Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 54: Bài tập

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 54: Bài tập

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

 - Nhớ được thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần

- Nhớ được công thức tính góc giới hạn của hiện tượng phản xạ toàn phần cũng như ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần

b. Về kĩ năng

 - Giải được các bài tập đơn giản về phản xạ toàn phần

c. Về thái độ

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

- Có hứng thú học tập bộ môn

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV

- Giải trước các bài toán để lường trước các khó khăn của HS

 

docx 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3311Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 54: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/03/2010
Ngày dạy : 16/03/2010 
Ngày dạy : 16/03/2010 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 54: BÀI TẬP
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
	- Nhớ được thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần 
- Nhớ được công thức tính góc giới hạn của hiện tượng phản xạ toàn phần cũng như ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần 
b. Về kĩ năng
	- Giải được các bài tập đơn giản về phản xạ toàn phần
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV
- Giải trước các bài toán để lường trước các khó khăn của HS
 	b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập hiện tượng phản xạ toàn phần 
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5 phút)
	- Câu hỏi: Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần, nêu điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần?
	- Đáp án: 
+ Hiện tượng phản xạ toàn phần: phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xẩy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suất
+ Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần:
Ánh sáng truyền từ môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn: n1 > n2
Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn: i ≥ igh
	- Đặt vấn đề: Ta đã được khỏa sát hiện tượng phản xạ toàn phần. vậy vận dụng các kiến thức đó để giải các bài toán như thế nào? 
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (22 Phút): Giải các bài tập Sgk
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung tiết học
? Đọc đề và tóm tắt bài toán
- Theo dõi 
- Làm việc theo yêu cầu của GV
Bài 8/ Sgk – T173
Tóm tắt: n1 = 1,41 ≈ 2; 
Xác định tia khúc xạ khi:
∝ = 600; α = 450; α = 300
Giải
- Vẽ hình mô tả bài toán
- Tự vẽ hình
? Tính góc tới của tia sáng
? Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần 
TL: i = 900 - α
TL: sinigh = n2n1
- Góc tới của tia sáng:
i = 900 – α
- Góc giới hạn phản xạ toàn phần:
sinigh = n2n1
? Xác định góc tới và đường đi của tia sáng
? Tính góc khúc xạ 
TL: i = 300 < igh
TL: sinr = n1n2sini ⇒ r = 450
a. Khi α = 600 
Góc khúc xạ: i = 300 < igh 
Phần lớn tia khúc xạ đi không khí
- Góc khúc xạ: 
sinr = n1n2sini = 2sin300 = 0,707 ⇒ r = 450
? Xác định góc tới và đường đi của tia sáng
TL: i = 450 = igh
b. Khi α = 450
⇒ α = igh: Còn tia khúc xạ (rất mờ) với r = 900
? Xác định góc tới và đường đi của tia sáng 
TL: i = 600 > igh
c. Khi α = 300
Góc khúc xạ: i = 600
Toàn bộ tia sáng tới bị phản xạ quay trở lại môi trường cũ
? Đọc đề và tóm tắt bài toán
- Làm việc theo yêu cầu của GV
Bài 9/ Sgk – T173
Tóm tắt: n1 = 1,50; n2 = 1,41 ≈ 2; 
Tính α
Giải
? vẽ hình mổ tả bài toán
- Thảo luận vẽ hình khi có phản xạ toàn phần 
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình
- Chính xác hóa hình vẽ
- Tự vẽ hình
- Ghi nhớ
? Xác định trường hợp giới hạn khi tia sáng bắt đầu phản xạ trên thành 
TL: Khi αmax ứng với rmin
- Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng cho tia sáng với αmax
Sinαmax = n1sinimax = n1cosrmin
? Tính αmax
- Hướng dẫn: rmin ứng với trường hợp bắt đầu có phản xạ toàn phần 
- Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém
? Nêu kết quả
- Nhận xét, chính xác hóa kết quả
- Thảo luận tính αmax
- Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
- Đại diện nhóm nêu đáp án, các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Ghi nhớ kết quả và cách tính
Vì rmin là góc giới hạn nên:
sinrmin = n2n1
Do đó: sinimax = cosrmin
= 1- n2n12 = n12- n22n1
Vậy: 
sinαmax = n12- n22 = 322- 2 = ½
⇒ αmax = 300 ⇒ α ≥ 300 
Hoạt động 2 (15 Phút): Giải các bài tập Sbt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Đọc đề bài toán
- Hướng dẫn HS thảo luận và nêu đáp án các bài tập
- Nhận xét kết quả của các nhóm, chính xác hóa
- Theo dõi Sbt thảo luận theo nhóm tìm đáp án đúng
- Nêu đáp án theo sự điều khiển của GV
- Ghi nhớ
Bài 27.2/Sbt- T69: D
Bài 27.3/Sbt- T69: D
Bài 27.4/Sbt- T69: D
Bài 27.5/Sbt- T69: D
Bài 27.6/Sbt- T69: D
c. Củng cố, luyện tập (2 phút)
? Khi giải các bài tập về phản xạ toàn phần ta cần lưu ý điều gì
	GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm về phản xạ toàn phần 
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Làm bài tập+ Sbt
- Ôn tập sự khúc xạ và phản xạ toàn phần 
- Tiết sau: Lăng kính 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 54.docx