Kế hoạch giảng dạy chương trình tin học ứng dụng

Kế hoạch giảng dạy chương trình tin học ứng dụng

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

Chương trình tin học ứng dụng trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của chúng trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh.

Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật giúp cho học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội.

Học sinh Ninh Giang nói chung, học sinh Trung tâm GDTX nói riêng có truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, muốn bay cao, vươn xa học hỏi được nhiều đem kiến thức về làm giàu cho đất nước, cho quê hương.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy chương trình tin học ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
 CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG 
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
Chương trình tin học ứng dụng trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của chúng trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. 
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật giúp cho học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội. 
Học sinh Ninh Giang nói chung, học sinh Trung tâm GDTX nói riêng có truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, muốn bay cao, vươn xa học hỏi được nhiều đem kiến thức về làm giàu cho đất nước, cho quê hương.
Đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, nhiệt tình với công việc, có phương phápgiảng dạy tốt để truyền thụ kiến thức cho học sinh dễ hiểu, tiếp thu bài nhanh, chính xác.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc Trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy môn tin học cho học sinh đang cần những kiến thức tin học để ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
2.Khó khăn:
Học sinh trung tâm đều là những học sinh không đỗ các trường THPT, Bán công, lực học còn yếu, nhận thức và tiếp thu bài còn chậm.
II. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất nhất của khoa học Tin học: Các kiến thức cơ bản về Tin học: Thông tin và dữ liệu, hệ điều hành, soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, các tiện ích của Windows XP, kiến thức cơ bản nhất về Virut và cách phòng chống virut
Giúp cho học sinh biết được các ứng dụng phổ biến của Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
2. Về kĩ năng
Học sinh có khả năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.
3. Về thái độ 
Có ý thức thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác.
Có ý thức tìm hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin học.
III. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
1.Tin học là môn học mới được chính thức đưa vào chương trình dạy học ở trường phổ thông nên trước hết cần định hướng một cách tổng thể về nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của môn học. Tiếp theo tiến hành xây dựng chương trình cho từng cấp học, lớp học nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đồng thời tránh được lãng phí và tình trạng chồng chéo giữa các cấp học, giữa các môn học của cùng cấp học. Cùng với việc xây dựng chương trình dạy học cần triển khai các hoạt động đồng bộ: chính sách, biên chế giáo viên, phòng máy, xây dựng mạng giáo dục, kết nối Internet, nghiên cứu phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên, thiết bị dạy học.
2.Tin học là ngành khoa học phát triển rất nhanh, cứ vài năm phần cứng và phần mềm lại thay đổi và được nâng cấp. Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông và kĩ năng cơ bản để chương trình không bị nhanh lạc hậu. Tránh cả hai khuynh hướng khi xác định nội dung : hoặc chỉ thiên về lí thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành và phát triển những kĩ năng và thao tác. 
3.Xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương và đặc trưng của môn học mà tiến hành tổ chức dạy học một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu chung của môn học và nâng cao nếu có điều kiện. Khuyến khích học ngoại khoá. 
4.Chương trình phải có tính “mở”: có phần bắt buộc và phần tự chọn nhằm linh hoạt khi triển khai và dễ dàng cập nhật với thực tế phát triển của môn học.
IV.KẾ HOẠCH CỤ THỂ
1. Thực hiện theo phân phối chương trình môn tin học ứng dụng trình độ A gồm 85 tiết. Thời gian thực hiện từ ngày 01/03/2010..
2.Tổ chức dạy học
- Tổ chức dạy học theo buổi ( 3tiết/1buổi).
Đối với những mục dạy trong 2, 3 tiết giáo viên tự phân chia nội dung đảm bảo sự cân đối, khoa học. 
Giáo viên cần căn cứ vào tình hình giảng dạy của mình và kết quả tiếp thu của học sinh, từ đó định ra những nội dung cho các tiết ôn tập, luyện tập, chữa bài tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu.
Giáo viên có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được phân cho một nội dung kiến thức nào đó, tuy nhiên việc kéo dài hoặc rút ngắn không được làm xê dịch lịch giảng dạy quá 1 tiết so với phân phối chương trình
Một số nội dung lý thuyết sẽ tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn nếu sử dụng máy tính, máy chiếu, chương trình và phần mềm Microsoft Powerpoint để giới thiệu trực quan. 
Trong tiết thực hành bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. Nếu do thiếu máy tính không thể tiến hành dạy tiết thực hành cho cả lớp học trong 1 tiết như phân phối chương trình thì phải chia lớp để thực hiện theo ca, khi đó số tiết thực hành thực dạy của giáo viên được tính bằng số tiết thực hành nhân với số ca. Đối với những tiết thực hành được thiết kế để làm việc theo nhóm giáo viên có thể bố trí nhiều hơn 3 học sinh/1 máy tính.
3.Kế hoạch dạy cụ thể như sau:
Buổi
Tiết
Tên tiết dạy
Ghi chú
1
1
Thông tin và dữ liệu
2
Thông tin và dữ liệu
3
Biểu diễn thông tin trong máy tính
2
4
Biểu diễn thông tin trong máy tính
5
Các bộ phận của máy tính
6
Các bộ phận của máy tính
3
7
Bài thực hành số 1
8
Bài thực hành số 1
9
Khái niệm hệ điều hành MS-Dos
4
10
Khái niệm hệ điều hành MS-Dos
11
Các lệnh cơ bản của Dos
12
Các lệnh cơ bản của Dos
5
13
Các lệnh cơ bản của Dos
14
Các lệnh cơ bản của Dos
15
Bài thực hành số 2
6
16
Bài thực hành số 2
17
Bài thực hành số 2
18
Kiểm tra 15 phút
7
19
Tổng quan về NC
20
Tổng quan về NC
21
Bài thực hành số 3
8
22
Bài thực hành số 3
23
Tổng quan về WinWord
24
Thao tác với file văn bản
9
25
Bài thực hành 4
26
Bài thực hành 4
27
Thao tác soạn sửa khối văn bản
10
28
Bài thực hành số 5
29
Bài thực hành số 5
30
Định dạng văn bản
11
31
Định dạng văn bản
32
Bài thực hành số 6
33
Bài thực hành số 6
12
34
Chèn 1 đối tượng vào văn bản
35
Chèn 1 đối tượng vào văn bản
36
Bài thực hành số 7
13
37
Bài thực hành số 7
38
Thao tác với bảng biểu
39
Thao tác với bảng biểu
14
40
Bài thực hành số 8
41
Bài thực hành số 8
42
Trình bày và in ấn
15
43
Bài thực hành số 9
44
Kiểm tra 45 phút
45
Các khái niệm cơ bản(Excel)
16
46
Các khái niệm cơ bản(Excel)
47
Thao tác trên bảng tính và tệp
48
Thao tác trên bảng tính và tệp
17
49
Hàm thường dùng trong Excel
50
Hàm thường dùng trong Excel
51
Bài thực hành số 10
18
52
Bài thực hành số 10
53
Bài thực hành số 11
54
Bài thực hành số 11
19
55
Định dạng dữ liệu trong bảng tính
56
Định dạng dữ liệu trong bảng tính
57
Bài thực hành số 12
20
58
Bài thực hành số 12
59
Biểu đồ và trang tính
60
Bài thực hành số 13
21
61
Bài thực hành số 13
61
Trình bày- in bảng tính
63
Bài thực hành số 14
22
64
Bài thực hành số 14
65
Bài thực hành số 15
66
Kiểm tra 45 phút
23
67
Tổng quan về Windows và tổ chức màn hình
68
Tổng quan về Windows và tổ chức màn hình
69
Bài thực hành số 16
24
70
Bài thực hành số 16
71
Windows Explore
72
Bài thực hành số 17
25
73
Bài thực hành số 17
74
Trình điều khiển Control Panel
75
Bài thực hành số 18
26
76
Bài thực hành số 18
77
Accessories
78
Bài thực hành số 19
27
79
Bài thực hành số 19
80
Bảo vệ và phòng chống virut
81
Bảo vệ và phòng chống virut
28
82
Ôn tập cuối chương trình
83
Ôn tập cuối chương trình
 29
84
Kiểm tra cuối chương trình
85
Kiểm tra cuối chương trình
3.Kiểm tra, đánh giá
Giáo viên đảm bảo đủ điểm kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, 45 phút, điểm thực hành, đảm bảo đủ số lượng điểm kiểm tra theo quy định. Điểm kiểm tra miệng đảm bảo mỗi học sinh 1, kiểm tra 15 phút 2 điểm, kiểm tra 45 phút 2 điểm, kiểm tra cuối chương trình 1 điểm.
Sau mỗi bài thực hành phải có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm thực hành làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh.
Việc kiểm tra học cuối chương trình phải được đánh giá ở cả hai nội dung lý thuyết và thực hành. Tỉ lệ điểm phần lí thuyết và điểm phần thực hành trong điểm kiểm tra học kì có thể là: Lý thuyết 6 (hoặc 7): Thực hành 4 (hoặc 3). Giáo viên tự lựa chọn một trong hai tỉ lệ nêu trên. Việc kiểm tra cuối chương trình có thể được tiến hành theo một trong hai cách sau: 
Cách 1: Nếu có đủ điều kiện, thì tiến hành kiểm tra cả lí thuyết và thực hành trong tiết kiểm tra cuối chương trình. Giáo viên tự phân chia hợp lí thời lượng của tiết kiểm tra học kì cho phần lí thuyết và phần thực hành.
Cách 2: Trong tiết kiểm tra cuối chương trình chỉ kiểm tra và lấy điểm phần lí thuyết, còn điểm phần thực hành được lấy từ điểm trung bình các bài thực hành.
Do thời lượng hạn hẹp, đồng thời do đặc trưng của môn học thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nên giáo viên cần lưu ý tận dụng ưu thế này để sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
V.CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU.
-Khi học hết chương trình tin học A học sinh có các kĩ năng sử dụng máy tính, áp dung vào trong cuộc sống
-Kết quả Thi chứng chỉ A tin học 
+Số học sinh tham dự lớp cấp chứng chỉ A tin học: 200 hv
+Số học sinh đạt yêu cầu trình độ A tin học ( phấn đấu 98%)
VI. NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH.
1.Đối với Trung tâm.
-Tuyên truyền, phổ biến tới phụ huynh, học sinh hiểu biết tầm quan trong của việc học tin học trong nền kinh tế đất nước đang thời kỳ hội nhập toàn cầu. Tin học như là một vũ khí sắc bén để tiếp thu nền tri thức của nhân loại.
-Tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy có đủ phương tiện giảng dạy (Thời gian, phòng học, phòng máy thực hành, máy chiếu) để đạt kết quả cao nhất.
2.Đối với giáo viên giảng dạy.
-Phải có đủ các loại hồ sơ: Kế hoạch giảng dạy, phân phối chương trình, giáo án, sổ điểm cá nhân.
-Phải đem hết khả năng, nhiệt tình trong giảng dạy, chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp.
-Luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp dạy học đáp ứng được mọi nhu cầu học tập của học sinh.
-Thực hiện chương trình theo đúng phân phối chương trình, kế hoạch, có ghi việc thực hiện giảng dạy trên sổ đầu bài.
-Soạn giảng bằng giáo án điện tử, áp dụng trình chiếu PowerPoint để nâng cao chất lượng tiết dạy.
3. Đối với học sinh:
-Có đủ giáo trình tin học
-Chuẩn bị kỹ bài khi đến lớp.
-Dành thời gian để thực hành các kỹ năng soan thảo văn bản, làm việc với bảng tính.
 Ninh Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2010
 TRUNG TÂM GDTX
Người lập kế hoạch
GV: Trịnh Viết Xanh

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_mon_tin_hoc_ung_dung.doc