PHẦN I. XÂY DỰNG NỘI DUNG TRONG BÀI HỌC/ CHỦ ĐỀ
- Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kỹ năng đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam tích hợp với làm văn nghị luận
- Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề bài học
Dạy đọc hiểu các bài thơ:Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương; Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến; Thương vợ của Trần Tế Xương
Khuyến khích HS tự đọc một số bài thơ: Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến; Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương; Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu; Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh
Tích hợp các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;Thao tác lập luận phân tích;Luyện tập thao tác lập luận phân tích.
Chủ đề bao gồm 09 tiết.
- Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Bảng mô tả các kiến thức, năng lực, phẩm chất cần phát triển cho HS
Tuần: 1-2; Tiết: 3, 4, 5, 6, 7, 8 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Chủ đề 1. THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Môn học: Ngữ văn; lớp:11 Thời gian thực hiện: 6 tiết PHẦN I. XÂY DỰNG NỘI DUNG TRONG BÀI HỌC/ CHỦ ĐỀ - Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Kỹ năng đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam tích hợp với làm văn nghị luận - Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề bài học Dạy đọc hiểu các bài thơ:Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương; Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến; Thương vợ của Trần Tế Xương Khuyến khích HS tự đọc một số bài thơ: Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến; Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương; Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu; Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh Tích hợp các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;Thao tác lập luận phân tích;Luyện tập thao tác lập luận phân tích. Chủ đề bao gồm 09 tiết. - Bước 3: Xác định mục tiêu bài học 1. Bảng mô tả các kiến thức, năng lực, phẩm chất cần phát triển cho HS TT KIẾN THỨC MÃ HOÁ 1 *Các văn bản thơ Nôm Đường luật: - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. - Cảm nhận được vẻ đẹp điển hình của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân. - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú – tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam với những gian lao, vất vả nhưng luôn nhân hậu, đảm đang và lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con; thấy được tình yêu thương quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ, vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. - Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương; nắm được những thành công nghệ thuật của các bài thơ: sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian kết hợp với giọng điệu trữ tình. *Tích hợp làm văn nghị luận: - Hiểu được vai trò, nắm được cách phân tích đề và lập dàn ý trong tiến trình làm một bài văn nghị luận. - Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích, biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận KT NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 2 - Năng lực thu thập các tri thức liên quan đến các tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương; các tác phẩm Tự tình, Câu cá mùa thu, Thương vợ; phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận; thao tác lập luận phân tích. Đ1 3 - Nhận biết và phân tích được các từ ngữ, hình ảnh thơ trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình. Đ2 4 - Nhận biết và phân tích được những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Nôm Đường luật. Đ3 5 - Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm. Đ4 6 - Nhận biết và cách sử dụng thao tác lập luận phân tích trong một bài văn nghị luận. Đ5 7 - Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, về văn nghị luận. N1 8 - Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học (biết cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; cách sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn bản nghị luận) V1 Năng lực chung: NGÔN NGỮ, GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 9 - Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. GT-HT 10 - Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. GQVĐ Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm. 11 - Yêu thiên nhiên, con người, yêu Tổ quốc. YN 12 - Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp. - Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại. TN - Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp Cao - Nêu được các thông tin về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp) - Khái quát nội dung của tác phẩm thơ trung đại. - Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua các văn bản thơ trung đại. - Lí giải, phân tích được một ý kiến, một nhận định về một hay nhiều vấn đề trong văn bản. - Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục) Cảm nhận về một câu thơ (bất kì) trong bài thơ trung đại. - Khám phá về cuộc đời và con người nhà thơ qua tác phẩm. - So sánh giữa các văn bản thơ trung đại cùng đề tài. - Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản thơ trung đại. - Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. - Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản - Từ một vấn đề trong văn bản liên hệ đến vấn đề xã hội. Nắm được khái niệm tìm hiểu đề, lập dàn ý văn nghị luận; thao tác lập luận phân tích Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vị tư liệu trong quá trình phân tích đề. Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ trung đại Việt Nam Viết được bài văn nghị luận văn học từ dàn ý đã được lập Nhận thức được mục đích, yêu cầu của việc phân tích đề, lập dàn ý, thao tác lập luận phân tích cho bài văn nghị luận Hiểu được các bước phân tích đề, lập dàn ý, thao tác lập luận phân tích cho bài văn nghị luận Trình bày được dàn ý bài văn nghị luận về một bài thơ, nhất là thơ trung đại Việt Nam bằng văn bản nói hoặc văn bản viết phù hợp với các tình huống thực tế. Đưa ra được những bàn luận mở rộng, nâng cao khi làm văn nghị luận. - Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập các mức độ yêu cầu đã mô tả 1. Với bài thơ Tự tình(II), có thể sử dụng các câu hỏi sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao Nêu những nét chính về tác giả Hồ Xuân Hương. Nhận xét về con người của Hồ Xuân Hương? Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của tác giả? Em hãy kể vắn tắt một số hiểu biết của em về giai đoạn lịch sử lúc bây giờ? Nêu xuất xứ của bài thơ. Trình bày những hiểu biết của em về chùm 3 bài thơ “Tự tình”? Chùm thơ đó có vị trí như thế nào trong đời thơ Hồ Xuân Hương? Nhan đề của bài thơ là gì? Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó? Mối quan hệ giữa nhan đề và âm hưởng của bài thơ? Đọc và xác định thể thơ? Em hiểu thế nào về thể thơ đó. Hãy kể tên một số bài thơ cùng loại. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? - Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? - Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Hai câu đề: Nêu nội dung chính của 2 câu đề? - Thời gian và không gian nghệ thuật trong 2 câu thơ có tác dụng nghệ thuật gì? - Giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, nước non? Cảm nhận tâm trạng của nhà thơ ở 2 câu đề. Hai câu thực: Nêu nội dung chính của 2 câu thực? Phân tích từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng người phụ nữ qua 2 câu thực? Mối tương quan giữa hình tượng “trăng bóng xế” mà vẫn “khuyết chưa tròn” với thân phận nữ sĩ? Hai câu luận: Nêu nội dung chính của 2 câu luận? -Hiệu quả nghệ thuật của phép đảo ngữ và các động từ mạnh trong hai câu thơ 5 và 6? Phân tích “tinh thần nổi loạn” của Hồ Xuân Hương qua 2 câu luận của bài thơ? Hai câu kết: Nêu nội dung chính của 2 câu kết? Hiệu quả nghệ thuật của từ xuân, từ lại; nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình - san sẻ - tí - con con trong việc diễn tả tâm sự của tác giả ở 2 câu kết? Cảm nhận mạch logic diễn biến tâm trạng thể hiện ở 2 câu kết? Tổng kết: Liệt kê những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ? Hãy nhận xét những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? -Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản? - Em hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận về ý nghĩa nhân đạo thể hiện qua bài thơ. 2. Với bài thơ Câu cá mùa thu, có thể sử dụng các câu hỏi sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao - Nêu được các thông tin chủ yếu về tác giả Nguyễn Khuyến(cuộc đời, sự nghiệp) - Khái quát nội dung của tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến. - Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến. - Lí giải, phân tích được một ý kiến, một nhận định về thơ của Nguyễn Khuyến. - Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục) Em hiểu gì về đề tài mùa thu trong thơ cổ điển? - Tại sao Nguyễn Khuyến chọn mùa thu để sáng tác bài thơ? - So sánh giữa các văn bản thơ trung đại cùng đề tài mùa thu. - Cảnh thu (6 dòng đầu) được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào? Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào? Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào? Hãy nhận xét về không gian thu trong bài thơ qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? - Viết đoạn văn cảm nhận về cảnh thu qua 6 dòng đầu bài thơ. - Tình thu (2 dòng cuối) được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào? Em hiểu như thế nào về hình ảnh ông câu ở 2 câu kết? Bài thơ “Câu cá mùa thu” nói chuyện câu cá mà thực ra có phải là câu cá hay không? Vì sao? - Viết đoạn văn cảm nhận về tình thu qua 2 câu kết. Tổng kết: Liệt kê những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ? Hãy nhận xét những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Tại sao nói vần “eo” là “tử vận”? -Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản? -Em hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận về tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ thể hiện qua bài thơ. 3. Với bài thơ Thương vợ, có thể sử dụng các câu hỏi sau: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK, hãy giới thiệu những nét cơ bản về con người và sự nghiệp của Trần Tế Xương? Nhận xét về con người của Trần Tế Xương? - Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về cuộc đời tác giả? - Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục) Em hiểu gì về đề tài viết về vợ trong sáng tác của nhà thơ? - So sánh giữa các văn bản thơ trung đại cùng đề tài người vợ. Đọc và xác định thể thơ? Em hiểu thế nào về thể thơ đó. Hãy kể tên một số bài thơ cùng loại. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? -Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? - Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Hai câu đề: Nêu nội dung chính của 2 câu đề? - Câu thơ đầu đã giới thiệu như thế nào về công việc của bà Tú? -Những từ quanh năm, mom sông gợi cho em những hình dung gì về công việc của bà Tú? - Cách nói của câu thơ thứ 2 có gì đặc sắc? Qua hai câu đề, tác giả đã thể hiện tình cảm của ông đối với vợ như thế nào? Hai câu thực: Nêu nội dung chính của 2 câu thực? -Hình ảnh nào đọng lại sâu sắc khi đọc hai câu thực? - Dùng từ thân cò gợi cho em điều gì khi liên hệ với hình ảnh bà Tú? -Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai ... ới chồng con. - Phẩm chất tốt đẹp của bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang. + “Một duyên hai nợ”: Ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than vãn. + “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. ⇒ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: Đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. ⇒ Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến. 3. Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo. - Việt hóa thơ Đường. III. Kết bài - Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú. - Trình bày suy nghĩ bản thân. Đề 4. Sử dụng thao tác lập luận phân tích, anh/chị viết đoạn văn phân tích hai câu kết bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương Đoạn văn mẫu: Đến hai câu cuối bài thơ, tuy nhà thơ đã cố gắng vươn lên nhưng không thoát khỏi cái thở dài ngán ngẩm trước bi kịch : “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!”. Nàng thở dài “ngán nỗi”. Nàng chán ngán bởi “xuân đi xuân lại lại”. Mùa xuân và vẻ đẹp của nó phai đi nhưng rồi sẽ quay trở lại theo quy luật của tạo hóa. Nhưng “xuân” của người phụ nữ, tuổi trẻ và sắc đẹp của nàng thì không thể nào trở lại được, mà cứ mỗi một mùa xuân trôi đi là lại thêm một lần nữa tuổi xuân của đời người ra đi, thế nên nàng “ngán”. Cụm từ “lại lại” như một sự thở dài ngao ngán trước sự trôi chảy tàn nhẫn của thời gian. Nó cứ trôi đi, không thèm để ý đến cái bi kịch đang cướp đi tuổi trẻ của nàng : “mảnh tình san sẻ”. Tình yêu của nàng vốn dĩ mỏng manh, bé nhỏ, chỉ là một “mảnh”, thế mà còn phải san sẻ”, chia năm sẻ bảy ra thật tội nghiệp. bởi vậy mà nó chỉ còn là một “tí” ‘con con”. Nghệ thuật tăng tiến theo chiều giảm dần khiến người đọc thấy rõ cái bi kịch xót xa của nữ sĩ và cảm thương cho con người tài hoa mà bạc mệnh. Bi kịch ấy đeo đẳng lấy người phụ nữ khiến nàng không chỉ thốt lên ngao ngán một lần. Trong “Tự tình” (III) nàng cũng từng thở dài : “Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”. Đây cũng là một cách nói khác của bi kịch tình yêu bị chia năm sẻ bảy. Nàng có chồng – “ôm đàn” – nhưng lấy chồng mà vẫn “tấp tênh” như chẳng có, “một tháng đôi lần có cũng không”. Hai câu kết bài thơ với những từ ngữ giản dị, tự nhiên và nghệ thuật tăng tiến, người đọc cảm nhận được cái chán ngán khi rơi vào bi kịch của nữ sĩ. Tuy thế, dư âm của cái khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt ở hai câu trước vẫn khiến người đọc cảm phục bản lĩnh cứng cỏi của “bà chúa thơ Nôm”. Đề 5. Sử dụng thao tác lập luận phân tích, anh/chị viết đoạn văn phân tích hai câu kết bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Đoạn văn mẫu: Tới hai câu kết, người đọc mới thấy bóng dáng của người đi câu cá : “Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Con người hiện ra trong tư thế nhàn “tựa gối buông cần”. “Buông” cần chứ không phải là “ôm” cần, bởi từ này diễn tả con người đang thả lỏng cần câu, ngồi câu mà không chú ý đến việc câu. Đó chính là hình ảnh của nhà thơ trong những ngày từ quan lui về ở ẩn. Chốn quan trường khiến ông “chướng tai gai mắt”, ông tìm về quê nhà với thú vui điền viên. Ông đi câu chẳng qua là để tìm một chốn thanh tĩnh mong thoát khỏi những ý nghĩ về thời cuộc. Thế nhưng, có lẽ, Nguyễn Khuyến không thể làm được. Đi câu mà chẳng hề chú ý đến việc câu, tâm trí ông phải chăng cứ miên man trong những suy nghĩ không nguôi về non sông, đất nước, bởi thế mà hình như ông giật mình khi nghe tiếng cá “đâu” đó đớp động dưới chân bèo. Tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo đã rất khẽ, rất nhẹ, lại còn là tiếng ở đâu đó vọng lại, thế mà vẫn đủ sức làm ông giật mình. Phải thật sự tập trung suy nghĩ thì mới như thế. Ở đây, hình ảnh người đi câu cá mang đậm dáng dấp của những “ngư, tiều, canh, mục” đời xưa, họ đều là những con người muốn lánh đục tìm trong, chờ thời đợi thế, những nhà nho yêu nước mà bất lực trước thời cuộc. Đề 6. Sử dụng thao tác lập luận phân tích, anh/chị viết đoạn văn phân tích hai câu luận trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Đoạn văn mẫu: Hai câu luận vẫn là hình ảnh bà Tú : “Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công”. Hai câu thơ mà có đến hai thành ngữ để nói về bà Tú. “Một duyên hai nợ” là thành ngữ cho thấy nỗi vất vả của bà: chỉ có một cái “duyên” may mắn với ông Tú mà bà lại chịu đến “hai nợ”, hai gánh nặng là chồng và con. Nhưng bà không hề kêu ca, phàn nàn, không than trời kêu đất mà vui vẻ chấp nhận như đó là số phận của mình, “âu đành phận”. Nỗi vất vả và đức hi sinh của bà Tú không chỉ có thế. Dù phải “năm nắng mười mưa”, đi trưa về tối thì bà vẫn “dám quản công”, bà không kể công lao, không quản ngại gian khó. Bà chịu đựng hi sinh tất cả để lo cho gia đình, bà không nghĩ gì cho riêng bản thân mình. Hai câu luận này, bằng phép đối và vận dụng sáng tạo thành ngữ, nhà thơ đã hoàn thành nốt bức chân dung về phẩm cách cao quý của bà Tú : lòng yêu thương chồng con và đức hi sinh cao cả. Ở hai câu thơ này, giọng thơ chùng xuống mang âm hưởng dằn vặt, vật vã, gợi ra một tiếng thở dài nặng nề, chua chát của một ông chồng cảm thấy mình vô dụng, phải để vợ một mình gồng gánh việc gia đình. Điều đó chứng tỏ tấm lòng yêu thương vợ rất mực của Tú Xương. TIẾT 6 (25 phút): KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 1 Đọc hiểu và viết một đoạn văn nêu cảm nhận về một đoạn trích trong các tác phẩm thơ trung đại. Tích hợp đề, đáp án, hướng dẫn chấm trong kế hoạch bài dạy. SỞ GDĐT TỈNH SÓC TRĂNG TRƯỜNG THPT LỊCH HỘI THƯỢNG KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 25 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên học sinh: ....................Lớp: Đọc bài thơ sau: THU VỊNH (Nguyễn Khuyến) Trời thu xanh ngắt mấy từng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Nước biếc trông như từng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ. Câu 2. Tìm những hình ảnh gợi tả bức tranh mùa thu. Câu 3. Không gian mùa thu được biểu hiện thế nào trong 2 câu thơ: Nước biếc trông như từng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. Câu 4. Qua bài thơ, anh/chị hãy nêu cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KTTX LẦN 1 Môn: Ngữ văn lớp 11 Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 10,0 1 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: 0,0 điểm 1,0 2 - Những hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ: Trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu, nước biếc, bóng trăng, hoa, tiếng (ngỗng). - Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ: bức tranh thiên nhiên trong Thu vịnh là một bức tranh đẹp, cảnh vật hiện lên trong trẻo, sống động, màu sắc, âm thanh hài hòa, thanh sơ, dịu nhẹ. Tuy nhiên, đó cũng là một bức tranh buồn bởi cảnh đẹp mà tĩnh lặng, cảnh đẹp mà lòng người nhiều suy tư. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 3,0 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 1,5 điểm; - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng chung chung: 0,5 – 1,0 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. 3,0 3 Nhận xét về không gian mùa thu được biểu hiện trong 2 câu thơ: Nước biếc trông như từng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào. - Trước hết, hai câu thơ gợi lên một không gian đặc trưng của mùa thu với nước biếc, những làn sương mỏng bao phủ mặt nước; ánh trăng thu sáng đẹp; Đó còn là một không gian rộng: Không gian của mặt nước, của song thưa với ánh trăng phủ vàng khắp nơi; - Không gian trong hai câu thơ trên là không gian huyền ảo: Sự huyền ảo ấy được tạo nên bởi độ nhòe mờ của tầng sương khói; bởi sự lung linh của ánh trăng thu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 3,0 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 1,5 điểm; - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng chung chung: 0,5 – 1,0 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. 3,0 4 Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ: - Nguyễn Khuyến là người có tình yêu thiên nhiên đắm say, mãnh liệt. - Yêu thiên nhiên chính là yêu quê hương, đất nước. - Nguyễn Khuyến một tâm hồn nhạy cảm, nhiều suy tư, những suy tư ấy là suy tư về thời cuộc, về đất nước. Cái “thẹn” cuối bài thơ là nỗi thẹn của một con người luôn cảm thấy day dứt vì không có được danh khiết như bậc danh nhân xưa, không giúp ích được gì cho nhân dân, đất nước. Đó là nỗi thẹn của con người có nhân cách. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được các ý tương đương như đáp án: 3,0 điểm - Học sinh trình bày được 1 ý: 1,0 điểm; - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng chung chung: 0,5 – 1,0 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. 3,0 IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Bài vừa học: *Các văn bản thơ Nôm Đường luật: - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. - Cảm nhận được vẻ đẹp điển hình của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân. - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú – tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam với những gian lao, vất vả nhưng luôn nhân hậu, đảm đang và lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con; thấy được tình yêu thương quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ, vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. - Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương; nắm được những thành công nghệ thuật của các bài thơ: Sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian kết hợp với giọng điệu trữ tình. *Tích hợp làm văn nghị luận: - Hiểu được vai trò, nắm được cách phân tích đề và lập dàn ý trong tiến trình làm một bài văn nghị luận. - Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích, biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận 2- Bài sắp học: - Khuyến khích học sinh tự đọc các bài đọc thêm trong sgk: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến), Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương), Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu), Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh). - Chuẩn bị bài học tiếp theo: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) + Đọc văn bản + Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong sgk. + Gợi ý tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, tìm đọc tài liệu liên quan đến tác giả.
Tài liệu đính kèm: