn Đình Sơn 
chịu trách nhiệm giảng dạy tại hai lớp tác giả chọn làm thực nghiệm, tác giả đã tiến 
hành tổ chức dạy học thực nghiệm tại hai lớp 118, 121. 
3.4. Kết quả thực nghiệm 
3.4.1. Thống kê kết quả 
+ Người làm đề tài trực tiếp dạy thực nghiệm tại hai lớp 118 và 121 của trường 
Trung học phổ thông Hương Thủy - Thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế. 
+ Chọn lớp dạy thực nghiệm sư phạm có trình độ học vấn trung bình và trung bình 
khá (Vừa có học sinh yếu, trung bình, khá và giỏi) bằng cách dựa vào điểm tổng 
kết của năm học trước cũng như điểm tổng kết của học kỳ I. 
+ Sau khi dạy thực nghiệm có cho bài tập về nhà làm nhằm sơ bộ đánh giá năng 
lực, khả năng, kết quả rèn luyện của học sinh khi có đủ thời gian tư duy. 
+ Kiểm tra, nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh. 
3.4.2. Đánh giá 
 Qua hai giáo án thực nghiệm sư phạm rõ ràng chưa đủ tin cậy theo thống kê 
toán học. Nhưng do điều kiện thời gian và cơ sở thực nghiệm còn hạn chế nên 
chúng ta chỉ có thể làm đến thế mà chưa thể làm rõ hơn. Do vậy, chỉ có thể coi 
năng lực, khả năng học sinh làm được các bài tập là một minh họa thực tế cho các 
biện pháp của đề tài này chứ chưa thể khẳng định gì về khoa học. 
3.4.3. Kết luận 
 Tuy thời gian thực nghiệm hạn chế nhưng qua thực nghiệm sư phạm tác giả 
nhận thấy trong một tiết dạy không thể truyền tải được nhiều dạng bài tập và 
phương pháp, nên không thể tạo được nhiều sự hứng thú, tích cực của học sinh. 
Hơn nữa, khi đứng trước một bài tập hình học không gian mà giáo viên ra thì sự 
ham thích, hứng thú cũng như năng lực và khả năng của học sinh thể hiện để giải 
bài tập này là còn thấp. Trong quá trình giải học sinh lại thiếu đi sự kiên trì, sự cố 
gắng trong việc sử dụng các thao tác trí tuệ và các thao tác tư duy sáng tạo. 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 63
 Nhận thấy học sinh có những khó khăn cơ bản như vậy nên tác giả thấy việc rèn 
luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phải là một quá trình lâu 
dài, nên giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt chứ không thể nóng vội được. Trong một 
tiết dạy, bài dạy, bài tập giáo viên nên chỉ chọn một hoặc hai yếu tố sáng tạo nổi 
bật trong bài để rèn luyện cho học sinh chứ không nên quá ôm đồm quá nhiều kiến 
thức. Trong quá trình dạy học thì giáo viên cần quan tâm chú ý để phát hiện ra 
những biểu hiện tư duy, những yếu tố sáng tạo để bồi dưỡng cho học sinh. Giáo 
viên cũng cần phát hiện, khai thác, tận dụng các yếu tố sáng tạo tiềm ẩn trong sách 
giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để rèn luyện và phát triển lên cho học 
sinh. Hơn nữa, trong quá trình giải bài tập giáo viên cũng cần phải gợi ý, hướng 
dẫn, dẫn dắt học sinh tư duy theo các thao tác năng lực tư duy sáng tạo, để từ đó 
hình thành dần dần cho học sinh thói quen tự năng lực tư duy. Giáo viên cũng cần 
hiểu rõ khả năng tiếp thu bài của đối tượng học sinh để đưa ra các bài tập và 
phương pháp giải toán cho phù hợp giúp các em làm được và sáng tạo các cách 
giải gây hứng thú cho các em, từ đó dần dần nâng cao kiến thức từ dễ tới khó. 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 64
C. KẾT LUẬN 
 Hiện nay, để đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục trong thời kỳ công nghiệp 
hóa – hiện đại hóa thì yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy 
vai trò chủ thể của học sinh trở thành yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn. Đối 
với bộ môn Toán, năng lực tư duy sáng tạo là một vấn đề quan trọng. Nếu dạy học 
chỉ đơn thuần là giáo viên đọc – học sinh chép thì chắc chắn khả năng tư duy sáng 
tạo của các em sẽ bị thui chột, không có “mảnh đất” để thể hiện. Hậu quả mà 
phương pháp giáo dục này gây ra không chỉ dừng lại ở đó! Trong mỗi học sinh đều 
tiềm ẩn một năng lực và nhiệm vụ của người giáo viên là phải biết phát hiện, góp 
phần hình thành, nuôi dưỡng và kích thích những chồi mầm của năng khiếu ấy 
trong một học sinh để chúng phát triển ở mức tối đa nhất. Do vậy việc rèn luyện và 
phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học Toán nói chung và 
dạy học bài tập hình học không gian là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình 
dạy học ở nhà trường trung học phổ thông. 
 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bước đầu người viết đã đi từ việc nghiên 
cứu các cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài để từ đó đề xuất một số biện pháp dạy 
học nhằm rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông 
qua dạy học bài tập hình học không gian. Trong số các biện pháp đó, tác giả đã chú 
trọng đưa ra các hệ thống bài tập cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra còn có một số biện pháp 
khác. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có sự phối kết 
hợp đồng bộ, nhuần nhuyễn nhiều biện pháp thì mới nâng cao năng lực tư duy 
sáng tạo cho học sinh ở mức cao nhất. Điều này đã được thực hiện trong hai giáo 
án thực nghiệm và đã tiến hành dạy tại hai lớp 118, 121 trường Trung học phổ 
thông Hương Thủy. Tuy gặp phải một số khó khăn nhất định nhưng bước đầu đã 
cho kết quả khả quan đáp ứng mục đích của đề tài, khẳng định tính khả thi, hiệu 
quả của kết quả nghiên cứu. 
 Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học 
môn hình học không gian là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có thời gian và những kế 
hoạch cụ thể. Kết quả nghiên cứu của khóa luận này chứng tỏ giả thuyết khoa học 
là đúng đắn, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành. Hi vọng khóa luận sẽ góp 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 65
phần giúp học sinh học tốt và phát huy được năng lực, tính sáng tạo của bản thân 
trong khi học môn hình học không gian, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng 
dạy và học ở nhà trường Trung học phổ thông. Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả 
hi vọng góp thêm một tiếng nói của mình vào việc cụ thể hóa những quan điểm 
dạy học theo hướng đổi mới, phát huy vai trò chủ thể của người học. Tuy nhiên do 
sự hạn chế về mặt kinh nghiệm, năng lực, thời gian, tài liệu vì vậy trong quá trình 
khai thác và triển khai đề tài chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong 
được sự chỉ bảo tận tình từ phía thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 66
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. A.P. Septulin (1987), Phương pháp nhận thức biện chứng, Bản dịch Tiếng Việt 
của Nguyễn Đình Lâm và Nguyễn Thanh Thủy, Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác 
– Lênin. 
2. Trần Nguyệt Anh (2000), Bước đầu khai thác và phát triển tư duy sáng tạo cho 
học sinh qua dạy học giải bài tập hình học không gian, Luận văn thạc sĩ. 
3. Phạm Bảo (2010), Nhiều cách giải cho một bài toán, Toán học tuổi trẻ, Số 395 
(5-2010). 
4. Nguyễn Văn Cát (2000), Muốn giỏi toán Hình học không gian, Nhà xuất bả trẻ. 
5. Nguyễn Vĩnh Cận, Lê Thống Nhất, Phan Thanh Quang, Sai lầm phổ biến khi 
giải toán, Nhà xuất bản Giáo dục. 
6. Hoàng Chúng (1969), Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học cho học sinh ở 
trường phổ thông, Nhà xuất bản Hà Nội. 
7. Văn Như Cương, Trần Văn Hạo, Ngô Thúc Lanh (2000), Tài liệu hướng dẫn 
giảng dạy toán 11, Nhà xuất bản Giáo dục. 
8. Văn Như Cương, Đoàn Quỳnh, 2009, Hình học Nâng cao 11 và 12, Nhà xuất 
bản Giáo dục. 
9. G.Pôli (1975), Sáng tạo toán học (1, 2, 3), Bản dịch tiếng việt của Nguyễn Sỹ 
Tuyển và Phan Tất Đắc, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
10. G.Pôli (1976), Toán học và những suy luận có lý, Bản dịch tiếng việt của Hà 
Sỹ Hồ (Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục. 
11. G. Pôli (1979), Giải một bài toán như thế nào, Bản dịch tiếng việt của Hồ 
Thuần và Bùi Tường, Nhà xuất bản Giáo dục. 
12. Đào Thế Hưng (1997), Tạp chí Toán học và tuổi trẻ: “Một số kinh nghiệm giải 
bài toán Hình học không gian”, Nhà xuất bản Giáo dục. 
Khóa luận tốt nghiệp 
SVTT: Nguyễn Văn Hiền 67
13. Kơrutexki.V.A (1973), Tâm lý năng lực toán học của học sinh, Nhà xuất bản 
Giáo dục. 
14. Phạm Đình Khương (1998), Rèn luyện tư duy học toán cho học sinh qua giải 
bài tập toán, Nghiên cứu giáo dục. 
15. Đào Tam, Nguyễn Quý Duy, Nguyễn Văn Nho, Tuyển tập 200 bài thi vô địch 
toán - tập 5 hình học không gian. 
16. Ngô Thị Bích Thủy (2002), Rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học 
sinh qua dạy học Hình học 11, Luận văn thạc sĩ. 
17. Đinh Văn Tố (1981), Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá 
trình hướng dẫn học sinh giải bài tập. 
18. Tuyển tập 30 năm Tạp chí toán học và Tuổi trẻ (1997), Nhà xuất bản Giáo dục. 
19. Trần Thúc Trình (1998), Tư duy và hoạt động toán học, Viện khoa học giáo 
dục. 
20. Phan Thị Ánh Tuyết (2005), Một số biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo cho 
học sinh trong việc giải toán Hình học 11, Khóa luận tốt nghiệp. 
21. Nguyễn Cảnh Toàn (1993), Đổi mới cách suy nghĩ về tư duy toán học sáng tạo, 
Thế giới mới. 
22. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Một phương pháp suy nghĩ sáng tạo, Tạp chí toán 
học và Tuổi trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục. 
23. Nguyễn Cảnh Toàn (1995), Soạn bài dạy trên lớp theo tinh thần dẫn dắt học 
sinh sáng tạo, tự dành lấy kiến thức, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục. 
24. Trần Vui (chủ biên) (2005), Một số xu hướng mới trong dạy học toán THPT. 
Giáo trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên toán THPT chu kỳ III, Nhà xuất 
bản Giáo dục. 
25. Đặng Quang Việt (1998), Sự kết hợp giữa trí tưởng tượng không gian và tư 
duy logic trong dạy học hình học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ren_luyen_va_phat_trien_nang_luc_tu_duy_sang_tao_c.pdf