Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường Trần Quốc Tuấn - Chương I: Điện tích – Điện trường

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường Trần Quốc Tuấn - Chương I: Điện tích – Điện trường

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

· Học sinh phải nắm được các khái niệm : điện tích và điện tích điểm, các loại điện tích. và cơ chế của sự tương tác giữa các điện tích.

· Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức của định luật Coulomb.

2. Kĩ năng :

· Áp dụng định luật Coulomb để giải bài tập và giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế.

3. Thái độ :

· Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập the.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên :

 Chuẩn bị một số thiết bị để tiến hành các thí nghiệm đơn giản.

 Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết học sinh đã học gì ở THCS.

 Chuẩn bị câu hỏi.

2. Học sinh :

 Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.

 

doc 16 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường Trần Quốc Tuấn - Chương I: Điện tích – Điện trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC.
Chương I : ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG.
Bài 1 : ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT COULOMB
Mục tiêu : 
Kiến thức : 
Học sinh phải nắm được các khái niệm : điện tích và điện tích điểm, các loại điện tích. và cơ chế của sự tương tác giữa các điện tích.
Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức của định luật Coulomb.
Kĩ năng : 
Áp dụng định luật Coulomb để giải bài tập và giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế.
Thái độ : 
Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập the.å
Chuẩn bị : 
Giáo viên : 
Chuẩn bị một số thiết bị để tiến hành các thí nghiệm đơn giản. 
Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết học sinh đã học gì ở THCS.
Chuẩn bị câu hỏi.
Học sinh : 
Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC : 
Hoạt động 1 : ( phút) : Ôn tập kiến thức về điện tích
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK
Trả lời câu hỏi 1 : Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật và biểu hiện của một vật nhiễm điện ?
Đọc SGK
Trả lời câu hỏi 2 : Điện tích điểm là gì ? Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm?
Trả lời câu hỏi 3 : Có mấy loại điện tích ? Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích ?
Trả lời câu hỏi SGK
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 1 : 
Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được các mẫu giấy nhỏ.
Biểu hiện của một vật bị nhiễm điện là : có khả năng hút được các vật nhẹ.
Cho học sinh đọc SGK.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 2 : 
Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm.
Nếu kích thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét thì vật được coi là điện tích điểm.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 3 : 
Có 2 loại điện tích : âm và dương
Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau và ngược lại.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK : 
Hai đầu M, B nhiễm điện cùng dấu vì M đẩy B.
Khẳng định các ý cơ bản của mục I.
Hoạt động 2 : ( phút) : Nghiên cứu về tương tác giữa 2 điện tích điểm.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK
Trả lời câu hỏi 4a : Xác định phương, chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp sau : 
+
-
+
-
+
-
Trả lời câu hỏi 4b : Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm ?
Trả lời câu hỏi 4c : Biểu thức của định luật Coulomb và ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức ?
Trả lời câu hỏi SGK 
Trả lời câu hỏi 5 : Điện môi là gì ? Hằng số điện môi cho biết điều gì ?
Đọc SGK
Trả lời câu hỏi SGK
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 4a : 
Đẩy – đẩy – hút 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 4b : 
Tỉ lệ với tích độ lớn 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 4c : 
Biểu thức định luật Coulomb : 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK : 
Giảm 9 lần.
- Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 5 : 
Điện môi là chất không cho dòng điện chạy qua.
Hằng số điện môi cho biết lực tương tác giảm đi bao nhiêu lần so với khi đặt trong chân không. ()
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK : 
Đáp án D (đồng)
Nhận xét và đánh giá các câu trả lời của học sinh.
Hoạt động 3 : ( phút) : Vận dụng – củng cố.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Thảo luận, trả lời câu hỏi TN theo từng bài (tài liệu trang ) 
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Ghi nhận định luật Coulomb, biểu thức và đơn vị các đại lượng trong biểu thức.
Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi TN.
Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.
Hoạt động 4 : ( phút) : Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Ghi bài tập về nhà
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
Cho BT 5 - > 8 (SGK/10)
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Bài 2 : THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Mục tiêu : 
Kiến thức : 
Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung ĐLBT điện tích.
Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.
Biết cách làm nhiễm điện cho các vật.
Kĩ năng : 
Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
Giải bài toán tương tác tĩnh điện.
Thái độ : 
Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể
Chuẩn bị : 
Giáo viên : 
Chuẩn bị một số thiết bị để tiến hành các thí nghiệm đơn giản. 
Xem SGK vật lý 7 để biết học sinh đã học gì ở THCS.
Chuẩn bị các câu hỏi.
Học sinh : 
Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC : 
Hoạt động 1 : ( phút) : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Trả lời miệng hoặc bằng phiếu học tập.
Dùng câu hỏi 2 -> 5 của bài 1 để kiểm tra
Sử dụng tài liệu để kiểm tra câu hỏi TN.
Hoạt động 2 : ( phút) : Tìm hiểu nội dung thuyết electron.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK.
Trả lời câu hỏi 1 : Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện ? Nêu đặc điểm của electron, prôton và nơtron ?
Đọc SGK.
Trả lời câu hỏi 2 : Điện tích nguyên tố là gì ? Thế nào là ion dương và ion âm.
Trả lời câu hỏi 3 : 
Nếu nguyên tử sắt thiếu 3e nó mang điện tích là bao nhiêu ?
Nguyên tử C nếu mất 1e sẽ trở thành ion âm hay dương ?
Ion nếu nhận thêm 4e thì trở thành ion dương hay âm ?
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Trả lời câu hỏi SGK 
Cho học sinh đọc SGK
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 1 : 
Gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm.
Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.
Hạt nhân được cấu tạo từ 2 loại hạt là : proton mang điện dương và nơtron không mang điện.
Đặc điểm của electron và prôton : 
Electron : và 
Prôton : và 
Trong nguyên tử số e bằng số p nên nguyên tử trung hòa về điện.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 2 : 
Là điện tích nhỏ nhất có thể có được. Điện tích của e và của p được gọi là điện tích nguyên tố.
Nếu nguyên tử bị mất e gọi là ion dương.
Nếu nguyên tử nhận thêm e gọi là ion âm.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 3 : 
Là 
Ion dương.
Ion âm.
Khẳng định các ý cơ bản của mục I.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK : 
Khi cọ xát vào dạ thì thanh thủy tinh bị nhiễm điện dương vì : khi cọ xát như vậy thì do một cơ chế nào đó mà ta chưa rõ, một số e của thủy tinh đã chuyển qua dạ. Thủy tinh đang ở trạng thái không mang điện, bị mất e trở thành nhiễm điện dương.
Hoạt động 3 : ( phút) : Giải thích một vài hiện tượng điện.
Hoạt động của 
học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Trả lời câu hỏi 4 
Thế nào là chất dẫn điện ? chất cách điện ?
So với định nghĩa đã học ở lớp 7 thì bản chất có khác nhau hay không ?
Lấy ví dụ về chất dẫn điện và cách điện ?
Trả lời câu hỏi SGK : 
Trả lời câu hỏi 5 
 Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ?
Giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc ?
Trả lời câu hỏi SGK : 
Trả lời câu hỏi SGK : 
Trả lời câu hỏi SGK : 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 4 : 
Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do. Chất cách điện là chất không có chứa các điện tích tự do.
Ở lớp 7 : Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
Định nghĩa ở lớp 10 đã nêu được bản chất của hiện tượng.
Ví dụ về chất dẫn điện : Kim loại, các dung dịch muối, axit, bazơ
Ví dụ về chất cách điện : Sứ, nhựa, mica
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK : 
Vật dẫn điện là vật trong đó ta có thể di chuyển từ điểm nọ đến điểm kia các điện tích mà ta đưa từ bên ngoài vào. Vật cách điện thì ngược lại. 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 5 : 
Quả cầu mang điện sẽ đẩy hoặc hút các e tự do trong thanh kim loại làm 2 đầu thanh kim loại tích điện trái dấu.
Điện tích ở chỗ tiếp xúc sẽ chuyển từ vật này sang vật khác. 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK : 
Chân không là một môi trường cách điện vì không chứa điện tích tự do. 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK : 
Một quả cầu kim loại ở trạng thái trung hòa điện vẫn chứa các electron tự do. Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương, thì một số e của quả cầu sẽ bị hút sang vật nhiễm điện dương làm cho quả cầu cũng bị nhiễm điện dương.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK : 
Khi đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN thì quả cầu A sẽ hút các e tự do của thanh MN về phía mình làm cho e tập trung nhiều ở đầu M nên đầu M nhiễm điện âm, đầu N thiếu nhiều e nên nhiễm điện dương. Những điện tích tập trung ở M và N sẽ tác dụng lên các e tự do còn lại trong thanh MN những lực ngược chiều với lực hút của A. Nếu các điện tích tập trung đủ lớn thì các lực tác dụng của các điện tích ở A, M, N lên mỗi e còn lại trong thanh sẽ cân bằng lẫn nhau, và lúc đó sẽ không còn e đến tập trung ở M nữa.
Hoạt động 4 : ( phút) : Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Trả lời câu hỏi 6 : 
Nêu nội dung của định luật bảo toàn điện tích ?
Nếu một hệ hai vật cô lập về điện, ban đầu trung hòa về điện. Sau đó vật một nhiễm điện 10mC. Vật hai nhiễm điện gì ? Giá trị bao nhiêu?
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 6 : 
Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số điện tích là không đổi.
Vật hai nhiễm điện – 10mC
Hoạt động 5 : ( phút) : Vận dụng – củng cố
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Thảo luận, trả lời câu hỏi TN theo từng bài (tài liệu trang ) 
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi TN.
Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.
Hoạt động 6 : ( phút) : Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Ghi bài tập về nhà
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
Cho BT 5 - > 7(SGK/14)
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Bài 3 : ĐIỆN TRƯỜN ... ầu tụ điện một hiệu điện thế bằng cách nối 2 cực của tụ với pin hoặc acquy.
Chú ý cho học sinh biết các nguồn điện trong thực tế thường dùng để tích điện cho tụ.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi C1 SGK : 
Sau khi tích điện cho tụ, nếu nối 2 bản của tụ với nhau bằng một dây dẫn thì sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện từ bản này sang bản kia, kết quả là tụ sẽ mất hết điện tích (do e chạy từ bản âm sang bản dương)
Hoạt động 3 : ( phút) : Tìm hiểu về điện dung, các loại tụ điện và năng lượng điện trường của tụ
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK
Trả lời câu hỏi 3 : Điện dung của tụ là gì ? Biểu thức và đơn vị của điện dung ? Fara là gì ?
Ghi nhớ ý nghĩa của các tiếp đầu ngữ.
Trả lời câu hỏi 4 : Nhận diện các tụ trong số các linh kiện ?
Làm việc theo nhóm giúp nhận biết tụ trong các linh kiện điện tử.
Trả lời câu hỏi 5 : Nêu biểu thức xác định năng lượng điện trường bên trong tụ điện ? Giải thích ý nghĩa các đại lượng ?
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 3 : 
Điện dung là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa 2 bản của nó theo biểu thức : 
Đơn vị điện dung : là Fara (F). Các ước số của F : ; ; ; 
Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt vào 2 bản của tụ một hiệu điện thế 1V thì điện tích của nó có giá trị 1C.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 4 : Tụ điện trong thực tế thường có 2 chân và có ghi giá trị điện dung tương ứng của nó.
Giới thiệu một số loại tụ.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 5 : Khi tụ điện có điện dung C, được tích một điện lượng Q, nó mang một năng lượng điện trường là : 
Hoạt động 4 : ( phút) : Vận dụng – củng cố
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Thảo luận, trả lời câu hỏi TN theo từng bài (tài liệu trang ) 
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi TN.
Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.
Hoạt động 5 : ( phút) : Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Ghi bài tập về nhà
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
Cho BT 5 - > 8(SGK33)
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Chương 6 : KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.
Bài 26 : KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Mục tiêu : 
Kiến thức : 
Phát biểu được khái niệm khúc xạ ánh sáng.
Phát biểu được nội dung định luật khúc xạ ánh sáng.
Nêu được khái niệm chiết suất tuyệt đối và cách tính chiết suất tỉ đối theo chiết suất tuyệt đối.
Phát biểu được nội dung về sự truyền thẳng ánh sáng.
Kĩ năng : 
Vẽ đường truyền tia sáng qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
Giải bài tập liên quan đến khúc xạ ánh sáng.
Chuẩn bị : 
Giáo viên : 
Thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Chuẩn bị thướt kẻ, phấn màu.
Chuẩn bị các câu hỏi.
Học sinh : 
Chuẩn bị trước bài ở nhà.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC : 
Hoạt động 1 : ( phút) : Tìm hiểu về sự khúc xạ ánh sáng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Quan sát hiện tượng, đọc SGK.
Trả lời câu hỏi 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ?
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Trả lời câu hỏi 2 : Để tìm hiểu về sự lệch của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt cần chuẩn bị những gì?
Trả lời câu hỏi 3 : Phát biểu nội dung của định luật khúc xạ ánh sáng ?
Tiến hành thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 1 : là hiện tượng lệch phương của các tia sáng truyền xuyên góc qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt khác nhau.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 2: 2 môi trường trong suốt, nguồn sáng, thướt đo góc.
Khảo sát cụ thể về mối quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 3: 
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
Với mỗi môi trường trong suốt xác định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi 
Hoạt động 2 : ( phút) : Tìm hiểu về chiết suất của môi trường
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK.
Trả lời câu hỏi 4 : Chiết suất tỉ đối là gì ?Chiết suất tuyệt đối là gì ?
Trả lời câu hỏi C1 SGK : 
Trả lời câu hỏi C2 SGK : 
Trả lời câu hỏi C3 SGK : 
Nhận xét câu trả lời của bạn
Cho học sinh đọc SGK
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 1 : 
Tỉ số gọi là csuất tỉ đối giữa 2 môi trường.
Chiết suất tuyệt đối là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi C1 SGK : 
 hoặc 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi C2 SGK :
: tia sáng truyền thẳng. Đây là trường hợp giới hạn của sự khúc xạ.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi C3 SGK :
Khi có sự khúc xạ xảy ra liên tiếp ở các mặt phân cách song song, ta có : . Đây là công thức của một định luật bảo toàn.
Tổng kết các ý kiến của học sinh.
Hoạt động 3 : ( phút) : Tìm hiểu tính chất thuận nghịch của sự truyền sáng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK
Trả lời câu hỏi 5 : Phát biểu về tính thuận nghịch của chiều truyền sáng ? Quan hệ chiết suất tỉ đối của môi trường này với môi trường khác ?
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 5 : 
Aùnh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại được theo đường đó.
Chiết suất tỉ đối của môi trường 1 với môi trường 2 bằng nghịch đảo của chiết suất tỉ đối của môi trường 2 với môi trường 1.
Hoạt động 4 : ( phút) : Vận dụng – củng cố
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Thảo luận, trả lời câu hỏi TN theo từng bài (tài liệu trang ) 
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi TN.
Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.
Hoạt động 5 : ( phút) : Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Ghi bài tập về nhà
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
Cho BT 6 - > 8 ( SGK 166 )
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
Bài 27 : PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Mục tiêu : 
Kiến thức : 
Phát biểu được hiện tượng phản xạ toàn phần là gì ?
Nêu được điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Viết và giải thích được ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
Kĩ năng : 
Giải bài tập liên quan đến phản xạ toàn phần.
Chuẩn bị : 
Giáo viên : 
Thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần, sợi quang học.
Chuẩn bị thướt kẻ, phấn màu.
Chuẩn bị các câu hỏi.
Học sinh : 
Chuẩn bị trước bài ở nhà.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC :
Hoạt động 1 : ( phút) : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Trả lời miệng hoặc bằng phiếu học tập.
Dùng câu hỏi 1 -> 5 của bài 26 để kiểm tra
Sử dụng tài liệu để kiểm tra câu hỏi TN.
Hoạt động 2 : ( phút) : Tìm hiểu về sự truyền của ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK và quan sát thí nghiệm.
Trả lời câu hỏi 1 : Nêu tính chất của chùm tia khúc xạ và chùm tia phản xạ tương ứng với góc tới tăng dần khi làm thí nghiệm ?
Trả lời câu hỏi 2 : Lập biểu thức xác định góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Trả lời câu hỏi C1 SGK : 
Trả lời câu hỏi C2 SGK : 
Nhận xét câu trả lời của bạn
Tiến hành thí nghiệm
Cho học sinh đọc SGK
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 1 : 
Khi góc tới nhỏ : tia phản xạ yếu, tia khúc xạ mạnh.
Khi tăng dần góc tới : tia phản xạ mạnh dần lên, tia khúc xạ yếu dần.
Khi góc tới đạt đến một giá trị giới hạn nào đó thì tia khúc xạ sẽ song song với mặt phân cách và rất mờ.
Tiếp tục tăng góc tới thì tia khúc xạ không còn nữa, chỉ còn tia phản xạ rất mạnh.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 2 : 
Khi bắt đầu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì góc khúc xạ. Aùp dụng định luật khúc xạ ta có : 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi C1 SGK : 
Tia sáng có 
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi C2 SGK : Trong trường hợp này : 
Luôn có tia khúc xạ.
: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới.
 (góc giới hạn khúc xạ) ; 
Hoạt động 3 : ( phút) : Giải thích một vài hiện tượng
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK
Trả lời câu hỏi 3 : Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì ?
Trả lời câu hỏi 4 : Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần ?
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 3 : 
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ của toàn bộ ánh sáng tới mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 4 : 
Aùnh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém.
Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Khẳng định nội dung, kiến thức trong bài.
Hoạt động 4 : ( phút) : Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Đọc SGK
Trả lời câu hỏi 5 : Nêu cấu tạo của cáp quang và ứng dụng của nó ?
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 5 : 
Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một sợi dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ hiện tượng phản xạ toàn phần, gồm 2 phần chính : 
Phần lõi trong suốt làm bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn.
Phần vỏ bọc cũng là thủy tinh trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất nhỏ hơn.
Công dụng của cáp quang : để truyền thông tin và dẫn sáng vào cơ thể để ứng dụng nội soi.
Hoạt động 5 : ( phút) : Vận dụng – củng cố
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Thảo luận, trả lời câu hỏi TN theo từng bài (tài liệu trang ) 
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi TN.
Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài.
Hoạt động 6 : ( phút) : Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Ghi bài tập về nhà
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
Cho BT 5 - > 9 (SGK 172 + 173)
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docga11moiCI-C6.doc