1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
-Trình bày được công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều.
-Nêu được đặc điểm của công của lực điện.
-Nêu được mối liên hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường.
-Nêu được thế năng của điện tích thử q trong điện trường luôn luôn tỉ lệ thuận với q.
b. Về kĩ năng
-Vận dụng để tính được công của lực điện, thế năng tĩnh điện trong trường hợp đơn giản.
Ngày soạn: 12/09/2009 Ngày dạy – 11A2, 11A1: 15/09/2009 11A3, 11A4: Tiết 6 – Bài 4:CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN 1. Mục tiêu a. Về kiến thức -Trình bày được công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều. -Nêu được đặc điểm của công của lực điện. -Nêu được mối liên hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường. -Nêu được thế năng của điện tích thử q trong điện trường luôn luôn tỉ lệ thuận với q. b. Về kĩ năng -Vận dụng để tính được công của lực điện, thế năng tĩnh điện trong trường hợp đơn giản. c. Về thái độ -Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi -Có hứng thú học tập bộ môn 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV -Vẽ hình 4.2 SGK lên giấy khổ lớn b. Chuẩn bị của HS -Ôn lại kiến thức về công của trọng lực ở lớp 10. 3.Tiến trình bài dạy Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số ?Nhắc lại biểu thức tính công của trọng lực? Đặc điểm? -Đánh giá, nhắc lại các kiến thức đã học về công của trọng lực ĐVĐ: Tương tác tĩnh điện có nhiều điểm tương đồng với tương tác hấp dẫn. Ta sẽ thấy công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường cũng có những điểm tương tự như công của trọng lực và thế năng của một vật trong trọng trường. -Báo cáo tình hình lớp TL: A = mgz; không phụ thuộc vào hình dạng đường đi (quỹ đạo) mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối. -Ghi nhớ - Chú ý lắng nghe, nhận thức vấn đề bài học. Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu công của lực điện. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Giới thiệu nội dung bài học -Nêu nội dung bài toán:Đặt điện tích q>0 tại một điểm trong điện trường đều ? Tính lực điện tác dụng lên điện tích? ? Nêu đặc điểm của lực này? -Chính xác hoá các đặc điểm của lực điện tác dụng lên q -Chia lớp thành 6 nhóm học tập ? Thảo luận theo nhóm hoàn thành yêu cầu:Nhóm 1,3,5: Tính công của lực điện trường khi q di chuyển theo đường thẳng, nhóm 2,4,6 khi q di chuyển theo đường gấp khúc? -Quan sát, hướng dẫn các nhóm ? nêu kết quả? -Đánh giá kết quả, chính xác hoá -Thông báo kết qảu khi q di chuyển theo đường cong ? Từ kết quả trên hãy nêu kết luận tổng quát? ? Hoàn thành câu C1? -Thông báo đặc điểm của công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì ? Hoàn thành yêu cầu C2? -Theo dõi -Theo dõi + ghi nhớ nội dung bài toán TL: F = qE TL: Là lực không đổi và có phương song song với các đường sức điện, hướng từ bản (+) sang bản (-). -Ghi nhớ -Ổn định tổ chức theo yêu cầu của GV -Thảo luận theo nhóm theo yêu cầu của GV -Làm việc theo sự hướng dẫn của GV -Đại diện nhóm 2 và 5 nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ xung -Ghi nhớ -Ghi nhận kết quả -Nêu kết luận như Sgk TL: Công của trọng lực cũng không phụ thuộc và hình dạng đường đi -Theo dõi + ghi nhớ TL: Công của lực điện sẽ bằng không vì lực điện luôn vuông góc với quãng đường dịch chuyển I. Công của lực điện 1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều Lực tác dụng lên q sẽ là: Độ lớn F = q.E 2. Công của lực điện trong điện trường đều a.Khi q di chuyển theo đường thẳng MN: AMN = qEd b. Kki q di chuyển theo đường gấp khúc MPN: AMN = qEd c. Khi q di chuyển theo đường cong: AMN = qEd d. Kết luận Công của lực điện: A = qEd (4.1) 3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kỳ. Hoạt động 3 (13 phút): Tìm hiểu thế năng của điện tích trong điện trường. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Cho HS đọc mục II.1Sgk ? Thế năng của điện tích q đặt trong điện trường là gì? -Phân tích khái niệm ? Nêu biểu thức tính thế năng trong hai trường hợp? -Hướng dẫn HS cách tính thế năng ? Tìm mối liên hệ giữa thế năng và điện tích q? -Nêu biểu thức ?Từ ĐLBT và chuyển hóa năng lượng, tìm mối liên hệ giữa công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường? ? Hãy nêu kết luận? ? Hãy hoàn thành C3? - Nghiên cứu Sgk -Nêu khái niệm thế năng như Sgk -Ghi nhớ TL: WM = A = qEd WM = AM∞ -Ghi nhớ cách tính TL: Vì F tỉ lệ với q, thế năng tại M cũng tỉ lệ với q WM ~ q -Ghi nhớ TL: AMN = WM - WN -Nêu kết luận như Sgk TL: Do A = 0 nên thế năng của điện tích thử không thay đổi II. Thế năng của một điện tích trong điện trường 1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường -Khái niệm: Sgk – T24 -Biểu thức: +Với điện tích +q đặt tại M trong điện trường đều WM = A = qEd +Với điện tích +q đặt tại M trong điện trường bất kì WM = AM∞ (4.2) 2. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q. Vì F tỉ lệ với q, thế năng tại M cũng tỉ lệ với q. AM∞ = WM = VM.q (4.3) 3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích. AMN = WM - WN Hoạt động 4 (6 phút): Vận dụng, củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Cho HS làm bài tập 4, 5 Sgk – T25 -Quan sát hướng dẫn HS yếu kém ? Nêu kết quả? -Chính xác hóa kết quả -Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài -Làm bài tập -Nêu kết quả và giải thích -Ghi nhớ kết quả -Ghi nhớ nội dung chính của tiết học Bài 4/Sgk – T25: D Bài 5/Sgk – T25 Công của lực điện trường A = qEd = -1,6.10-19.1000.(-10-2) = 1,6.1018 (J) Đáp án đúng: D Hoạt động 5 (1 phút): Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -Giao nhiệm vụ về nhà: +Ôn tập lí thuyết +Làm các bài tập: 6, 7, 8, Sgk + bài tập Sbt +Đọc trước bài 5 -Tự ghi nhớ nhiệm vụ học tập Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: