Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 56 – Bài 29: Thấu kính mỏng

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 56 – Bài 29: Thấu kính mỏng

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

 - Nêu được cấu tạo và phân loại của thấu kính

- Trình bày được các khái niệm về: quang tâm, trục, tiêu điểm (ảnh, vật), tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng.

b. Về kĩ năng

 - Nhận dạng và vẽ được các tia sáng qua thấu kính hội tụ

c. Về thái độ

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

- Có hứng thú học tập bộ môn

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV

- Một số thấu kính mỏng

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 8488Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 56 – Bài 29: Thấu kính mỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/03/2010
Ngày dạy : 23/03/2010 
Ngày dạy : 23/03/2010 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 56 – Bài 29: THẤU KÍNH MỎNG
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
	- Nêu được cấu tạo và phân loại của thấu kính 
- Trình bày được các khái niệm về: quang tâm, trục, tiêu điểm (ảnh, vật), tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng.
b. Về kĩ năng
	- Nhận dạng và vẽ được các tia sáng qua thấu kính hội tụ 
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV
- Một số thấu kính mỏng
 	b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập: thấu kính (lớp 9), sự khúc xạ ánh sáng, lăng kính.
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5 phút)
	- Câu hỏi: Lăng kính có tác dụng gì? nêu công thức lăng kính?
- Đáp án: 
+ Tác dụng của lăng kính: Tán sắc chùm ánh sáng trắng, làm lệch về phía đáy một chùm tia sáng đơn sắc
+ Các công thức về lăng kính: sini1 = nsinr1; A = r1 + r2; sini2 = nsỉnr2; D = i1 + i2 - A
	- Đặt vấn đề: thấu kính là bộ phận cơ bản của hầu hết các dụng cụ quang quan trọng: máy ảnh, kính hiển vi, ...Để có được các tính năng tối ưu người ta thường ghép nhiều thấu kính thành hệ thấu kính. Trong bài học này, ta xẽ tìm hiểu về thấu kính mỏng, bổ xung cho những điều đã học ở lớp 9 
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (10 Phút): Tìm hiểu thấu kính, phân loại thấu kính 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung tiết học
- Theo dõi
I. Thấu kính. Phân loại thấu kính 
? Nêu định nghĩa thấu kính 
?Thấu kính gồm mấy loại
? Trả lời C1
- Chính xác hóa
? Nêu đặc điểm của hai loại thấu kính trong không khí
- Cho HS quan sát một số loại thấu kính 
TL: ....
TL: Hai loại, thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì 
TL: ......
- Ghi nhớ
TL: ...
- Quan sát, ghi nhớ hình dạng một số loại thấu kính 
- Định nghĩa: Sgk – T181
- Phân loại: (theo hình dạng)
+ Thấu kính lồi (TK rìa mỏng)
+Thấu kính lõm (TK rìa dày)
- Đặc điểm (trong không khí)
+ TK lồi là TKHT
+ TK lõm là TKPK
Hoạt động 2 (25 Phút): Khảo sát thấu kính hội tụ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
- Hướng dẫn HS cách vẽ thấu kính hội tụ 
- Tự vẽ hình + ghi nhớ cách vẽ
II. Khảo sát thấu kính hội tụ 
1. Quang tâm, tiêu điểm, tiêu di
a. Quang tâm
- Vẽ hình và dùng hình vẽ giới thiệu với HS các khái niệm: quang tâm, trục chính, trục phụ
- Vẽ hình + ghi nhớ các khái niệm mới
? Nêu đặc điểm của tia đi qua quang tâm
TL: Truyền thẳng
- Tia qua quang tâm của thấu kính đều truyền thẳng
b. Tiêu điểm. Tiêu diện
- Vẽ hình và dùng hình vẽ giới thiệu với HS các khái niệm: Tiêu điểm ảnh chính.
- Vẽ hình + ghi nhớ các khái niệm mới
- Tiêu điểm ảnh chính: F’
- Vẽ hình và dùng hình vẽ giới thiệu với HS các khái niệm: tiêu điểm ảnh phụ.
? Có bao nhiêu tiêu điểm ảnh phụ
- Vẽ hình + ghi nhớ các khái niệm mới
TL: Có vô số
- Tiêu điểm ảnh phụ: F’n (n = 1, 2,3 ...)
- Giới thiệu về đặc điểm của tiêu điểm ảnh
- Ghi nhớ 
- Với TKHT các tiêu điểm ảnh là tiêu điểm ảnh thật
- Vẽ hình và dùng hình vẽ giới thiệu với HS các khái niệm: Tiêu điểm vật chính
? Trả lời C2
- Chính xác hóa, phân tích đáp án C2
- Vẽ hình + ghi nhớ các khái niệm mới
TL: Tiêu điểm ảnh - ảnh của vật điểm ở vô cực; tiêu điểm vật - vị trí của vật điểm có ảnh ở vô cực
- Ghi nhớ 
F: Tiêu điểm vật chính
- Vẽ hình và dùng hình vẽ giới thiệu với HS các khái niệm: tiêu điểm vật phụ.
? Có bao nhiêu tiêu điểm vật phụ
- Vẽ hình + ghi nhớ các khái niệm mới
TL: Có vô số
- Tiêu điểm vật phụ: Fn (n = 1, 2, 3...)
? Nêu đặc điểm về vị trí của tiêu điểm ảnh và vật
TL: Theo tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng F và F’ đối xứng nhau qua O
- F và F’ nằm đối xứng nhau quan O, vị trí của F và F’ tùy thuộc chiều truyền ánh sáng 
? Nêu định nghĩa tiêu diện
- Hướng dẫn HS vẽ tiêu diện
? Mỗi thấu kính có bao nhiêu tiêu diện
- Vẽ hình mô tả
TL: ....
- Vẽ hình
TL: Hai tiêu diện
- Tự vẽ hình + ghi nhớ
- Tiêu diện: Sgk 
? Tiêu cự của thấu kính hội tụ được tính như thế nào 
? Tiêu cự của thấu kính đặc trưng cho đặc điểm nào
? Nêu công thức tính độ tụ
? Đơn vị của độ tụ là gì
TL: f = OF'
TL: Đặc trưng cho khả năng hội tụ chùm sáng, f càng nhỏ khả năng hội tụ chùm sáng càng mạnh
TL: ...
TL: Điốp (dp)
2. Tiêu cự. Độ tụ 
a. Tiêu cự: f = OF'
Quy ước: f > 0 với TKHT
- f đặc trưng cho khả năng hội tụ chùm sáng, f càng nhỏ khả năng hội tụ chùm sáng càng mạnh
b. Độ tụ
D = 1f (29.1)
Đơn vị: điốp (dp)
c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
- Yêu cầu HS lên bảng xác định: tiêu điểm, quang tâm, tiêu diện của thấu kính hội tụ 
? Trong bài học ta cần nhớ được các nội dung kiến thức nào? tóm tắt?
	GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Làm bài tập+ Sbt
- Đọc trước phần còn lại của bài 
- Tiết sau: Thấu kính mỏng (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 56.docx