Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 3, Tiết 9+10: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) - Phùng Thị Thanh Thúy

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 3, Tiết 9+10: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) - Phùng Thị Thanh Thúy

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

b. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của học sinh.

Câu trả lời của HS

Câu 1: NGUYỄN TRÃI

Câu 2: NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Câu 3: ĐOÀN THỊ ĐIỂM

Câu 4: HỒ XUÂN HƯƠNG

Câu 5: NGUYỄN DU

Câu 6: NGUYỄN KHUYẾN

Câu 7: TRẦN TẾ XƯƠNG

Câu 8: CAO BÁ QUÁT

Câu 9: NGUYỄN CÔNG TRỨ

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Đi tìm danh nhân

Hình thức: Lớp sẽ chia thành 2 đội chơi. Mỗi đội tham gia chơi cần trả lời các câu hỏi kiểm tra những hiểu biết về danh nhân đất Việt thời trung đại. Nhóm nào có thành viên xung phong nhanh nhất được dành quyền trả lời.

Câu 1: Đây là người được coi là “Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền”?

Câu 2: Một nhà Nho sống trọn vẹn thế kỉ XIX có biệt danh là Bạch Vân cư sĩ?

Câu 3: Một nhà thơ quê ở đất Hưng Yên có biệt danh: Hồng Hà nữ sĩ?

Câu 4: Người được coi là “Bà chúa thơ Nôm”

Câu 5: Một tác giả là danh nhân văn hóa thế giới chuyên viết về những con người tài hoa bạc mệnh?

 

doc 11 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 3, Tiết 9+10: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3; Tiết: 9, 10
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
 -Nguyễn Công Trứ-
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
	Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách của một nhà Nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
- Nắm được các đặc điểm về thể loại hát nói.
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
 Biết thu thập các thông tin liên quan đến tác giả Nguyễn Công Trứ.
Đ1
3
Nhận biết và phân tích được các từ ngữ, hình ảnh thơ trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Đ2
4
Nhận xét được những chi tiết, hình ảnh quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Đ3
5
 Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Đ4
6
 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thể hát nói
Đ5
7
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bài ca ngất ngưởng và các phẩm khác của Nguyễn Công Trứ.
N1
8
 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
V1
Năng lực chung: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
11
- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Công Trứ
- Ý thức đúng, hiểu đúng nghĩa của khái niệm: Ngất ngưởng không để nhầm lẫn với lối sống lập dị.
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, giấy AO, A4,
2. Học liệu: 
* Giáo viên: KHBD; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
* Học sinh: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước); Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu 
 (5 phút)
Kết nối - GQVĐ
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả Nguyễn Công Trứ, tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(55 phút)
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Đọc hiểu văn bản.
1. “Ngất ngưởng” chốn quan trường
2. “Ngất ngưởng” khi là một hưu quan
3. Lời tổng kết cả một đời “ngất ngưởng”
III.Tổng kết:
Những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(15 phút)
Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng 
(15 phút)
Đ4, Đ5, V1
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
b. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của học sinh.
Câu trả lời của HS
Câu 1: NGUYỄN TRÃI
Câu 2: NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Câu 3: ĐOÀN THỊ ĐIỂM
Câu 4: HỒ XUÂN HƯƠNG
Câu 5: NGUYỄN DU
Câu 6: NGUYỄN KHUYẾN
Câu 7: TRẦN TẾ XƯƠNG
Câu 8: CAO BÁ QUÁT
Câu 9: NGUYỄN CÔNG TRỨ
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Đi tìm danh nhân
Hình thức: Lớp sẽ chia thành 2 đội chơi. Mỗi đội tham gia chơi cần trả lời các câu hỏi kiểm tra những hiểu biết về danh nhân đất Việt thời trung đại. Nhóm nào có thành viên xung phong nhanh nhất được dành quyền trả lời.
Câu 1: Đây là người được coi là “Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền”?
Câu 2: Một nhà Nho sống trọn vẹn thế kỉ XIX có biệt danh là Bạch Vân cư sĩ?
Câu 3: Một nhà thơ quê ở đất Hưng Yên có biệt danh: Hồng Hà nữ sĩ?
Câu 4: Người được coi là “Bà chúa thơ Nôm”
Câu 5: Một tác giả là danh nhân văn hóa thế giới chuyên viết về những con người tài hoa bạc mệnh?
Câu 6: Đây là tác giả văn học đã đỗ cả 3 kỳ thi Hương – Hội – Đình?
Câu 7: Tác giải điển hình cho bi kịch của người trí thức cuối thế kỳ XIX với bi kịch hỏng thi?
Câu 8: Người được người đời tôn vinh về vẻ tài hoa và nhân cách gắn với câu “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa?
Câu 9: Một người đặt nền móng cho thể hát nói với những câu thơ nổi tiếng về chí làm trai?
* HS: Tham gia chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm.
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV. 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS.
GV dẫn dắt vào bài mới: Có thể nói, thời trung đại là giai đoạn có những biến đổi lịch sự dữ dội nhưng cũng là giai đoạn đánh dấu những tài năng văn chương kiệt xuất. Là một nhà nho có phong cách “ngông” đầy cá tính, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được dấu ấn cái tôi rất riêng cho nền văn học phi ngã. Một trong những bài thơ thể hiện tiêu biểu cho cái tôi phóng túng ấy chính là “Bài ca ngất ngưởng. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (55 phút)
2.1. Tìm hiểu chung (10 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
- HS hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách của một nhà Nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
- Nắm được các đặc điểm về thể loại hát nói.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Công Trứ (1778- 1858)
- Quê: Hà Tĩnh, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Có tài, có cá tính, đỗ đạt làm quan nhưng con đường làm quan gạp nhiều thăng trầm.
- Là người có công đầu với thể loại ca trù.
2. Bài thơ 
- Hoàn cảnh sáng tác: Sau năm 1848, khi nhà thơ đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Thoát khỏi vòng cương tỏa của quan trường và những ràng buộc của lễ giáo phận sự là lúc nhà thơ có thể bộc lộ hết tâm tư phóng khoáng của bản thân đồng thời có cái nhìn mang tính tổng kết về cuộc đời phong phú.
- Thể loại: Hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
- Đề tài: Thái độ sống của bản thân theo lối tự thuật.
- Bố cục:
+ 6 câu đầu: Ngất ngưởng chốn quan trường.
+ Câu 7-16: Ngất ngưởng khi cáo quan về hưu.
+ 3 câu cuối: Lời tổng kết cả một đời ngất ngưởng. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ từ tiết trước: Các nhóm tìm hiểu về tác giả Nguyễn Công Trứ (qua sgk và các tài liệu tham khảo) 
Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể loại, đề tài và bố cục của tác phẩm?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2. Hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản
2.2.1. “Ngất ngưởng” chốn quan trường (06 câu đầu). (10 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc hiểu văn bản
1. “Ngất ngưởng” chốn quan trường (06 câu đầu).
- “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ông).
Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình với dân với nước (Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là hành động.)
- Tự khen mình: “Ông Hi Văn tài bộ” một cách tự cao, tự đại, hơn nhiều kẻ khác.
- Nói việc làm quan là tự chui vào lồng (bị giam hãm, mất tự do) - lối nói ngông.
- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:
 + Tài học (thủ khoa).
 + Tài chính trị (tham tán, tổng đốc)
 + Tài quân sự (thao lược) đã làm ông thành “một tay” (con người nổi tiếng) về tài trí.
→ Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt: Trang trọng
+ Điệp từ kết hợp với liệt kê: Tác dụng khoe tài và nhấn mạnh các chức danh, ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân.
+ Giọng điệu của đoạn thơ: Khoe khoang, phô trương, tự cao, tự đại, khinh đời.
=> Ngất ngưởng: Làm trái với lễ nghĩa khiêm tốn của nhà nho, ngang nhiên khoe tài, khoe trí. Nhưng đó không phải là thói khoe khoang hợm hĩnh mà chỉ là để khoe cái cốt cách tài tử, phóng túng của mình mà thôi. Và ẩn chứa đằng sau đó là một cái tôi ý thức về tài năng và danh vị bản thân. Qua đó, ta thấy Nguyễn Công Trứ là một người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Em hiểu thế nào là ngất ngưởng? Trong bài thơ, từ ngất ngưởng xuất hiện mấy lần? Ý nghĩa của nó.
+ Thái độ sống ngất ngưởng theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở những yếu tố nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm.
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm. 
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2.2. “Ngất ngưởng” khi cáo quan về hưu (20 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
2. “Ngất ngưởng” khi cáo quan về (13 câu còn lại)
a. Ngất ngưởng khi “đô môn giải tổ” (Câu 7 + 8)
- Sự kiện cởi mũ áo nghỉ quan là một việc hết sức hệ trọng, một bước ngoặt trong cuộc đời người làm quan, ... một con bò vàng nghênh ngang giữa kinh kì. Con bò cũng biểu hiện sự trái khoáy: Là một giống vật thấp kém (bò mà lại là bò cái) nhưng lại được trang sức bằng đạc (nhạc) ngựa (đồ trang sức sang, quý của loài vật quý tộc).
 Xong chưa hết, tương truyền, Nguyễn Công Trứ còn buộc mo cau vào đuôi con bò với một tuyên ngôn “để che miệng thế gian” , trêu ngươi, khinh thị cả kinh kì, cả ông và con bò của ông đều ngất ngưởng) (Lên xe, xuống ngựa nọ tương phản – Lợm mùi giáng chức với thăng quan – Điền viên một chiếc xe bò cái – Sẵn chiếc mo cau che miệng thế gian)
“Ngất ngưởng: ở việc làm cố tình làm cho chướng mắt như để trọc tức, trêu ngươi.
b.“Ngất ngưởng” khi đã là một hưu quan (câu 9 đến câu 16).
- Cương vị, chức phận, cuộc sống có sự thay đổi:
+ Cương vị, chức phận: “tay kiếm cung”, một ông tướng quyền sinh, quyền sát “mà nên” (biến đổi, trở thành) “dạng từ bi”, dáng vẻ một nhà tu hành, một nhà sư.
+ Cuộc sống: Từ kẻ sĩ thi tài “kinh bang tế thế” với đời nay quay về cuộc sống thanh tao, ẩn dật.
- Lối sống:
+ Người đời: Để sống cuộc sống thanh tao, ẩn dật thường quay về vui thú điền viên, sơn thủy hoặc khắc khổ tu hành, hoặc tìm tới thiền học để tìm tới sự giác ngộ.
+ Nguyễn Công Trứ: Tìm tới việc hưởng thụ để thỏa chí riêng mình: Cầm, kì, thi tửu và cả nhân gian.
+ Khi lên chùa, chốn của thiền trang nghiêm, theo sau ông cũng có vài bóng “hường hường yến yến”. Câu thơ gợi cảnh một nhóm người lên vãn chùa với hình ảnh thủng thẳng của một ông già và sự nhõng nhẽo của các cô gái trẻ.
+ Khi du ngoạn sông hồ “Lênh đênh một chiếc thuyền nan – Một cô thiếu nữ một quan đại thần” Š chốn tiên bồng, lãng mạn.
Nhưng chơi bời mà không vướng tục, tìm tới cõi phật cửa tiên mà vẫn là con người của cuộc đời “nhập tục mà không vướng tục, rong chơi mà vẫn trọn nghĩa vua tôi” (Trần Đình Sử). Đây là lối sống vừa nghệ sĩ, vừa thanh cao của lớp nhà nho xưa trong bối cảnh đặc biệt của xã hội lúc bấy giờ. Với lối sống này, Nguyễn Công Trứ đã tự khẳng định mình đối lập với cái xã hội phong kiến nhiều định chế khắt khe.
-> “Ngất ngưởng”: Lối sống hưởng thụ, khác người.
- Quan niệm sống, thái độ sống: 
+ Người đời: Luôn sống vì những cái được, mất, khen, chê.
+ Nguyễn Công Trứ: Không quan tâm tới chuyện được mất, không bận lòng tới sự khen chê, luôn vui phơi phới như ngọn gió xuân ấm áp.
-> “Ngất ngưởng”: Thái độ coi thường sự được mất, khen chê ở đời.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi thành viên dựa vào bài soạn trong vở soạn văn để trao đổi, thống nhất các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1- nhóm 2: Tìm hiểu thái độ sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi làm quan.
+ Nhóm 3 – nhóm 4: Tìm hiểu thái độ sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi cáo quan về hưu.
- Các nhóm thảo luận nhóm trong 5 phút.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2.3. Lời tổng kết cả một đời ngất ngưởng. (10 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
3. Lời tổng kết cả một đời ngất ngưởng. (3 câu cuối)
- Khẳng định mình là một người tài năng, nổi tiếng, hiển hách có thể sánh ngang với Trái Nhạc, Hàn Tín,...những con người tài năng xuất chúng đời Hán, Tống ở Trung Quốc.
- Khẳng định mình là một bề tôi trung thành, luôn giữ trọn đạo nghĩa vua tôi.
- Khẳng định: “trong triều...” tức khẳng định trong triều không ai như mình, bằng mình. Điều đó làm nổi bật sự đối lập giữa Nguyễn Công Trứ với đám quan lại đương thời.
Tóm lại: Những biểu hiện trên của lối sống “ngất ngưởng” đều tập trung làm nổi bật cá tính, bản lĩnh, sự tự tin của một con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại mình và tự thể hiện mình. Lối sống ấy đã góp phần quan trọng vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ: Một con người giàu năng lực, dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hỏi: Tổng kết lại cả cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ đã khái quát lại cái tôi “Ngất ngưởng” của mình như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.3: Hướng dẫn học sinh tổng kết (5 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy, điền đầy đủ thông tin vào sơ đồ.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ tư duy.
III. Tổng kết
1. Nội dung.
- Vẻ đẹp của con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”: Từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu thời kì văn học trung đại Việt Nam.
- Lối sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ là một phong cách sống có bản lĩnh, có cá tính, trung thực, thẳng thắn, ý thức rất rõ về bản thân. Lối sống đó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Giải phóng con người khỏi những ràng buộc để được sống tự do, đề cao cá tính và khẳng định bản ngã con người.
2. Nghệ thuật.
Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu các nhóm HS (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài ca ngất ngưởng, thể hiện và ghi vào giấy A0.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp ý chính về nội dung và nghệ thuật của  
GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của các nhóm, GV lưu ý HS về cách vẽ sơ đồ tư duy.
GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên rubric.
RNội dung yêu cầu
Mức đánh giá
(1)
(2)
(3)
Phần thông tin
HS chỉ nêu một số đặc điểm về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Bài ca ngất ngưởng.
HS nêu được gần hết các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài ca ngất ngưởng.
HS nêu được đầy đủ các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài ca ngất ngưởng.
* Sơ đồ tư duy bài học:
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15 phút)
a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi .
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
1/ Nội dung chính của đoạn thơ: Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng khi đương chức, đương quyền.
2/ Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu: Trong trời đất, không có việc gì không phải là phận sự của ta. Ý nghĩa của câu thơ là thể hiện quan niệm của nhà nho đầy tự tin, tự hào vào tài trí và lí tưởng của mình.
 3/ Phép liệt kê trong đoạn thơ: Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải qua. Đó là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (Đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), Phủ doãn (Đứng đầu ở kinh đô). 
Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê: Khẳng định niềm tự hào về một tài năng lỗi lạc, xuất chúng mà bất cứ kẻ sĩ nào thời trung đại cũng mơ ước và nể trọng. Qua đó, tác giả cũng tự cho rằng mình hơn người ở tài năng, một trong những biểu hiện đầu tiên về ngất ngưởng trong bài thơ.
4. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên giao nhiệm vụ: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng,
Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên
	( Trích Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ)
1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên ?
2/ Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu như thế nào? Ý nghĩa của câu thơ.
3/ Xác định phép liệt kê trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá trực tiếp bài làm của học sinh.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm vào tiết học sau
Hoạt động 4: VẬN DỤNG (10 phút)
a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, V1 
(HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
- Thái độ sống của Nguyễn Công Trứ có được dựa trên tài năng và bản lĩnh?
- Tuổi trẻ cần nhìn nhận khía cạnh tích cực để có lối sống đúng đắn cho bản thân.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Nếu coi “ngất ngưởng” là thái độ sống thì thái độ sống đó như thế nào? Thái độ sống đó có phải là lối sống lập dị, cố làm cho khác người của một bộ phận trong xã hội hiện nay hay không?
Tuổi trẻ ngày nay cần làm gì để thể hiện được phong cách sống ngất ngưởng tích cực?
Vận dụng làm tiếp những bài tập trong Sách bài tập Ngữ văn 11.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm vào tiết học sau
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá trực tiếp bài làm của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: (5 phút)
1- Bài vừa học: 
- Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách của một nhà Nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
- Nắm được các đặc điểm về thể loại hát nói.
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ.
2- Bài sắp học: Chuẩn bị bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” – Cao Bá Quát
- Đọc văn bản và định hướng trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK
- Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài:
+ Nội dung: 
4 câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể
8 câu tiếp: Tiếng thở than, oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình với thực tế cuộc đời trớ trêu ngang trái.
4 câu cuối: Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng. 
+ Nghệ thuật.
---HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_11_tuan_3_tiet_910_bai_ca_ngat.doc